Những quán game gắn liền với game thủ Việt: Quá khứ huy hoàng nay còn đâu
“Những người muôn năm cũ” giờ đều đã thành người thiên cổ. Những quán game 4 nút giờ đây chỉ có thể tìm được ở những vùng nông thôn nơi điều kiện không nhiều
Không phải mạng xã hội, không phải những chiếc smartphone, cũng chẳng phải những món đồ chơi xịn như bây giờ, tuổi thơ của những đứa trẻ 8x đời cuối và 9x đời đầu chúng tôi gắn liền với những cửa hàng thuê truyện của bà lão đầu ngõ kiêm cả bán dưa cà mắm muối kiếm thêm đồng ra đồng vào, gắn liền với những sạp bán đồ vặt ở cổng trường cấp 1 bán từ bi ve, cho đến ô tô đồ chơi bé xíu nhưng có thể “biến hình” thành robot chẳng kém gì Transformers bây giờ.
Và trong số đó, thứ quan trọng nhất định hình chúng tôi, những người yêu game như ở thời điểm hiện tại, chính là những quán game lụp xụp, ghế gỗ, ghế nhựa vừa ngồi xổm vừa chơi, nhưng lại là thứ cậu bé nào cũng phát thèm. Chính những căn phòng quét vôi mốc đến xỉn màu của những năm 90 thế kỷ trước, tình yêu game của chúng tôi đã hiện diện, được nuôi dưỡng và trưởng thành qua bao năm tháng, bao đời máy chơi game và không thể đếm xuể những trò chơi đã được kinh qua.
Nếu nhắc lại quá khứ đẹp tươi đó, có lẽ độ dài của bài viết này sẽ ở tầm một cuốn tản văn ngắn mới đủ mô tả được sự háo hức, cảm giác sung sướng khi được ngồi ghế, ngắm nhìn những ông chủ già của quán gametự tay bật cái TV bóng hình nội địa Nhật được đem về chế cháo lại để chạy được nguồn điện 220V của Việt Nam mà không sợ cháy, sau đó khởi động game rồi mới đưa tay cầm cho chúng tôi thưởng thức khi không có bất kỳ trục trặc nào xảy ra.
Và ngày tươi đẹp nhất là gì? Đó là một ngày ông nội tôi dắt thằng cháu đích tôn ra đúng quán game đó, và bảo ngồi ngoan chơi game chờ ông… họp tổ dân phố ngay tại nhà ông cụ mở quán! Lần đầu tiên trong cuộc đời, thú vui game của tôi được gia đình ủng hộ, đơn giản vì khi ngồi chơi, tôi sẽ không chạy nhảy lung tung giữa cái thời kỳ ai cũng lo nơm nớp những kẻ nghiện ma túy dụ dỗ con em họ hoặc bắt cóc chúng “bán lên biên giới”.
Video đang HOT
Rồi tới những ngày cũng chẳng kém vui, vì ông cụ hồ hởi khoe có game mới. Tính ông lạ lắm, như những người khác sẽ ngồi độc chiếm một máy thích chơi gì thì chơi. “Quán nhà tôi, tôi thích thì tôi chơi thôi”. Nhưng ông lại khác, ông chỉ thích nhìn đám trẻ đáng tuổi cháu ông chơi, mà đôi khi thậm chí còn quên cả ngồi xem thời sự trưa, quên cả giờ đi uống thuốc cho tới khi cụ bà gọi. Ông như bị hút vào những hình ảnh và tiếng cười ngây thơ của đám trẻ khu phố tôi, đến mức dường như bỏ gần hết số tiền tiết kiệm được mở hẳn một quán game, khi đó vô cùng tốn kém, để chiều chuộng đám trẻ mê chơi hơn cả mê ăn mê học.
Nhưng đó là chuyện quá khứ. Giờ đây chỉ còn lại những quán game đầy mùi thuốc lá, nhưng tiếng văng tục chửi bậy của đám thanh niên trong quán net khi combat thua, hay những quán PS3, PS4 nơi bạn chỉ có thể chơi một trò chơi duy nhất: PES. Sự muôn màu và ấn tượng của thế giới game đã trở thành những mảng màu nhợt nhạt thiếu sức sống, và cũng chính vì điều đó, xã hội cũng có cái nhìn khác về game thay vì coi chúng là những môn giải trí cơ bản nhất, chẳng khác gì các bà các mẹ đi làm đầu, làm móng tay, hay những ông bố ngồi xem bóng đá cùng bạn bè những dịp cuối tuần.
Nhưng không, game của những đứa trẻ là những chiếc iPad, điện thoại được bố mẹ đưa cho chỉ với một mục đích duy nhất là dỗ chúng ăn cho xong bát cơm nguội ngắt, không còn những buổi chiều ông bà cho vài đồng lẻ bảo ra đầu ngõ chơi game vì trời quá nắng, không cho chúng tôi chạy nhảy đá bóng ngoài sân khu tập thể vì sợ cảm nắng…
Những căn phòng lụp xụp ngày ấy đâu rồi? Những quán PS1 đủ thứ game ai thích chơi gì có game đó không thiếu game nào giờ nơi đâu? Những câu hỏi cứ luẩn quẩn trong đầu tôi, đôi khi khiến tôi thức rất khuya chỉ vì những điều nhỏ nhặt tưởng chừng chẳng đáng quan tâm ấy. Bạn thích gọi tôi là hoài cổ, hay gì cũng được, tôi không quan tâm lắm. Tôi bị quá khứ ám ảnh và giờ đây phải tự đi tìm cho mình câu trả lời.
“Những người muôn năm cũ” giờ đều đã thành người thiên cổ. Những quán game 4 nút giờ đây chỉ có thể tìm được ở những vùng nông thôn nơi điều kiện không nhiều. Một ngày tôi trở lại quán game cũ ở khu tập thể gần 30 năm trước tôi lớn lên, và người con trai cả của ông bà thuở nào vẫn sống ở đó. Chú không nhận ra tôi, cho tới khi tôi giới thiệu mình ngày xưa sống ở tầng mấy, ông bà là ai. Chú dẫn tôi vào căn gác xép với la liệt những món đồ: Cái tủ đứng cũ của ông bà, cái quạt đứng National từng làm mát cho đám trẻ chúng tôi vài thập niên trước, và dĩ nhiên, thứ khiến tôi nghẹn ngào, là chiếc máy SNES xanh xám được đóng gói cẩn thận trong túi nilon ở một góc phòng.
Hóa ra, giờ này, những ký ức về tuổi thơ mê game tươi đẹp nhất của đám trẻ chúng tôi lại nằm ở những góc khuất, những nơi người ta đẩy chúng vào để bị lãng quên, để đón chào cái mới, hiện đại hơn, cao cấp hơn nhưng không bao giờ đồng nghĩa với việc giàu tình cảm hơn như trước.
Theo GameK
Siêu robot Transformers trở lại oanh tạc thế giới
Trong lúc ngóng chờ bom tấn điện ảnh Transformers 5: The Last Knight, hãy cùng trải nghiệm game 3D RTS đỉnh cao Transformers: Earth Wars.
Mặc dù không được giới chuyên môn đánh giá cao về mặt nội dung nhưng Transformers vẫn là một trong những thương hiệu phim thành công nhất từ trước đến nay, mở ra một khái niệm mới về các rô bốt biến hình đỉnh cao. Khi phần thứ 5 của phim đã được hãng Paramount "bật đèn xanh" với tên gọi Transformers: The Last Knight, các nhà làm game mobile tới từ Backflip Studios không bỏ lỡ cơ hội khai thác chủ đề rô bốt này, giới thiệu tới người chơi sản phẩm mới mang tên Transformers: Earth Wars.
Transformers: Earth Wars thuộc thể loại RTS - chiến thuật thời gian thực, đặt người chơi vào cuộc chiến không hồi kết giữa hai phe Autobots và Decepticons quen thuộc. Người chơi sẽ phải chọn phe của mình, một bên là những Autobots chính nghĩa, bảo vệ trái đất và một bên là Decepticons luôn hừng hực đam mê thống trị, quyền lực tối thượng. Hành tinh xanh giờ trở thành sàn đấu rung trời lở đất của những mẫu rô bốt biến hình khổng lồ, hiện lên sống động và cực kì hoành tráng nhờ công nghệ đồ họa 3D cao cấp.
Trong Transformers: Earth Wars, người chơi có khả năng tập hợp và xây dựng một đội các rô bốt biến hình Transformers cùng với căn cứ quân sự của mình. Hãy đảm bảo bạn trang bị cho căn cứ bằng những vũ khí tối tân, lực công phá mạnh mẽ nhất ví dụ như tên lửa, bom mìn, các tháp gây sốc điện, trụ bắn laze... Hiện game cung cấp hơn 40 "bot" để bạn lựa chọn và bao gồm cả những tên tuổi quen thuộc như Optimus Prime, Megatron, Grimlock và Starscream. Mỗi nhân vật sẽ sở hữu năng lực chiến đấu riêng, người viết sẽ không miêu tả cụ thể để bạn đọc có thể tự mình khám phá.
Transformers: Earth Wars hiện được phát hành miễn phí cho iOS và Android.
Một số hình ảnh của game:
Theo Game4V
Transformers: Devastation cuộc chiến vì trái đất Transformers: Devastation là món quà tuyệt vời cho fan Transformers hay những game thủ yêu thích chủ đề robot hành động. Những chiếc xe hơi lao vào nhau rồi hóa thân thành những robot thiện chiến, tạo nên những trận đấu kinh thiên động địa với những làn đạn, tên lửa và pháo nã liên hồi. Đó chính là những gì ở Transformers...