Những quân đội mạnh nhất châu Á năm 2015
Châu Á là một lục địa lớn nhất thế giới. Châu lục này có 5 trong số 10 quân đội hùng mạnh nhất thế giới.
Dưới đây là một tổng quan ngắn gọn về 10 quân đội hùng mạnh nhất ở châu Á trong năm 2015 dựa trên đánh giá của Global Firepower:
10. Australia
Chi tiêu quân sự của Australia đứng thứ 13 của thế giới với ngân sách khoảng 26 tỷ USD. Lực lượng quốc phòng Australia (ADF) là lực lượng vũ trang quốc gia bao gồm Hải quân Hoàng gia Australia (RAN), Lục quân và Không quân Hoàng gia Australia (RAAF).
9. Indonesia
Quân đội Indonesia có 476.000 người thường trực và 400.000 dự bị. Ngân sách quốc phòng của Indonesia vào khoảng 4% GDP hàng năm.
8. Đài Loan
Đài Loan duy trì một quân đội lớn có công nghệ tiên tiến. Mặc dù thực tế này dường như bị quên lãng, sự tích tụ quân sự của Đài Loan đã thành công và phần lớn bây giờ đã hoàn tất. Cán cân quân sự qua eo biển Đài Loan có phần thuận lợi hơn cho Đài Loan mặc dù sức mạnh tương đối của Đài Loan sẽ giảm trong thập kỷ tới do sự nỗ lực hiện đại hóa của Trung Quốc đang tiếp tục.
7. Pakistan
Video đang HOT
Đây là một cường quốc khu vực với lực lượng vũ trang có quân số lớn thứ 7 trên thế giới (617.000 người). Ngân sách quốc phòng hàng năm của Pakistan khoảng 7 tỷ USD.
6. Israel
Israel là nước có tỷ lệ chi tiêu quốc phòng so với GDP lớn nhất trong số các nước phát triển. Lực lượng quốc phòng Israel là lực lượng duy nhất của lực lượng an ninh Israel. Lực lượng đó bao gồm lục quân, không quân và hải quân.
5. Nhật Bản
Mặc dù Nhật Bản đã chính thức từ bỏ quyền tuyên bố chiến tranh từ năm 1945, họ vẫn duy trì một quân đội hiện đại với ngân sách quốc phòng lớn thứ 8 thế giới. Sức mạnh quân sự của họ được sử dụng cho mục đích tự vệ và hòa bình. Việc triển khai quân tới Iraq đánh dấu lần đầu tiên sử dụng quân đội ở nước ngoài của Nhật Bản kể từ sau Thế chiến thứ II.
4. Hàn Quốc
Hàn Quốc là nước có ngân sách quốc phòng lớn thứ 10 thế giới. Quốc gia này chi 2,6% GDP và 15% chi tiêu của chính phủ cho quân đội. Về quân số, quân đội Hàn Quốc đứng thứ 6 trên bảng xếp hạng thế giới với khoảng 650.000 binh sỹ thường trực.
3. Thổ Nhĩ Kỳ
Với quân số khoảng 495.000 người, Thổ Nhĩ Kỳ là lực lượng vũ trang lớn thứ 2 trong khối NATO và cũng là một trong 5 quốc gia thành viên NATO nằm trong chính sách chia sẻ hạt nhân của liên minh. Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ bao gồm ba bộ phận là lục quân, hải quân, không quân.
2. Ấn Độ
Ấn Độ là một quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân và là một cường quốc khu vực. Họ có quân đội đông thứ 3 trên thế giới và đứng thứ 9 trong danh sách các nước chi tiêu quân sự lớn nhất. Ấn Độ cũng là nước cung cấp rất nhiều nhân viên trong lực lượng gìn giữ hòa bình. Hiện có khoảng 100.000 quân nhân và cảnh sát Ấn Độ tham gia gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc ở 35 quốc gia trên 4 châu lục.
1. Trung Quốc
Với hơn 2,3 triệu quân thường trực, Quân đội Giải phóng nhân dân Trung Quốc là đội quân đông nhất thế giới. Trung Quốc cũng là một quốc gia hạt nhân đã được công nhận. Đây là một siêu cường quân sự tiềm năng. Qua nhiều năm, họ đã tự phát triển hoặc mua nhiều hệ thống vũ khí tiên tiến.
Theo_Người Đưa Tin
Trung Quốc tiếp tục tăng ngân sách quốc phòng
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình dự kiến sẽ cho phép tăng ngân sách quốc phòng mạnh mẽ trong năm 2014, bất chấp kinh tế nước này đang phát triển chậm lại.
Quyết tâm tăng cường sức mạnh lực lượng vũ trang của Trung Quốc được thúc đẩy trong bối cảnh Bắc Kinh ngày càng khó chịu về chính sách tập trung mới của Washington đối với châu Á.
Dù Trung Quốc giữ bí mật chi tiết về các hoạt động chi tiêu quân sự của mình nhưng các chuyên gia tin rằng kinh phí bổ sung có khả năng sẽ tăng lên cho lực lượng hải quân với các tàu chống ngầm, phát triển nhiều hơn 1 tàu sân bay.
Ngân sách quốc phòng sẽ được công bố trong cuộc họp thường niên của Quốc hội Trung Quốc vào ngày 5-3. Năm 2014, chi tiêu quốc phòng của Trung Quốc tăng 12,2%, lên 130 tỉ USD - đứng thứ 2 thế giới, sau Mỹ.
Chủ tịch Trung Quốc dự kiến sẽ cho phép tăng chi tiêu quốc phòng trong năm 2015.
Nhiều năm qua, ngân sách quốc phòng Trung Quốc liên tục tăng trưởng 2 con số song nhiều chuyên gia cho rằng số tiền thực sự còn lớn hơn nhiều. Bắc Kinh thường tìm cách biện minh cho hoạt động hiện đại hóa quân sự của mình bằng cách liên kết mức tăng chi tiêu quốc phòng với mức độ tăng trưởng GDP nhanh chóng.
Trong năm 2014, tăng trưởng GDP của Trung Quốc là 7,4%, mức thấp nhất trong 24 năm qua. Các chuyên gia dự báo mức tăng trưởng GDP trong năm 2015 tiếp tục giảm còn 7%.
Ông Trương Bảo Huy, chuyên gia an ninh thuộc trường ĐH Lĩnh Nam (Hồng Kông), nhận định: "So với các nhà lãnh đạo tiền nhiệm, Chủ tịch Tập Cận Bình đã đặt cược vào giấc mơ quân đội mạnh mẽ như một phần trong chiến lược lớn về sự trỗi dậy của Trung Quốc".
Đơn cử, quân đội nước này đang chuẩn bị cho một cuộc duyệt binh quy mô lớn vào tháng 9, dự kiến ra mắt hàng loạt vũ khí tối tân do nước này tự sản xuất.
Dự kiến đến năm 2020, 60% tàu chiến của Mỹ sẽ tập trung tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương. "Việc Mỹ tái điều chỉnh chiến lược tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương đã tạo sức ép lớn lên Trung Quốc" - tờ Study Times bình luận.
Máy bay diệt tăng và tấn công mặt đất A-10C của Không lực Mỹ Ảnh: IB Times
Washington đang nỗ lực thắt chặt mối quan hệ đồng minh với các nước trong khu vực như Nhật Bản và Philippines. Ngoài ra, việc Bắc Kinh khơi mào cuộc tranh chấp chủ quyền lãnh hải ở châu Á cũng chính là cơ hội để Washington tăng cường quan hệ quốc phòng với các nước trong khu vực.
Nhiều nước châu Á tìm cách củng cố nền quốc phòng bằng cách tăng chi tiêu quân sự. Nhật Bản thông qua ngân sách quốc phòng cao kỷ lục 42 tỉ USD trong khi Ấn Độ đẩy mạnh chi tiêu quốc phòng thêm 12% năm 2014-2015, lên 38,35 tỉ USD. Riêng khu vực Đông Nam Á, chi tiêu quân sự sẽ tăng lên khoảng 40 tỉ USD trong năm 2016.
Các nhà ngoại giao tin rằng ông Tập Cận Bình muốn xoa dịu các tướng lĩnh quân đội và binh lính đang cảm thấy sức nóng từ chiến dịch chống tham nhũng. Mặc dù Bắc Kinh đã bỏ ra một khoản tiền khổng lồ cho quân đội hơn 20 năm qua, nhóm nghiên cứu RAND Corp tại Mỹ cho rằng quân đội Trung Quốc vẫn tồn tại những điểm yếu nghiêm trọng làm giới hạn khả năng giành chiến thắng nếu phải tham chiến trong tương lai.
Theo Người Lao Động
[ĐỒ HOẠ] Top 15 ngân sách quốc phòng 2014 Theo AFP, năm 2014, trong top 15 ngân sách quốc phòng thế giới, Mỹ vẫn ở vị trí "thượng phong" với 581 tỷ đô la, vượt xa các quốc gia đồng minh và đối thủ. Theo Yến Đặng Tiền Phong