Những quan chức Việt Nam “học” giỏi nhất
Hầu hết các quan chức, bộ trưởng của Việt Nam đều có học hàm, học vị khá cao; Không ít người được phong PGS, GS khi bước vào con đường chính trị.
Mới đây, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến được phong hàm “Giáo sư danh dự thỉnh giảng” Đại học Oxford. Theo đánh giá của Đại học Oxford, Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến, nguyên là Giám đốc của Viện Pasteur tại TP HCM đã tập trung vào việc tăng cường chăm sóc ban đầu và sức khỏe cộng đồng với sự nhấn mạnh đặc biệt vào vắc-xin và thuốc kháng vi rút.
Đây là lần đầu tiên một công dân Việt Nam được Đại học Oxford – một trong những ĐH lâu đời nhất thế giới tại Anh phong hàm Giáo sư danh dự thỉnh giảng.
Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến.
Trước khi đảm nhận cương vị Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (năm 2006), Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Thiện Nhân được phong học hàm Phó Giáo sư Kinh tế (năm 1996) và sau đó là Giáo sư (năm 2002).
Ngoài ra, năm 2005, ông còn đạt giải thưởng Sao Khuê, một giải thưởng lớn do VINASA tổ chức với mục đích tôn vinh, biểu dương các doanh nghiệp, cơ quan, tập thể và cá nhân có thành tích xuất sắc đóng góp cho sự phát triển ngành công nghiệp phần mềm và công nghệ thông tin Việt Nam. Năm 2006, ông được Trường Đại học RMIT phong hàm Tiến sĩ danh dự ngành thương mại.
Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân.
Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, nguyên Bộ trưởng Bộ Tài chính Vương Đình Huệ, cũng đã nhận học hàm Giáo sư từ năm 2003, tức 2 năm sau khi ông rời khỏi trường Đại học Tài chính Kế toán. Ông bảo vệ luận án tiến sĩ tại Đại học Kinh tế Bratislava – Slovakia. Ông được phong hàm Phó giáo sư năm 1996 và Giáo sư năm 2003.
Video đang HOT
Trước khi giữ chức vụ Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng kiểm toán Nhà nước, ông từng là giảng viên Đại học Tài chính Kế toán Hà Nội (1979-1985), phó trưởng khoa Kế toán (Đại học Tài chính Kế toán – 1993-1998), phó hiệu trưởng phụ trách đào tạo (1996-2001) và phó tổng kiểm toán nhà nước (từ tháng 7/2001).
Các nghiên cứu của GS.TS Vương Đình Huệ liên quan đến kế toán, kiểm toán, ngân sách nhà nước; nghiên cứu hoạch định chính sách, chế độ kế toán kiểm toán; đào tạo đại học và sau đại học về kinh tế ngành kiểm toán kế toán.
GS.TS Vương Đình Huệ đã hướng dẫn 10 tiến sĩ, 25 thạc sĩ; tham gia 9 đề tài cấp bộ; công bố 25 bài báo khoa học và xuất bản 16 giáo trình và sách chuyên khảo.
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Vũ Luận hiện cũng là Giáo sư, Tiến sĩ Kinh tế. Ông bảo vệ luận án tiến sĩ tại Nga năm 1987.
Tính đến nay, ông đã hướng dẫn thành công 11 luận án tiến sĩ và 12 luận văn thạc sĩ, công bố 28 bài báo khoa học, chủ trì và tham gia trên 4 đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ và đề tài nhánh cấp Nhà nước, chủ biên và viết 7 cuốn sách.
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Phạm Vũ Luận
Bộ trưởng – Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam cũng đã có bằng Tiến sĩ Kinh tế. Ông là bộ trưởng trẻ nhất trong Chính phủ đương nhiệm của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng. Ngoài ra, ông từng nhận giải thưởng Sao Khuê duy nhất dành cho cá nhân năm 2010 vì những cống hiến của ông trong lĩnh vực hoạch định và thi hành chính sách phát triển công nghiệp phần mềm và CNTT tại tỉnh Quảng Ninh khi ông còn đương nhiệm các chức vụ Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh này.
Theo Kiến thức
Khâm phục nữ sinh 1 chân vượt khó vào đại học
Năm lớp 8, Trân bị bệnh nên cắt 1 chân nhưng em không từ bỏ con chữ. "Đứng dậy" đến trường bằng đôi nạng gỗ, trong kỳ thi ĐH 2013, Trân đã đỗ ngành kế toán Trường ĐH Tiền Giang. Ngày nhập học đến gần nhưng Trân còn bao nỗi lo toan...
Em là Trần Thị Phúc Trân (sinh 1994), cựu học sinh lớp 12A4 Trường THPT Cái Bè (huyện Cái Bè, Tiền Giang). Với nghị lực bản thân và được sự động viên của gia đình, thầy cô, Trân đã không ngừng phấn đấu học tập nên suốt thời gian học phổ thông, em luôn đạt danh hiệu học sinh giỏi toàn diện.
Đến trường bằng đôi nạng gỗ
Cuối năm 2008 khi Trân học lớp 8 thì thấy chân trái thường hay bị đau nhức, gia đình đưa em đến bệnh viện huyện rồi sau đó chuyển lên bệnh viện Chợ Rẫy TPHCM thăm khám. Tại đây, các bác sĩ chẩn đoán chân trái của em bị SARCOM xương chày, cần phải cắt bỏ chân trái, nếu không phải tháo bỏ khớp háng. Lúc đó gia đình sợ Trân buồn, ảnh hưởng đến việc học nên giấu em. Mãi đến ngày em lên bàn mổ, gia đình mới cho em biết...
Ngày lên bàn phẫu thuật, Trân khóc ròng. Em bảo: "Khi biết được sự thật về căn bệnh của mình, em cảm thấy tất cả như sụp đổ, mọi hi vọng, mọi điều tốt đẹp của cuộc sống như muốn rời bỏ em. Đó là một cú sốc quá lớn với em, chưa bao giờ em nghĩ mình sẽ bị tàn phế như thế...!".
Ngày xuất viện về nhà, em không đủ can đảm để soi gương vì thân hình xác xơ, tiều tụy và mái tóc dài thướt tha đã rụng gần hết. Sau khi bị cắt chân, việc đi đứng của em hết sức khó khăn. Trân phải nghỉ học mất 6 tháng để điều trị bệnh (xạ trị và vô hoá chất) cũng như tập đi. Việc đi đứng của Trân từ đó bắt đầu dựa vào đôi nạng gỗ.
Bà Trần Thị Hai - mẹ của Trân cho biết: "Chính nhờ sự động viên tinh thần của thầy cô Trường THCS Hiệp Đức và các bạn nên cháu Trân phấn chấn trở lợi, cháu nó tự tin và trở lại trường, tiếp tục việc học. Tuy nhiên, cha cháu bận việc làm thuê, nhà lại không có xe máy làm phương tiện đưa đón nên ban đầu việc đến trường của Trân vất vả lắm. Cũng may nhờ thầy Lê Văn Tư (giáo viên dạy Hóa của trường, nhà gần em Trân) thầy cho cháu đi nhờ đến trường mỗi ngày. Nhờ đó, cháu nó mới có cơ hội đỗ đại học như hôm nay".
Dù nghỉ học khá lâu nhưng khi trở lại trường, Trân vẫn học tốt và vẫn giữ vững danh hiệu học sinh giỏi. Kỳ thi tuyển sinh 10, em thi đỗ vào Trường THPT Cái Bè vượt hơn 10 điểm so với điểm chuẩn. Đến học ở Trường THPT Cái Bè, em mừng lắm nhưng đi liền với niềm vui là một sự thử thách không nhỏ với em.
Con đường đến trường khoảng 8km quanh co khúc khuỷu, phải qua 4 cây cầu, lại còn phải chịu cảnh "đò ngang, cách trở" khi phải qua một cái phà. Trân sợ nhất là những lúc xuống phà, vì lúc xuống dốc thoai thoải, lúc lên phà thì gập ghềnh, cheo leo... Phà đông, chân yếu nên em rất khó xoay chuyển, và sợ mình ngã xuống sông.
Đôi nạng gỗ giúp em có chỗ tựa, cái chân nhân tạo giúp em lên xuống cầu thang thuận tiện hơn. Trân hóm hỉnh cho biết: "Các bạn em đến trường bằng 2 chân, còn em đến trường bằng cả 4 chân (2 chân gỗ, 1 cái chân nhân tạo và 1 cái chân còn lại của Trân) nên dù khó khăn thế nào em phải cố gắng hết sức để không phụ lòng cha mẹ, thầy cô đã luôn sát cánh với em thời gian qua.
Ước ao có chân giả mới
Nhà nghèo, cha mẹ Trân phải chạy ăn từng bữa đã khó, bệnh tật của Trân lại nghiêm trọng nên gia đình càng khó khăn hơn. Thương con, cha mẹ Trân phải chạy vạy vay mượn của bà con được 70 triệu đồng và cầm luôn miếng đất để chữa bệnh cho Trân.
Bởi thế, thương cha mẹ vất vả nên sau giờ học, Trân giúp mẹ giặt giũ quần áo, có khi là nấu nướng. Ngoài ra, do Trân khéo tay nên em còn nhận kết cườm cho một cơ sở may gia công và em còn nhận dạy kèm cho những đứa trẻ gần xóm để kiếm thêm chút tiền, dành dụm cuối tháng đến bệnh viện để tái khám.
Nhận xét về Trân, thầy Trần Thanh Cảnh - giáo viên dạy Văn của em cho biết: "Trân là một học sinh có một nghị lực vượt khó phi thường. Nhà nghèo, bản thân lại bệnh tật nhưng em vẫn cố gắng học tốt. Em đáng là một tấm gương để các em học sinh học hỏi...".
Mơ ước của Trân là trở thành một cô giáo, nhưng lúc nộp hồ sơ thi ĐH, em dự định nộp vào trường sư phạm, nhưng nghe mọi người bảo trường Sư phạm không tuyển người bị khuyết tật, nên em chọn ngành Kế toán, vì Trân nghĩ nghề này phù hợp với điều kiện sức khỏe của em.
Khi hỏi về ước mơ của em, Trân trả lời thật giản dị: "Nếu em có cơ hội học ĐH thì ở môi trường này em phải đi đến lớp nhiều hơn. Bởi thế em ước được thay chiếc chân giả khác, vì chiếc chân giả này đã lâu (từ năm lớp 9) nó đã chật cứng, khi gắn vào đùi nó rất đau, nên việc đi lại của em rất khó khăn, nhất là lúc lên xuống cầu thang...".
Khi hỏi về ước mơ, Trân cho biết em chỉ cần một cái chân giả mới để giúp em đi lại dễ dàng hơn, vì chống nạng lên cầu thang rất khó khăn.
Mẹ của Trân cho biết thêm: "Thấy cái chân giả của con đã chật cứng rồi vợ chồng tui định vay tiền mua cái chân khác cho cháu (khoảng 15 triệu đồng), nhưng cháu sắp làm hồ sơ nhập học rồi, tiền bạc lại eo quá nên dành tiền cho cháu Trân làm hồ sơ nhập học trước. Có lẽ thời gian đầu, cháu phải đến trường bằng đôi nạng gỗ rồi".
Được biết anh trai lớn của Trân đang đi bộ đội. Chi tiêu của gia đình phụ thuộc vào số tiền làm thuê của ông Trần Văn Hiền - ba của Trân và 180.000 đồng tiền trợ cấp người tàn tật của Trân phải trích ra một phần để trả nợ hàng tháng (số nợ mấy năm trước mà nhà đã vay để chữa bệnh cho Trân), rồi hàng tháng cũng phải gom góp để Trân đi tái khám, mỗi tháng ít nhất cũng phải 500 - 700 ngàn đồng. Vợ chồng ông Hiền dè sẻn lắm nhưng cũng vẫn thiếu trước hụt sau...
Độc giả có thể động viên chia sẻ tới em Trần Thị Phúc Trân (địa chỉ: số nhà 85, tổ 3, Ấp Hiệp Quới, xã Hiệp Đức, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang) qua số điện thoại: 0164 295 9931
Theo Yume.vn
Lãi bỗng dưng thành lỗ Báo cáo lỗ thành lãi, lãi ít thành lãi nhiều, tình trạng nhập nhèm số liệu đang xảy ra ở nhiều tập đoàn, tổng công ty lớn, các doanh nghiệp niêm yết. Tình trạng "loạn" số liệu tài chính sẽ khiến nhà đầu tư bị thiệt hại - Ảnh: D.Đ.M Theo công bố báo cáo tài chính (BCTC) của Công ty cổ phần...