Những quan bà tai tiếng ở Trung Quốc
Có người dùng “vốn tự có” để thăng tiến, có người lại dùng quyền lực để phục vụ thú vui của bản thân, kết cục, người phải đi tù, người trở thành đề tài đàm tiếu của công chúng Trung Quốc.
Dương Hiểu Ba: Bị cáo buộc thông dâm
Sinh năm 1971, Dương Hiểu Ba tốt nghiệp thạc sỹ chuyên ngành kinh tế, đại học Nam Khai, thành phố Thiên Tân. Bắt đầu công tác năm 1991, Dương từng làm phó bí thư đảng ủy thành phố Cao Bình, tỉnh Sơn Tây; bí thư đảng ủy Hội đồng nhân dân kiêm thị trưởng thành phố Cao Bình.
Tháng 4/2014, Dương bị Ủy ban kiểm tra kỷ luật trung ương Trung Quốc (CCDI) cáo buộc “thông dâm” và hiện đang chịu điều tra. Đây là nữ quan đầu tiên của Trung Quốc bị cáo buộc tội này, theo Xinjingbao.
Dương bị cho là “có quan hệ tình ái với nhiều cấp trên và cấp dưới trong thời gian dài”. Cái tên Dương Hiểu Ba trở thành đề tài bàn tán sôi nổi bên bàn ăn của người dân nước này.
Cựu thị trưởng Dương Hiểu Ba. Ảnh: QQ
Trương Tú Bình: “Quan hệ thân thiết” với hai bí thư tiền nhiệm
Trương Tú Bình sinh năm 1965, tốt nghiệp tiến sỹ triết học Đại học Sơn Tây, tỉnh Sơn Tây, Trung Quốc, bắt đầu công tác năm 1989. Bà từng làm thư ký cho bí thư đảng ủy Kim Ngân Hoán, người đã chết trong vụ tai nạn xe hơi năm 2008. Sau khi Kim Ngân Hoán chết, Kim Đạo Minh lên thay rồi chuyển sang làm bí thư CCDI tỉnh Sơn Đông.
Theo QQ, mặc dù đã có gia đình riêng, nhưng Trương vẫn quan hệ với nhiều đàn ông khác, trong đó có hai bí thư tiền nhiệm. Người tình Kim Đạo Minh đưa Trương lên làm phó thư ký ban giám sát kiêm chủ nhiệm phòng giám sát tổng hợp đảng ủy của CCDI tỉnh Sơn Tây. Hai người tiếp tục quan hệ với nhau 7 năm nữa, trước khi Trương bị CCDI điều tra.
Ngày 26/11, CCDI cũng cáo buộc Trương “thông dâm với người khác”, lạm dụng chức quyền mưu lợi cá nhân, nhận hối lộ số tiền lớn, tuyên bố khai trừ đảng với Trương và chuyển sang Viện Kiểm sát tỉnh Sơn Tây chờ ngày xét xử.
Nữ quan thứ hai bị buộc tôi “thông dâm” ở Trung Quốc. Ảnh: Xinjingbao
Video đang HOT
An Huệ Quân: Quan bà háo sắc
Bắt đầu làm việc tại công an quận La Hồ, thành phố Thâm Quyến từ năm 1990. Trong vòng 3 năm ngắn ngủi, An Huệ Quân đã nhanh chóng leo lên chức phó giám đốc công an La Hồ năm 1993. Đây là thời điểm bộ máy công an Thâm Quyến bắt đầu cải tổ, thay đổi nhân sự.
Với tư cách là phó giám đốc, An nắm quyền tuyển dụng trong tay, ai muốn ở lại hay thắng chức, đều phải đến tìm An. Năm 1998, bà này lên chức giám đốc công an quận La Hồ.
Theo Xinjingbao, năm 2000, một vị trưởng phòng của công an quận La Hồ do bất mãn vì bị điều chuyển đi nơi khác, đã cho ra đời tiểu thuyết “Tùy phong phiêu đãng” (theo gió mà bay), lấy hình mẫu quan bà họ An làm nhân vật chính. Theo đó, nhân vật chính bắt các nam cảnh sát trẻ đẹp phục vụ mình rồi đền đáp bằng cách cho thăng chức.
Theo Viện kiểm sát thành phố Thâm Quyến, cuốn tiểu thuyết trở thành “một đầu mối điều tra quan trọng”. Viện này năm 2004 khởi tố An tội lợi dụng chức vụ nhận hối lộ, sau đó chuyển lên Viện kiểm soát tỉnh An Huy. Năm 2005, quan bà háo sắc này bị tuyên án 15 năm tù.
Quan bà mê trai trẻ An Huệ Quân. Ảnh: QQ
Kim Thu Phần: Người tình của thị trưởng
Kim Thu Phần sinh năm 1965, người tỉnh Giang Tô. Sự nghiệp của Kim Thu Phần gắn liền với Quý Kiến Nghiệp, cựu bí thư kiêm thị trưởng “ngã ngựa” thành phố Nam Kinh, thủ phủ tỉnh Giang Tô, đồng bằng sông Trường Giang, Trung Quốc.
Theo Nanjing’s Daily, Quý Kiến Nghiệp bị người dân địa phương đặt cho biệt danh “thị trưởng máy xúc đất”, bởi ông từng cho tiến hành nhiều dự án cải tạo đô thị và xây dựng cơ sở hạ tầng ở thành phố, làm gia tăng khiếu nại của người dân về việc các di tích lịch sử bị phá hủy.
Trong thời gian làm thị trưởng Nam Kinh, Quý được cho là có ít nhất 3 tình nhân, trong đó có Kim Thu Phần. Theo tờ Mingbao, Quý nâng đỡ, đưa Kim lên làm Cục trưởng bảo vệ môi trường thành phố Dương Châu , tỉnh Giang Tônăm 2007.
Tháng 10/2013, Quý bị bắt vì tham nhũng, người dân thành phố Nam Kinh đã đốt pháo hoa, căng biểu ngữ ăn mừng. Quan hệ của Quý và Kim cũng bại lộ. Tháng 6/2014, Kim bị điều tra vì vi phạm nghiêm trọng kỷ luật, bị miễn nhiệm chức Cục trưởng. Ngày 7/8 bà bị chuyển sang cơ quan tư pháp, chịu điều tra tội danh tham ô và nhận hối lộ, hiện đang chờ xét xử.
Kim Thu Phần, một trong số các người tình của tham quan họ Quý. Ảnh: QQ
Lưu Quang Minh: Người đẹp nhân tạo
Cựu giám đốc Sở Thuế thành phố An Sơn, tỉnh đông bắc Liêu Ninh, Trung Quốc không tiếc tiền làm phẫu thuật thẩm mỹ nhằm thu hút cấp trên. Tổng cộng, bà này đã chi 5 triệu tệ (khoảng 17,5 tỷ VND) cho các thẩm mỹ viện khắp Hong Kong, Trung Quốc đại lục để chỉnh sửa nhan sắc, theo QQ.
Chỉ trong thời gian ngắn, Lưu từ một nhân viên thu thuế bình thường, đã trở thành giám đốc sở thuế. Tuy đã hạ cánh an toàn, nghỉ hưu năm 2006, nhưng tiếng xấu về bà giám đốc vẫn bị lưu truyền.
Theo Baidu, có lần bà đã chi 500.000 tệ (khoảng 1,75 tỷ VND) sang Hong Kong để làm lại mông. Dư luận Trung Quốc trào phúng gọi Lưu là “cái mông đẹp nhất” để ám chỉ quan bà thăng tiến bằng “vốn tự có”.
Quan bà họ Lưu trước phẫu thuật (trái) và dung nhan hiện nay. Ảnh: QQ.
Hồng Hạnh
Theo VNE
Chiêu lừa tuyệt kỹ của kẻ giả chữ ký Thủ tướng
Với những tập hồ sơ, tài liệu làm giả con dấu và chữ ký của Thủ tướng Chính phủ, Quyết và Thực đã lừa gần 100 tỷ đồng của các doanh nghiệp.
Theo hồ sơ vụ án, Trần Ngọc Quyết (61 tuổi), trú tại Liễu Đề, Nghĩa Hưng, Nam Định, hiện sống tại Minh Khai, Hai Bà Trưng, Hà Nội, vốn làm nghề tự do nên luôn trong tình trạng túng thiếu.
Để có tiền, Quyết cấu kết với Phan Ngọc Thực (43 tuổi), trú tại Thị trấn Tam Sơn, Quản Bạ, Hà Giang, hiện là Giám đốc Công ty TNHH Bạch Diệp, hiện đang tạm trú tại phường Hoàng Liệt, Hoàng Mai, Hà Nội, để cùng thực hiện các phi vụ lừa đảo tiền tỷ.
Sau khi cùng bàn bạc, Quyết nhận nhiệm vụ làm giả các giấy tờ như: Giấy chứng nhận cán bộ quản lý dự án, Hồ sơ tài liệu về việc thành lập ban quản lý dự án An sinh xã hội, các giấy tờ, con dấu giả của Thủ tướng chính phủ Nguyễn Tấn Dũng... Trong khi đó, Thực nhận nhiệm vụ đi các tỉnh khảo sát, tìm các dự án đang cần huy động vốn rồi báo lại cho Quyết.
Nắm được thông tin, Quyết và Thực cùng nhau đi mua lại 4 chiếc xe ô tô BKS 80B để thuận tiện trong việc đi lại, và đánh lừa các bị hại. Sau đó, hai "siêu lừa" này đến tìm các chủ đầu tư, Quyết giới thiệu là Trưởng ban dự án của Chính phủ, còn Thực là cán bộ dự án.
Với chức năng, quyền hạn của một Trưởng ban dự án, Quyết có thẩm quyền phê duyệt dự án và trình Thủ tướng Chính phủ ký giải ngân nguồn vốn vay quốc tế (vốn ODA) hỗ trợ không hoàn lại.
Đối tượng Quyết (trái), Thực (phải)
Khi đã tạo được lòng tin, Quyết và Thực yêu cầu chủ đầu tư hối lộ tiền để Quyết làm thủ tục giải ngân. Mặc khác, hai đối tượng này đến gặp các nhà thầu, đề nghị các nhà thầu xây dựng muốn tham gia dự án phải đưa tiền cho Quyết và Thực để được ưu tiên.
Với hàng loạt các hồ sơ, tài liệu, giấy tờ được làm giả... y như thật, cho đến khi bị bắt, hai đối tượng đã lừa đảo gần 100 tỷ đồng của các bị hại.
Nhận được đơn trình báo, Đội điều tra hình sự - CAQ Hoàng Mai, Hà Nội, đã vào cuộc điều tra, làm rõ thủ phạm, đồng thời thu hồi 2 xe ô tô "biển xanh", các máy móc, thiết bị có liên quan: 1 máy tính xách tay, 1 máy in màu, 2 máy in đen trắng, 1 máy scan, 2 con dấu vuông, các loại tài liệu giả danh Ban Quản lý dự án của Chính phủ, các Quyết định giả, tờ trình, danh sách nhân sự, tài liệu giả Quyết định của Thủ tướng Chính phủ... liên quan đến 35 dự án trên toàn quốc.
Đây không phải lần đầu xảy ra trường hợp giả mạo chữ ký, con dấu, công điện của Thủ tướng Chính phủ để lừa đảo chiếm đoạt tài sản. Trước đó, chiều 31/7/2013, TAND quận Ninh Kiều (TP Cần Thơ) đã tuyên phạt Tống Văn Bình bảy năm tù về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Hai năm tù về tội làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức. Tổng hợp hình phạt chung bị cáo phải chấp hành là chín năm tù. Ngoài ra, bị cáo còn phải bồi thường 339 triệu đồng đã chiếm đoạt cho bốn nạn nhân.
Theo cáo trạng, trong quá trình mua bán đá thiên thạch, Bình đã vay tiền của nhiều người dẫn đến không có khả năng chi trả. Từ năm 2011, Bình đã làm giả ba công điện của Thủ tướng Chính phủ, ba quyết định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) với nội dung "chi trả tiền cho Tống Văn Bình".
Tổng số tiền trong các giấy tờ này lên tới hơn 6.000 tỉ đồng. Bình khai đã lên mạng Internet tìm các công điện của Thủ tướng và quyết định của NHNN về việc chi trả tiền, sau đó thay đổi họ tên người được chi trả là Tống Văn Bình và số tiền chi trả. Đối với con dấu và chữ ký của Thủ tướng, Thống đốc NHNN, Bình tải trên mạng rồi in ra giấy và phôtô chồng lên các công điện, quyết định đã chỉnh sửa.
Sau khi có các giấy tờ trên, Bình đã đưa cho bốn người xem để tạo lòng tin và yêu cầu những người này cho mượn tiền để ra Hà Nội làm thủ tục giải ngân, khi nào nhận được tiền sẽ cho những người này. Tổng số tiền bốn bị hại đã đưa cho Bình là 385 triệu đồng.
Giả danh cán bộ Viện Kiểm sát lừa đảo
Theo_Báo Đất Việt
Công Phượng và những tai tiếng vây quanh Chân sút Nghệ An chịu nhiều áp lực từ những thông tin bất lợi sau khi nổi lên cùng U19 Việt Nam. Công Phượng là sản phẩm xuất sắc hàng đầu của khóa một học viện HAGL. Anh nhận được sự hâm mộ hàng đầu trong làng cầu thủ hiện nay. "Công Phượng không có đến nổi hai mét tự do", thầy Giôm...