Những ‘quái vật F1′ ẩn mình trong lốt siêu xe đường phố
Không chỉ mang thiết kế lấy cảm hứng từ xe đua, nhiều mẫu siêu xe thương mại còn sở hữu công nghệ động cơ Công thức 1. Tiêu biểu như Mercedes-AMG Project One, McLaren F1…
Yamaha OX99-11: Dự án OX99-11 được Yamaha ấp ủ từ năm 1992. Mẫu concept này sở hữu khối động cơ V12 6.0L, giới hạn vòng tua ở mức 10.000 vòng/phút với công suất 400 mã lực. Theo nhà sản xuất, OX99-11 có thể đạt tới công suất 560 mã lực, cao hơn 100 mã lực so với động cơ V10 của Honda lúc bấy giờ. Mẫu concept OX99-11 nặng gấp đôi phiên bản xe đua F1 (1.150 kg so với 505 kg). Tuy nhiên dự án này sớm chết yểu vì gặp vấn đề tài chính. Nếu không, OX99-11 đã không để Mclaren F1 thong dong đứng trên đỉnh làng siêu xe lâu đến vậy.
BAC Mono: BAC Mono là cái tên còn khá lạ lẫm trong giới siêu xe. BAC Mono thuộc hãng xe Briggs Automotive Company có trụ sở tại Liverpool (Anh), là mẫu xe nhanh nhất tại Goodwood 2017. BAC Mono được trang bị động cơ 4 xy-lanh dung tích 2.5L. Khối động cơ này sản sinh công suất 305 mã lực, giúp BAC Mono đạt vận tốc 100 km/h trong dưới 3 giây trước khi đạt vận tốc tối đa 274 km/h. Công suất không quá mạnh nhưng khối lượng xe chỉ ở mức 580 kg đã giúp cải thiện hiệu suất của xe. Ngoài ra, BAC Mono còn được thiết kế thêm hệ thống lái điện tử Drive by Wire và hộp số 6 cấp bán tự động.
Ferrari F50: Ferrari F50 là một trong những siêu xe được yêu thích nhất trong thời đại của mình. Đây cũng là một trong những siêu xe hàng hiếm với chỉ 349 chiếc được sản xuất trên toàn thế giới. Ferrari F50 sử dụng động cơ V12 4.7L, hút khí tự nhiên, công suất 520 mã lực và 470 Nm mô-men xoắn, khối động cơ này chia sẻ với chiếc xe đua Ferrari 641 F1. Chiếc F50 cuối cùng ra đời tại Maranello, (Italy) vào tháng 7/1997.
Video đang HOT
McLaren F1: Đúng với tên gọi của mình, McLaren F1 thực sự là con quái vật trên đường phố. Đây là siêu xe nhanh nhất thế kỷ 20 với hàng tá công nghệ Thể thức 1 được áp dụng. McLaren F1 sở hữu động cơ V12, dung tích 6.1L do BMW sản xuất, sản sinh công suất tối đa 627 mã lực, xe có thể tăng tốc 0-100 km/h trong 3,2 giây trước khi đạt vận tốc tối đa hơn 386 km/h.
Tramontana R: Tramontana – tên đầy đủ là Advanced Design Tramontana là một hãng siêu xe nhỏ ở Tây Ban Nha, chuyên sản xuất những chiếc xe có số lượng rất hạn chế. Siêu xe Tramontana R sử dụng động cơ V12 tăng áp kép đặt giữa thân xe, dung tích 5.5L cùng hệ dẫn động cầu sau. Động cơ sản sinh công suất 888 mã lực tại 5.850 vòng/phút và mô-men xoắn cực đại 910 Nm tại 4.000 vòng/phút. Sức mạnh khủng trên kết hợp với khối lượng nhẹ 1.268 kg nên chiếc Tramontana chỉ mất 3,3 giây để tăng tốc 0-100 km/h.
Caparo T1: Caparo T1 là sản phẩm của Caparo Vehicle Technologies. Siêu xe này lấy cảm hứng thiết kế đường những chiếc xe đua Thể thức 1. Dù ít người biết đến, Caparo T1 là siêu xe đường phố có tốc độ đáng gờm. Xe sử dụng động cơ 3.5L V8 công suất 575 mã lực tại vòng tua máy 10.500 vòng/phút, tăng tốc từ 0-100 km/h trong 2,4 giây. Siêu xe Caparo T1 có giá 230.000 bảng Anh, tương đương 298.907 USD.
Aston Martin Valkyrie: Valkyrie là dự án siêu xe đầy tham vọng của hãng xe Anh quốc và đã bắt đầu bước sang giai đoạn sản xuất thương mại sau thời gian dài ấp ủ. Thiết kế của Aston Martin Valkyrie cũng lấy cảm hứng từ những chiếc xe đua F1. Trái tim của siêu xe này là động cơ V12 6.5L hút khí tự nhiên, sản sinh công suất 1.000 mã lực và mô-men xoắn 740 Nm. Hỗ trợ cho khối động cơ trên là công nghệ hybrid kiểu KERS như trên xe đua F1, hệ thống này giúp nâng tổng sức mạnh của xe lên mức 1.160 mã lực và mô-men xoắn 900 Nm.
Mercedes-AMG Project One: Chiếc Mercedes-AMG Project One là mẫu xe thương mại đầu tiên trên thế giới sử dụng hệ thống truyền động trên xe đua F1. Sức mạnh của xe có từ công nghệ hybrid đang sử dụng trên chiếc F1 W08, bao gồm động cơ V6 1.6L tăng áp và 4 động cơ điện. Tổng công suất 5 động cơ đạt 1.000 mã lực. Mercedes AMG tuyên bố rằng mẫu xe này có khả năng vượt quá 350 km/h, tăng tốc 0-200 km/h trong vòng chưa đầy 6 giây.
Lanzante Tag Heuer Porsche 930: Vào những năm 1980, Porsche chuyên cung cấp động cơ V6 1.5L tăng áp công suất gần 1.000 mã lực cho đội đua F1 của McLaren. Để thử nghiệm động cơ, McLaren đã tháo động cơ của chiếc Porsche 911 Turbo và gắn động cơ F1 mới vào. Lanzante là người thực hiện bản độ này, ông cũng là người tạo ra phiên bản McLaren P1 GTR.
(Theo Zing)
Đây là lý do tại sao các tay đua F1 không ấn nhầm nút trên tay lái cực phức tạp
Chắc chắn sẽ không ai muốn thấy cảnh một tay đua Công thức Một đưa ra lý do thất bại là "Tôi lỡ tay ấn nhầm nút" cả.
Nếu bạn từng có cơ hội nhìn thấy tay lái của một chiếc xe đua Công thức Một, có khả năng là bạn đã cảm thấy kinh ngạc và thắc mắc: "Thứ gì thế này?" Nguyên nhân là bởi tay lái xe F1 có rất nhiều nút bấm và núm xoay mà mỗi cái lại có tính năng khác nhau và hình dáng trông rất kích thích nữa. Đội đua Mercedes AMG Petronas F1 hiểu rõ sự bối rối này và họ đã tốt bụng mà tiết lộ cho chúng ta biết tại sao các tay đua F1 lại không hề ấn nhầm một nút nào đó giữa cuộc đua.
Dựa theo sự chia sẻ của Mercedes, tay lái F1 có 12 nút bấm, 6 núm xoay, 3 núm vặn, 2 lẫy chuyển số, và một màn hình - cùng với 25 đèn LED. Với số lượng nút điều khiển nhiều như thế, các nhà sản xuất có thể đưa ra hàng trăm triệu kết hợp cài đặt khác nhau. Đó là cả tấn thông tin trong một cái tay lái bé nhỏ - và với mỗi đội lại sử dụng một bố cục khác nhau đôi chút, mọi thứ hẳn là rất rối rắm.
Tay lái xe đua F1 của Mercedes
Bên cạnh việc bẻ lái và chuyển số, một tay đua có thể thông qua tay lái để truy cập thông tin cốt yếu trên màn hình hiển thị trung tâm, ví như tốc độ động cơ, thời gian delta tới các xe khác hoặc thông tin các bộ cảm biến ví như nhiệt độ lốp. Tay lái cũng được sử dụng để ảnh hưởng tới một số chế độ cài đặt của xe, ví dụ thay đổi độ cân bằng phanh hoặc điều chỉnh bộ vi sai. Chế độ cài đặt động cơ quyết định tới công suất, cũng được lựa chọn trên tay lái.
Nhưng câu hỏi quan trọng của chúng ta ở đây là: Với tất cả số nút bấm và công tắc và núm xoay - với đôi găng tay dày mà tay đua phải đeo trong cuộc đua - làm cách nào mà các tay đua không phạm thêm nhiều sai lầm nghiêm trọng trong khi đua? Tại sao câu nói "Tôi vừa ấn nhầm nút" lại không trở thành một lý do biện hộ phổ biến hơn cho việc thất bại ở giữa cuộc đua? Mercedes giải thích rằng:
Để giảm bớt nguy cơ vô tình ấn nhầm một nút bấm, đội ngũ kỹ thuật đã cài đặt một vòng nhựa nhỏ quanh một số nút bấm. Các rào cản đó có thể thay đổi theo từng cuộc đua. Chúng đặc biệt quan trọng đối với các đường đua như ở Monaco khi các tay đua sử dụng tối góc bẻ lái. Ngoài các rào cản quanh nút bấm, đội ngũ kỹ thuật sử còn sử dụng các nút bấm có độ đáng tin cậy cao mà cũng được sử dụng trong máy bay, và chúng cần một lực tiếp xúc khá mạnh mới có thể kích hoạt. Như thế, tay đua có thể cảm nhận tốt hơn khi anh ấy ấn một nút bấm với găng tay.
Với sự căng thẳng và áp lực của một cuộc đua F1, chuyện không ấn nhầm nút trên tay lái là rất quan trọng
Nói một cách đơn giản hơn, bạn không thể bấm nút trừ phi bạn thực sự muốn ấn nút đó với một lực tác động đủ mạnh. Trong khi điều đó không phải là biện pháp phòng ngừa 100%, nhưng ít nhất nó sẽ khiến một tay đua không dễ dàng lỡ tay ấn một nút nào đó khi đang tiến hành bẻ lái tốc độ.
Theo tin xe
Soi chiếc xe đua F1 giá 317 tỷ vừa lăn bánh ở Hà Nội Chiếc xe đua F1 trong cuộc đua tốc độ nhanh nhất hành tinh đã xuất hiện ấn tượng tại Hoàng thành Thăng Long (Hà Nội) có giá lên tới 16 triệu USD (khoảng 373 tỷ đồng). Chiếc xe đua F1 Red Bull RB7 đã chính thức được trưng bày tại Hà Nội sau lễ công bố Việt Nam chính thức là nước thứ...