Những “quả bom xăng” nằm giữa khu dân cư
Có những cây xăng nằm lọt thỏm giữa khu dân cư, thậm chí có cây xăng không đủ điều kiện và không được cấp giấy phép nhưng vẫn hoạt động nhiều năm liền.
Thực trạng các cây xăng dầu hoạt động “vô tổ chức” diễn ra tràn lan trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh, gây bất an cho người dân.
Sống chung với tử thần
Thời gian vừa qua, chúng tôi nhận được rất nhiều phản ánh của người dân bày tỏ mối lo ngại khi phải sống sát với những cây xăng dầu.
Vào cuộc tìm hiểu, chúng tôi dễ dàng tìm thấy trên địa bàn Hà Tĩnh có rất nhiều cây xăng nằm cạnh khu dân cư; các cửa hàng kinh doanh gas, khí hóa lỏng nằm sát nhà hàng;… tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn rất cao về phòng chống cháy nổ (PCCN) và ô nhiễm môi trường.
Một đại lý xăng dầu nằm lọt giữa nhà dân
Đại lý xăng dầu H.L. (địa chỉ thị trấn Kỳ Anh, huyện Kỳ Anh) thuộc chi nhánh xăng dầu Vũng Áng là một trong những mối nguy hiểm luôn rình rập những người dân xung quanh. Đại lý này nằm ngay bên quốc lộ 1A và lọt thỏm giữa khu dân cư. Hai bên cây xăng này là các cửa hàng kinh doanh, nhà ở của người dân.
Một người dân sống cạnh cây xăng này bức xúc: “Chúng tôi hàng ngàyhít phải hơi xăng nên thường xuyên bị đau đầu, viêm mũi dị ứng,… Ngoài ô nhiễm môi trường, người dân trong khu vực luôn nơm nớp, lo ngại “bà hỏa” có thể viếng thăm bất cứ lúc nào. Tôi thiết nghĩ những đại lý xăng dầu như thế này phải nằm xa khu dân cư. Chứ gần thế này mà lỡ có hỏa hoạn, cháy nổ thì hậu quả sẽ khôn lường”.
Hay tại thị trấn Phố Châu, huyện Hương Sơn có 2 cửa hàng xăng dầu thuộc Công ty cổ phần xăng dầu khí Hà Nội và Công ty Dịch vụ vận tải xăng dầu PTS Nghệ Tĩnh nằm cạnh nhau và lọt giữa khu dân cư, nhà nghỉ.
Sau khi bị nhà nước thu hồi diện tích của cửa hàng để mở rộng QL8A, những cửa hàng này không đủ diện tích theo quy định đất để hoạt động. Thay vì di chuyển đến một địa điểm khác đảm bảo đủ các điều kiện theo quy định của pháp luật thì những cửa hàng này lại kéo vòi ra mặt đường để bán xăng.
Video đang HOT
Rất nhiều người dân sống cạnh 2 cây xăng này không khỏi bức xúc bởi mùi hôi từ xăng dầu và canh cánh nỗi lo cháy nổ. “Năm 2007, tại đại lý bán lẻ xăng dầu P.C. trong khi sang chiết xăng do sơ suất đã phát nổ làm chết 1 nhân viên bán xăng và hủy hoại toàn bộ tài sản tại cửa hàng này. Nguy hiểm rình rập như vậy, chúng tôi rất bất an”, một người dân cho biết.
Loạn cây xăng không phép
Mặc dù không đảm bảo các điều kiện kinh doanh như phòng chống cháy nổ, môi trường, diện tích và nhiều lần bị các cơ quan chức năng “tuýt còi” nhưng nhiều đại lý xăng dầu trên địa bàn Hà Tĩnh vẫn bất chấp ngang nghiên hoạt động.
Mặc dù bị rút giấy phép nhưng nhiều năm qua đại lý xăng dầu Nam Hà vẫn ngang nhiên hoạt động
Theo điều tra của PV, năm 2012, đại lý xăng dầu Nam Hà (đóng tại xã Đồng Lộc, huyện Can Lộc) thuộc chi nhánh xăng dầu Hà Tĩnh do không đủ các điều kiện để hoạt động như vấn đề môi trường, phòng chống cháy nổ, diện tích nên đã bị các cơ quan chức năng thu hồi các giấy phép hoạt động. Đồng thời yêu cầu đại lý này chấm dứt hoạt động kinh doanh, buôn bán xăng dầu. Thế nhưng, bất chấp mọi quy định, đại lý này vẫn ngang nhiên hoạt động.
Điều lạ là đại lý này hoạt động một cách công khai nhiều năm liền, chỉ cách trụ sở UBND xã Đồng Lộc chưa đến 200m nhưng các cơ quan chức năng tỏ ra “bất lực”!
Có mặt tại đây, chúng tôi thấy cảnh buôn bán xăng dầu vẫn diễn ra tấp nập. Đại lý xập xệ, nhếch nhác nằm lọt giữa các nhà dân.
Nhiều người dân cho biết, các nhân viên bán xăng tại đây đều là người nhà của chủ cây xăng, chưa được tập huấn đào tạo về kỹ năng bán xăng cũng như phòng cháy chữa cháy.
Ông Trần Thanh Mai, Phó chủ tịch UBND xã Đồng Lộc, thừa nhận việc đại lý này không đáp ứng đủ các điều kiện nhưng vẫn hoạt động suốt mấy năm qua. “Cái này là trách nhiệm của huyện, tỉnh, chứ cấp xã như chúng tôi thì không đủ thẩm quyền”, ông Mai phân bua.
Tương tự, tại Đại lý xăng dầu Bắc Nghèn, thị trấn Nghèn, huyện Can Lộc cũng không đủ điều kiện hoạt động và đã bị các cơ quan chức năng tỉnh Hà Tĩnh yêu cầu dừng hoạt động. Thế nhưng thời gian qua, đại lý này vẫn hoạt động công khai.
Đem vấn đề này trao đổi với ông Trần Mạnh Sơn, Trường Phòng Công thương huyện Can Lộc thì vị này cho biết hiện toàn huyện đang có 4 cây xăng dầu bị yêu cầu phải dừng hoạt động.
Ông Sơn cho biết: “Hiện toàn huyện có 18 cây xăng dầu, trong đó có 4 câu xăng dầu không đủ điều kiện hoạt động và chúng tôi cũng đã yêu cầu dừng hoạt động buôn bán, kinh doanh”.
Khi được hỏi tại sao đến thời điểm hiện nay, Đại lý xăng dầu Nam Hà (đóng tại xã Đồng Lộc, huyện Can Lộc) thuộc chi nhánh xăng dầu Hà Tĩnh dù đã bị rút giấy phép nhưng vẫn hoạt động thì vị này cho biết sẽ tiến hành kiểm tra lại. “Chúng tôi sẽ cho kiểm tra lại, nếu đại lý này vẫn tiếp tục hoạt động thì sẽ xử lý nghiêm”.
Còn Đại lý xăng dầu Bắc Nghèn, thị trấn Nghèn, huyện Can Lộc thì ông Sơn cho biết: “Mặc dù không đủ điều kiện và bị tỉnh yêu cầu dừng lại nhưng do đại lý này hoạt động kinh doanh từ lâu nên chúng tôi đang ưu tiên một tí” (!).
Xuân Sinh
Theo Dantri
Ăn chè giải nhiệt ngày hè, giật mình nghe chuyện nguyên liệu pha, nấu
Mùa hè, ngoài các loại nước giải nhiệt, chè là món ăn được nhiều người ưa thích. Tuy nhiên, để nấu chè, nhiều chủ hàng không ngần ngại mua các loại bột bán sẵn, không nhãn mác, không nguồn gốc xuất xứ.
Thạch xanh, đỏ, tím, vàng và các loại đường không có nhãn mác được bày bán tại chợ Hà Đông. Ảnh: L.Mỹ
Loạn chè giá rẻ
Chợ Hà Đông (Hà Nội) chiều 30/5 nắng nóng hầm hập. Trong khu bày bán đồ ăn nhếch nhác, nhiều xô thạch đen óng được đổ ra để trên mâm nhôm. Một chủ quầy vừa dùng que một đầu kẹp túi nilon để đuổi ruồi, miệng mời chào đon đả: "Thạch không em? Thạch cho vào chè, thạch trộn sữa chua, ăn tuyệt mát".
Trong khu bày bán hàng khô bên cạnh cổng chính của chợ, các lọ thạch xanh, đỏ, tím, vàng... được bày bán nhan nhản với giá gần 50.000 đồng/lọ. Khi được hỏi về các loại bột bán sẵn để làm chè, chủ một ki-ốt nhiệt tình giới thiệu: "Đây, làm sẵn hết rồi. Về chỉ cần cho đá vào là ăn thôi. Muốn mua thứ gì cũng có. Từ bột khoai môn, bột lọc, bột thạch, thạch bán sẵn... đủ cả".
Chị với tay lấy một lọ thạch đỏ, vàng, trắng trên giá giảng giải: "Loại nhiều màu này rẻ nhất. Nếu mua sỉ, chị bán 35.000 đồng thôi. Nếu mua lẻ thì 45.000 - 50.000 đồng/lọ đấy. Loại một màu này đắt hơn". Vừa nói, chị vừa lấy hai lọ thạch màu xanh và tím đưa cho chúng tôi.
Theo quan sát, các lọ thạch có tên công ty sản xuất và hạn sử dụng được đóng dấu rời vào góc bên phải của tem mác. Trong khi dòng chữ NSX (ngày sản xuất) và HSD (hạn sử dụng) in sẵn từ tem mác lại để trống không. Thắc mắc về điều này, chị chủ ki-ốt phân bua: "Ôi dào, in vào đâu chả được hả em? Miễn là có hạn sử dụng là may. Có nhiều người còn bán bột làm chè, làm thạch tự chế, rẻ hơn nhưng không biết thế nào đâu. Tụi chị thì không dám bán thế. Đây, em xem, toàn hàng công ty, nhãn mác hẳn hoi". "Một lọ này để được bao lâu?", chúng tôi hỏi. "Hạn dùng là 6 tháng, nhưng em để được thoải mái", chị đáp.
"Em bán cho sinh viên, mỗi cốc chè 10.000 đồng thôi nên chị có đường hóa học không? Mua đường kính này em không có lãi", chúng tôi bảo. Chị cười cười: "Nói thật, kể cả mua loại nguyên liệu chè có nhãn mác đã cực lãi luôn, chưa nói đến mua bột trôi nổi. Em tưởng tượng, một túi bột thạch có 15.000 đồng, làm được hơn 2kg thạch đặc. Nếu muốn lãi, em quấy loãng ra thì còn nhiều hơn. Đường thì cho hóa học vào. Một nồi to chỉ cần cho vài viên là đã ngọt tận cổ", chị giảng giải.
Khi được hỏi về giá cả của đường hóa học, chị cho biết có rất nhiều loại, loại viên, loại bột. Giá cả các loại cũng khác nhau. "Đắt nhất là 140.000 đồng/túi nửa kg. Loại 70.000- 80.000 đồng/túi nửa kg cũng có, nhưng nấu hơi chát nên chị không dám bán", chị giải thích.
Khó kiểm soát
Ngoài đường hóa học, theo quan sát của PV, loại đường kính trắng, đường đỏ không nhãn mác cũng được bày bán nhan nhản ở chợ Hà Đông. Vừa tiếp xúc với chúng tôi, chị chủ ki-ốt trên vừa xúc đường từ bao tải ra từng túi nhỏ để bày bán. Bên cạnh đó, nhiều túi đường đỏ không nhãn mác cũng được bày rất nhiều.
Theo tìm hiểu của PV, thời gian gần đây, các cơ quan chức năng quản lý thị trường đã xử lý và bắt giữ các cơ sở chế biến đường bằng phẩm màu, hóa chất độc hại axít photphoric khiến nhiều người lo ngại. Khi chúng tôi thắc mắc về sự độc hại có thể có của các loại đường này, chị chủ cười thành tiếng: "Ở đây tụi mình toàn bán hàng tử tế thôi. Ai cũng ăn, có phải mình em đâu mà bảo độc".
Về công nghệ làm thạch, BS Phan Bích Nga (Viện Dinh dưỡng Quốc gia) cho biết, hiện có khoảng 40 loại khác nhau có chứa nguyên liệu agar làm thạch. Một số nguyên liệu gần gũi, được nhiều người biết đến như: Tảo đỏ, rau câu, sương sáo, găng... Nếu thạch tự làm từ rau thì rất an toàn và giúp cung cấp chất xơ cho đường tiêu hóa. Nếu khéo chế biến trộn thêm với sữa, các loại trái cây tươi sẽ có những món ăn tráng miệng ngon và tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, theo BS Phan Bích Nga, nếu thạch bị trộn lẫn đường hóa học, ví dụ Sodium Cyclamate - là hóa chất nằm trong danh mục cấm sử dụng vào sản phẩm thực phẩm, hoặc những chất gây màu, gây mùi không nằm trong danh mục phụ gia thực phẩm thì sẽ gây hại cho người sử dụng.
Một bác sĩ ở Bệnh viện K (đề nghị không nêu tên) cũng cho biết, những loại hương liệu trôi nổi bán trên thị trường chứa một hàm lượng lớn các hóa chất độc hại tạo màu, tạo mùi, saccharin và các chất bảo quản. Nó không có giá trị dinh dưỡng nhưng gây hại cho người dùng. Cụ thể, nếu uống phải lượng nhỏ các hóa chất và hương liệu này, người bệnh có thể bị dị ứng, tiêu chảy, ngộ độc thể nhẹ và thể nặng. Nếu tích tụ trong thời gian lâu dài, có thể sẽ gây ung thư hoặc suy gan, thận.
Theo Lương Mỹ
Báo Gia đình & Xã hội
Bị bỏ rơi, Hòn Phụ Tử vắng tanh, nhếch nhác Từng là niềm tự hào của người dân Kiên Giang nói riêng và ngành du lịch cả nước nói chung, nhưng nay, điểm du lịch Hòn Phụ Tử trở nên vắng tanh, nhếch nhác kể từ khi sự cố "hòn phụ" bị gãy đổ xuống biển vào năm 2006. Trước đây, mỗi khi đặt chân đến vùng đất Hà Tiên, du khách không...