Những phương tiện du lịch kỳ lạ trên thế giới
Di chuyển bằng xe đẩy tay, bus “lạc đà”, thuyền buồm… chèo tay,… là những phương tiện di chuyển kỳ lạ vẫn còn xuất hiện trên thế giới.
Xe đẩy tay Monte ở Madeira
Khi một du khách muốn di chuyển từ Monte xuống Funchai tại Madeira, họ sẽ lựa chọn xe đẩy tay (toboggan). Một chiếc xe đẩy tay sẽ có hai chỗ ngồi, được đẩy bởi hai nhân viên mặc đồ trắng, đội mũ rơm và đặc biệt là phải đi giày cao su để thay… phanh khi cần thiết.
Chiếc xe đẩy có thể di chuyển với vận tốc lên đến gần 50km/h. Du khách sẽ mất khoảng 10 phút để đi hết chặng đường dài gần 2,5km này. Tuy nhiên, khi muốn lên đỉnh Monte, du khách sẽ phải đi cáp treo khá buồn chán. Xe đẩy tay đã tồn tại ở Madeira từ năm 1980.
Những chiếc xe đẩy tay nổi tiếng ở Madeira.
Xe bus “lạc đà” ở Cuba
Lý do gọi đây là xe bus “lạc đà” bởi nó là sự kết hợp giữa một đầu xe tải và thân xe bus có hình dáng như một con lạc đà. Chiếc xe được thiết kế nhằm chở được nhiều hành khách hơn là chú ý vào sự thoải mái của “thượng đế”. Một chiếc xe bus “lạc đà” có thể chứa tối đa 300 người.
Tuy nhiên, tình trạng móc túi tràn làn, sự thiếu thoải mái khi di chuyển đáng khiến phương tiện này bị loại bỏ dần và thay bằng các phương tiện khác thuận tiện hơn.
Video đang HOT
Một chiếc xe bus “lạc đà” ở Cuba.
Thuyền buồm chèo tay ở Ai Cập
Một chiếc thuyền buồm, nhưng du khách vẫn sẽ phải chèo tay nếu đi du lịch bằng phương tiện này. Đây là phương tiện di chuyển khá phổ biến tại sông nước Ấn Độ. Một chiếc thuyền buồm có khả năng chở được 10 người cùng thủy thủ đoàn từ 2 – 3 người. Thuyền buồm chèo tay là sự lựa chọn số một với những du khách muốn thưởng thức không gian yên tĩnh so với những chuyến thuyền máy.
Thuyền buồm trèo tay thường được một nhóm bạn hoặc các cặp đôi muốn trải nghiệm không gian lãng mạn trên sông Nile huyền ảo.
Thuyền buồm chèo tay vẫn rất phổ biến ở Ấn Độ
Tàu tre ở Campuchia
Một chiếc tàu hỏa mini được làm hoàn toàn bằng tre, chạy bằng động cơ máy. Nó được gọi là tàu tre, hay theo tiếng địa phương Campuchia là “Nori”. Những chiếc tàu tre thường không có mái, vì thế du khách sẽ trải nghiệm phương tiện vào lúc sáng sớm hoặc hoàng hôn để tránh bị cháy nắng.
Còn với người dân địa phương, đây là phương tiện chuyển đồ đạc khá rẻ. Một chiếc tàu tre có thể chở được bốn hành khách.
Tàu tre ở Campuchia.
Theo Vân Anh / Trí Thức Trẻ
Xử phạt người điều khiển phương tiện giao thông sử dụng rượu, bia
Thời gian qua, có rất nhiều vụ tai nạn giao thông (TNGT) xảy ra mà nguyên nhân chính là người điều khiển phương tiện giao thông đã uống rượu, bia... Tết Nguyên đán Ất Mùi 2015 đến gần, nhiều bạn đọc đề nghị các cơ quan chức năng tăng cường kiểm tra, giám sát và có biện pháp xử lý dứt điểm những vi phạm này.
Những tai nạn thương tâm
Vào khoảng 20 giờ 30 phút ngày 20-1-2015, lái xe Nguyễn Xuân Phúc, ở xã Nghi Phú (TP Vinh, Nghệ An) điều khiển ô-tô bảy chỗ chạy trên đường Nguyễn Văn Cừ vào trung tâm TP Vinh. Khi gần tới ngã tư giao với phố Lê Hồng Phong, xe lấn trái đường và đâm vào xe máy do anh Nguyễn Trọng Cường cầm lái, chở chị Nguyễn Thị Nhung, trú huyện Nghĩa àn. Theo biên bản khám nghiệm hiện trường, Cảnh sát giao thông (CSGT) xác định xe máy cùng nạn nhân bị kéo lê 512 m. Lái xe ô-tô có nồng độ cồn vượt giới hạn cho phép. Vụ TNGT nói trên đã làm chị Nhung bị đa chấn thương.
Chiều 29-11-2014, Trạm CSGT Tùng Diễn (Lạng Sơn) nhận được yêu cầu phối hợp của Phòng CSGT Công an tỉnh Bắc Giang về việc truy tìm chiếc xe ô-tô BKS 12A-03760 gây tai nạn và bỏ trốn. ến chiều tối cùng ngày, trên quốc lộ 1A đoạn thuộc xã Cai Kinh, huyện Hữu Lũng, Trạm tuần tra kiểm soát giao thông Tùng Diễn đã phát hiện bắt giữ chiếc xe gây tai nạn. Lái xe trong tình trạng đã sử dụng rượu, bia và cố tình không hợp tác, không xuất trình giấy tờ và không cung cấp bất cứ thông tin gì. Qua xác minh, được biết vào trưa cùng ngày, lái xe Nguyễn Văn Tùng, sinh năm 1985, ở huyện Yên Thế (Bắc Giang) đã điều khiển chiếc xe ô-tô BKS 12A-03760 đâm vào xe máy BS 98M1-04325 trên quốc lộ 1A, đoạn qua huyện Lạng Giang (Bắc Giang) do anh Hà Văn Tình điều khiển, chở mẹ đẻ. Vụ tai nạn làm hai mẹ con anh Tình bị thương nặng. Công an Trạm CSGT Tùng Diễn đã tạm giữ lái xe và phương tiện gây tai nạn bỏ chạy, bàn giao đối tượng, phương tiện cho Công an tỉnh Bắc Giang điều tra theo thẩm quyền.
Những vụ tai nạn nêu trên chỉ là vài thí dụ trong số hàng nghìn vụ TNGT xảy ra do lái xe sử dụng rượu, bia. Số vụ TNGT do người điều khiển phương tiện sử dụng rượu, bia gây ra có chiều hướng gia tăng trong thời gian qua.
Cảnh sát giao thông Công an tỉnh Vĩnh Phúc kiểm tra nồng độ cồn của lái xe ô-tô.
Một số khó khăn, vướng mắc khi xử lý người vi phạm
Lực lượng CSGT trên toàn quốc đã tích cực kiểm soát và xử lý vi phạm nồng độ cồn đối với người điều khiển phương tiện cơ giới đường bộ, nhất là vào thời điểm từ 12 giờ đến 14 giờ, từ 18 giờ đến 21 giờ hằng ngày. Phần lớn người bị kiểm tra đã chấp hành quy trình kiểm tra, xử lý của lực lượng CSGT. Người vi phạm bị phạt tiền, bị tạm giữ phương tiện, bị tước giấy phép lái xe. Tuy nhiên, lực lượng CSGT cũng gặp một số khó khăn, vướng mắc khi kiểm tra, xử lý người đã uống rượu, bia. Thượng úy Nguyễn Mạnh Lợi, Phó trưởng Phòng CSGT Công an tỉnh Vĩnh Phúc cho biết: Nhiều người điều khiển phương tiện giao thông chưa ý thức được tác hại của rượu, bia, cho nên số lượng người vi phạm còn nhiều. Khi đã uống rượu, bia, những người vi phạm thường có những lời nói, hành động không đúng mực, không kiềm chế bản thân, xúc phạm hoặc không hợp tác với lực lượng CSGT. Nhiều trường hợp vi phạm không chấp hành yêu cầu kiểm tra của CSGT, đóng cửa xe và bỏ đi khỏi nơi vi phạm. Với những trường hợp nêu trên, lực lượng CSGT phải lập biên bản, mời nhân chứng, lấy xác nhận của chính quyền và công an địa phương để niêm phong phương tiện, thuê xe cứu hộ cẩu, kéo về nơi tạm giữ để xử lý. Chia sẻ những khó khăn nêu trên, ại tá Trần Trọng ạo, Trưởng phòng CSGT Công an tỉnh Hà Nam cho biết: Mặc dù lực lượng CSGT và các ngành chức năng tăng cường các biện pháp tuyên truyền, cưỡng chế xử lý vi phạm về nồng độ cồn, nhưng nhiều người uống bia, rượu vẫn điều khiển phương tiện giao thông theo thói quen; một số trường hợp khi lực lượng CSGT kiểm tra nồng độ cồn, người điều khiển phương tiện không hợp tác. Thiết bị đo nồng độ cồn, tuy đã được trang bị cơ bản, nhưng trong quá trình sử dụng thường nhanh hỏng; việc sửa chữa, bảo dưỡng gặp khó khăn, phần nào đã ảnh hưởng đến công tác kiểm tra, xử lý của các cơ quan chức năng...
Thiếu tá Vũ ình Trụ, Trưởng phòng CSGT Công an tỉnh Phú Thọ cho biết: Quá trình kiểm tra, xử lý vi phạm nồng độ cồn tưởng đơn giản, nhưng thực tế lại vô cùng phức tạp. Bởi ban đầu họ chỉ vi phạm giao thông, vi phạm hành chính đơn thuần, nhưng nếu CSGT không giải thích, tuyên truyền, họ rất dễ bị kích động, có thể sẽ lại có những hành vi vi phạm hình sự khác. Vì thế, lãnh đạo Phòng luôn quán triệt cán bộ, chiến sĩ trong quá trình làm nhiệm vụ phải hết sức mềm mỏng, tuyên truyền giải thích để người vi phạm chấp hành. Trong hàng trăm trường hợp vi phạm nồng độ cồn đã bị lập biên bản xử phạt, có khá nhiều trường hợp không làm chủ được hành vi, cho nên đã chống đối CSGT bằng lý sự "cùn" thậm chí "khoe" quan hệ, thách thức, dọa dẫm, chửi rủa CSGT.
Cần nhiều giải pháp đồng bộ và quyết liệt
Theo ông Nguyễn Trọng Thái, Chánh Văn phòng Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia (UBATGTQG), người điều khiển phương tiện sau khi đã uống rượu, bia thường hưng phấn, bốc đồng, chạy xe với tốc độ cao, vi phạm quy tắc giao thông. Ngoài ra, rượu, bia là nguyên nhân trực tiếp làm giảm tốc độ phản ứng của lái xe từ 10 đến 30%; làm giảm khả năng tự chủ, phản xạ, gây ảnh hưởng trực tiếp đến thị giác, cho nên quá trình xử lý thường ước tính sai về khoảng cách dẫn đến gia tăng mức độ rủi ro và TNGT. Hiện nay, tình trạng người điều khiển phương tiện cơ giới đường bộ sau khi đã uống rượu, bia ở nước ta đang ở mức báo động. Một số nghiên cứu chỉ ra rằng, TNGT có nguyên nhân từ uống rượu, bia gây ra từ 20 đến 30%, thời gian xảy ra nhiều TNGT từ 18 đến 24 giờ. Qua phân tích TNGT do người điều khiển uống rượu, bia vẫn là một trong những nguyên nhân hàng đầu và cần có những giải pháp đồng bộ và quyết liệt để ngăn chặn. Bên cạnh việc tăng cường phòng, chống và kiểm soát người điều khiển phương tiện cơ giới đường bộ sử dụng rượu, bia, cần tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng tác hại của việc lạm dụng rượu, bia đối với sức khỏe và an toàn giao thông; nguy cơ gây TNGT do lái xe uống rượu, bia; hậu quả TNGT có nguyên nhân từ rượu, bia; các quy định của pháp luật về xử phạt người điều khiển phương tiện vi phạm quy định nồng độ cồn.
Các địa phương cần áp dụng quy trình kiểm tra nồng độ cồn ngẫu nhiên theo kinh nghiệm quốc tế. Tổ chức tuần tra kiểm soát theo kế hoạch thường xuyên của lực lượng CSGT, trong đó phải kiểm tra các trường hợp nghi sử dụng rượu, bia. Các cơ quan thành viên và Ban ATGT các địa phương xác định nhiệm vụ kiểm soát xử lý vi phạm nồng độ cồn đối với người điều khiển phương tiện cơ giới đường bộ là nhiệm vụ trọng tâm trong hoạt động bảo đảm trật tự an toàn giao thông trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Mùi 2015. Triển khai đồng bộ các giải pháp trên toàn quốc, từ cấp trung ương đến tỉnh, thành phố, quận, huyện, xã, phường. UBATGTQG cũng xây dựng thông điệp, phóng sự phát thanh, truyền hình; thiết kế mẫu pa-nô, áp-phích, tờ rơi về phòng, chống uống rượu, bia đối với lái xe sử dụng thống nhất trên toàn quốc. Bộ Giao thông vận tải cũng chỉ đạo sở giao thông vận tải các tỉnh, thành phố tăng cường kiểm soát nồng độ cồn đối với lái xe kinh doanh vận tải khi xuất bến.
Theo Bao Nhân dân
Khởi tố nguyên công an gây tai nạn chết người rồi bỏ chạy - Nguyên thượng úy công an Nguyễn Văn Xịn vừa bị khởi tố về hành vi vi phạm các quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ gây hậu quả nghiêm trọng. Ngày 16/1, tin tức từ cơ quan CSĐT công an huyện Củ Chi, TP.HCM cho biết, đơn vị đã khởi tố Nguyễn Văn Xịn (31 tuổi, nguyên thượng...