Những phương tiện di chuyển không người lái hiện đại nhất
Bằng cách áp dụng những tiến bộ khoa học từ trí thông minh nhân tạo, camera, cảm biến… các mẫu phương tiện không người lái lần lượt ra đời với nhiều tính năng đặc biệt.
Taxi bay: Hãng Airbus đã thiết kế mẫu xe bay không người lái có thể gọi bằng ứng dụng trên điện thoại. Theo dự án Vahana, bản mẫu sẽ được kiểm định vào cuối năm sau. Airbus tin rằng nhu cầu người dùng tăng cao, kéo theo đó là sự cạnh tranh về chi phí và giá thành sản phẩm.
Xe không người lái: Công ty khởi nghiệp Cruise Automation đã cung cấp phần mềm lái tự động cho Chevrolet Bolt EVs. Các nhân viên của hãng General Motors sử dụng để đi từ nhà đến văn phòng. Giống như các đối thủ cạnh tranh khác, GM tin rằng những chiếc xe không người lái là tương lai của ngành vận tải vốn đang trên đà phát triển như hiện nay.
Waymo Firefly: Thuộc một phần dự án xe tự hành của Google, Waymo đã thiết kế ra chiếc Firefly. Mẫu xe này không có tay lái cũng như bàn đạp ở ghế trước. Với tiêu chí “đem công nghệ tới mọi người và nhanh hơn”, Waymo chỉ tập trung vào việc đưa công nghệ vào các phương tiện giao thông, chứ không có ý định tạo cho mình một chiếc xe riêng.
Xe buýt tương lai Mercedes Benz: Nhằm mang đến cho hành khách cảm nhận dịch vụ vận chuyển trong tương lại, Mercedes Benz cho ra đời chiếc Future Bus chạy hoàn toàn tự động. Xe có nhiều tính năng cao cấp như hệ thống camera, cảm biến radar, GPS… Mẫu xe này được đánh giá tiết kiệm năng lượng hơn so với các loại xe buýt thông thường.
Xe con thoi Harry: Dự án Gateway đã tạo ra chiếc xe không người lái có hình dạng như khoang tàu con thoi có sức chứa 4 người. Xe Harry có thể đạt vận tốc 16 km/giờ mà không cần sự can thiệp của người lái. Xe được được trang bị 5 camera và 3 bộ laser giúp định vị đường đi và quan sát chướng ngại vật. Nó có thể thu thập và xử được hơn 4 Terabyte dữ liệu trong 8 tiếng vận hành, tương đương với một bộ phim dài 2.000 giờ.
Gia Minh
Theo Zing
Video đang HOT
Silicon Valley biến giấc mơ bay thành hiện thực
Không còn là khoa học viễn tưởng, giấc mơ bay bao đời nay bằng phương tiện cá nhân đã trở thành hiện thực tại Thung lũng Silicon.
Xe bay đang trở thành hiện thực.
Cách San Francisco 160 km về phía bắc, một kỹ sư hàng không làm việc cho công ty nhỏ của Silicon Valley, Kitty Hawk, vừa bay thử nghiệm thành công chiếc ôtô bay trên mặt hồ rộng lớn.
Mẫu ôtô bay thử nghiệm có thiết kế ghế ở dạng mở, nặng 100 kg với khoảng không đủ rộng cho một người. Phương tiện được cấp nguồn bởi 8 quả pin lớn với thiết kế giống một chiếc xuồng cao tốc.
Ngành công nghiệp công nghệ hiện nay đang đứng trước nhiều thay đổi. Rất nhiều công nghệ mới được tạo ra cho tất cả lĩnh vực, trong đó có xe hơi. Nhưng khái niệm xe hơi ở đây được nâng tầm lên một mức độ mới - xe bay.
Có thể thấy những chiếc xe hơi sử dụng trí tuệ nhân tạo để tự vận hành đã bắt đầu xuất hiện trên đường phố. Và giờ đây, chiếc xe hơi đó được lắp thêm cánh quạt, có thể di chuyển trên không giống như gắn thêm cánh cho con người.
Tham gia vào lĩnh vực xe bay là rất nhiều công ty khởi nghiệp, phần lớn đều nhận được hỗ trợ của nhiều nhân vật cốt cán trong lĩnh vực công nghệ, chẳng hạn Larry Page của Google.
Các công ty hàng không lớn như Airbus, hay doanh nghiệp điều hành taxi Uber, thậm chí cả chính phủ Dubai cũng không bỏ qua cơ hội một lần trong đời được bay tự do trên không.
Tùy từng công ty mà hướng tiếp cận với xe bay và tầm nhìn tương lai có thể khác nhau, nhưng tất cả đều có một điểm chung: khao khát một ngày nào đó những con người bình thường cũng có thể bay lượn xung quanh bằng phương tiện cá nhân.
Có hàng chục công ty lớn nhỏ đang tham gia vào các quy trình sản xuất phương tiện bay cá nhân.
Dĩ nhiên, thách thức là rất lớn, cả về mặt công nghệ lẫn quy định của chính phủ bản địa. Có lẽ, thách thức lớn nhất là thuyết phục công chúng đây không phải ý tưởng điên rồ.
Xe bay tại Silicon Valley
Kitty Hawk, công ty được Larry Page hỗ trợ, đang cố trở thành một trong những đơn vị đầu tiên thử nghiệm và bán ra thị trường mẫu xe bay từ cuối năm nay.
Kitty Hawk gây chú ý đặc biệt bởi sáng lập Google, Larry Page, và giám đốc điều hành Sebastian Thrun, một nhà công nghệ có ảnh hưởng lớn, đồng thời cũng chính là người tiên phong trong việc phát triển xe hơi tự hành.
Bản thân Sebastian Thrun còn là giám đốc sáng lập phòng thí nghiệm Google X, bộ phận chuyên thực hiện các dự án bí mật và mang tính đột phá của Google.
Năm 2013, , Zee Aero - một chi nhánh của Kitty Hawk đã trở thành tâm điểm đồn đoán của Silicon Valley khi có thông tin bộ phận này đang phát triển mẫu xe bay giống như chiếc taxi.
Khi đó, Larry Page đã từ chối phỏng vấn và chỉ đưa ra bình luận: "Tất cả chúng tôi đều có giấc mơ bay. Bản thân tôi luôn mong muốn một ngày nào đó mình có thể leo lên chiếc xe bay của Kitty Hawk để bay lượn thoải mái trên không trung".
Trong chuyến bay thử nghiệm gần đây, Cameron Robertson - kỹ sư hàng không của Kitty Hawk đã sử dụng hai cần điều khiển để di chuyển xe bay lượn trước và sau trên mặt hồ Clear Lake.
Cảnh tượng đó giống như một chiếc xe Công thức 1 đang cố tăng tốc trong một cuộc đua hiếm có. Sàn bay chỉ cách mặt nước chừng 4,5m, lượn vòng cách bờ khoảng 18 - 28m. Chuyến bay diễn ra chừng 5 phút, sau đó Robertson điều khiển xe bay hạ cánh trên một tấm đế nổi ở mép hồ.
Kitty Hawk Flyer là một trong số một vài mẫu xe bay mà công ty khởi nghiệp có trụ sở tại Mountain View, California đang thiết kế. Công ty này hy vọng sẽ thu hút được lượng khách hàng ổn định và trung thành, những người có thể bỏ ra 2.000USD để bay thử.
Ngành công nghiệp mới
Ở thời điểm hiện tại, mục tiêu của Kitty Hawk là tạo ra một loại hình vận tải mới - những chuyến bay do chính người dân thực hiện, một cách an toàn với sự cho phép của cơ quan chức năng.
"Chúng tôi đã làm việc với Cơ quan quản lý Hàng không Hoa Kỳ (FAA) và tin rằng mọi việc sẽ tiến triển tốt đẹp trên cơ sở hiểu rõ tác động của công nghệ mới với tương lai xã hội chúng ta ra sao", Thrun cho biết.
Hiện tại, xe bay đang được FAA xếp vào mục máy bay siêu nhẹ không đòi hỏi người lái có bằng phi công. Kitty Hawk nói rằng mẫu xe bay cuối cùng có thể sẽ rất khác và vận hành êm ái hơn nhiều so với mẫu thử nghiệm.
Tất nhiên, mảng xe bay không chỉ có mỗi Kitty Hawk. Cạnh tranh là điều không thể tránh khỏi bởi ngoài Kitty Hawk còn có hàng chục công ty khởi nghiệp khác, chưa kể một số hãng lớn như Airbus.
Một mẫu xe bay của Airbus.
Airbus từng công bố hai mẫu phương tiện bay thử nghiệm cất cánh thẳng đứng, đồng thời tiết lộ kế hoạch bay thử nghiệm trước cuối năm nay.
Tại Triển lãm Motor Quốc tế Geneva diễn ra tháng trước, Airbus đã giới thiệu mẫu phương tiện vận hành tự động Pop.Up có thể di chuyển dưới mặt đất và bay trên không.
Trong khi đó, chính phủ Dubai cũng rất quan tâm tới mảng xe bay. Dubai đã hợp tác với Ehang, một công ty của Trung Quốc, bắt đầu thử nghiệm dịch vụ taxi bay vào tháng 7 tới.
Uber cũng không chịu thua kém. Hãng này vừa công bố tầm nhìn tương lai với phương tiện bay đô thị, trong đó nhấn mạnh tới tầm quan trọng của xe bay.
Mẫu xe bay mà hãng EHang Trung Quốc định thử nghiệm trong năm nay tại Dubai.
Tất nhiên, các quy định bay mà cụ thể là hệ thống kiểm soát giao thông trên không cũng cần nhanh chóng được thiết lập.
Cách đây hai năm, NASA bắt đầu phát triển hệ thống kiểm soát giao thông trên không nhằm quản lý tất cả các phương tiện bay, bao gồm cả thiết bị bay không người lái (drone). Hệ thống này có thể kiểm soát "cả một trời drone" mà không xảy ra sai sót nào. Theo kế hoạch, hệ thống này sẽ bắt đầu được thử nghiệm vào năm 2019.
Pin cũng là vấn đề đáng lưu tâm. Công nghệ pin hiện nay không thể hỗ trợ các phương tiện bay cá nhân di chuyển xa, chỉ trong khoảng 48-80km đổ lại.
Tất nhiên, những trở ngại này sẽ sớm được khắc phục. "Silicon Valley có rất nhiều người thông minh và họ sẽ sớm tìm ra giải pháp", Missy Cummings, giám đốc Phòng Thí nghiệm Tự động và Con người tại Đại học Duke, nhận định.
Gia Nguyễn
Theo Zing
Người Đức thử nghiệm taxi bay E-Volo, công ty khởi nghiệp của Đức, dự kiến sẽ cho ra đời dịch vụ taxi bay Volocopter 2X vào năm 2018. Công ty khởi nghiệp E-Volo đang thử nghiệm dịch vụ taxi bay. Dự án này sẽ cạnh tranh với các sản phẩm tương tự của Uber, Airbus hay Zee Aero do Google tài trợ. Với tên gọi Volocopter 2X, máy bay...