Những phương pháp tiên tiến có thể giúp con người chiến thắng ung thư
Trong cuộc chiến chống lại ung thư, giới khoa học luôn không ngừng tìm kiếm các phương pháp điều trị mới, nhằm tiêu diệt các tế bào ác tính hiệu quả hơn, cũng như an toàn hơn với cơ thể.
Liệu pháp nhiệt (Hyperthermia Therapy)
Liệu pháp nhiệt là phương pháp truyền nhiệt cục bộ hoặc toàn thân làm thân nhiệt của người bệnh tăng lên. Việc làm nóng cấp tập này sẽ gây biến tính và đông tụ protein của tế bào, từ đó giúp nhanh chóng tiêu diệt các tế bào trong khối u.
Kết hợp liệu pháp nhiệt với các phương pháp khác có thể kích thích sự chết theo lập trình ở tế bào ung thư. Các mảnh tế bào ung thư đã chết sẽ được làm sạch bởi thực bào và không gây hại tới các tế bào khác ở xung quanh.
Phương pháp điều trị ung thư không xâm lấn (Non-invasive Cancer Treatments)
Các phương pháp điều trị ung thư không xâm lấn có chung đặc điểm là không có vết rạch trên da của bệnh nhân hoặc không cắt bỏ mô sống. Những đặc tính này giúp làm giảm thời gian phục hồi liên quan đến trị liệu ung thư, và cũng sẽ phù hợp với những bệnh nhân đang trong tình trạng không thể phẫu thuật hay nói cách khác là điều trị xâm lấn.
Thực tế, các phương pháp điều trị không xâm lấn cho kết quả tương đương với các đợt hóa trị bổ sung ở một số bệnh nhân, nhưng không giống như hóa trị hoặc xạ trị, không xâm lấn là phương pháp điều trị khối u không gây đau đớn, mệt mỏi, buồn nôn hoặc đau dạ dày, giúp bệnh nhân có chất lượng cuộc sống tốt hơn.
Liệu pháp gen (Gene Therapy)
Video đang HOT
Đây là liệu pháp đưa các enzyme vào tế bào ung thư, khiến chúng dễ bị tác động bởi các tác nhân hóa trị liệu, giúp làm tăng hiệu quả điều trị. Cơ sở của liệu pháp gen là đưa các gen ức chế vào các tế bào phân chia nhanh chóng để làm chậm hoặc ngăn chặn sự phát triển của khối u.
Một ví dụ cụ thể cho liệu pháp gen là việc đưa Thymidine kinase (một loại enzyme có chức năng chính trong quá trình tổng hợp ADN và trong phân chia tế bào) vào tế bào u thần kinh đệm, khiến chúng nhạy cảm hơn với thuốc điều trị.
Liệu pháp gen được đánh giá là một phương pháp điều trị ung thư cho hiệu quả cao, tuy nhiên vẫn đang trong giai đoạn phát triển và thử nghiệm lâm sàng trước khi đưa vào thực tế chữa trị.
Liệu pháp miễn dịch (Immunotherapy)
Liệu pháp miễn dịch sử dụng cơ chế bảo vệ tự nhiên của cơ thể để chống lại các tế bào ung thư.
Một số liệu pháp miễn dịch tấn công các tế bào ung thư hoặc làm chậm lại sự lan rộng của chúng đến các phần khác của cơ thể. Một số khác giúp hệ miễn dịch phá hủy tế bào ung thư một cách dễ dàng hơn. Liệu pháp miễn dịch có thể được sử dụng trước, sau hoặc cùng lúc với các phương pháp điều trị khác, chẳng hạn như hoá trị, hoặc được sử dụng riêng lẻ.
Phương pháp điều trị này thường ít độc hại và hiệu quả hơn các hình thức trị liệu khác.
Vắc xin miễn dịch (Immunotherapeutic Vaccines)
Vắc-xin miễn dịch là một dạng vắc-xin cung cấp cho cơ thể bệnh nhân các công cụ cần thiết để chống lại ung thư. Sipuleucel-T (Provenge) hiện là loại vắc-xin miễn dịch trị liệu duy nhất được FDA chấp thuận sử dụng. Sipuleucel-T được sử dụng cho những người bị ung thư tuyến tiền liệt giai đoạn muộn, đã không còn đáp ứng với các hình thức điều trị ung thư khác.
Với phương pháp điều trị này, các tế bào miễn dịch được lấy ra khỏi máu của bệnh nhân và gửi đến phòng thí nghiệm. Tại đây, tế bào miễn dịch được tiếp xúc với hóa chất biến chúng thành các tế bào miễn dịch đặc biệt gọi là tế bào đuôi gai. Các tế bào đuôi gai sau đó được tiếp xúc với một loại protein gọi là phosphatase axit prostatic (PAP), tạo ra phản ứng miễn dịch chống lại các tế bào ung thư tuyến tiền liệt.
Hình thức điều trị này hiện cũng đang được áp dụng cho ung thư phổi và ung thư bàng quang. Tuy nhiên, phác đồ điều trị hiện vẫn đang trong giai đoạn phát triển ban đầu.
Liệu pháp chuyển tế bào nuôi (Adoptive Cell Transfer Therapies)
Chuyển tế bào nuôi bao gồm việc tách các tế bào miễn dịch (thường là tế bào bạch cầu) khỏi cơ thể bệnh nhân, tái thiết kế chúng để khiến chúng có khả năng chống lại các dạng tế bào ung thư cụ thể và sau đó truyền lại vào cơ thể bệnh nhân.
Liệu pháp tế bào nuôi sẽ sử dụng tế bào T, một loại tế bào miễn dịch, có chức năng chống lại ung thư và các bệnh khác. Các bác sĩ sẽ lấy tế bào T từ máu hoặc mô khối u của bệnh nhân, sau đó phát triển chúng với số lượng lớn hơn nhiều trước khi đưa trở lại cơ thể bệnh nhân. Đôi khi, quá trình này bao gồm việc sửa đổi các tế bào T, để chúng có khả năng tiêu diệt các mô ung thư hiệu quả hơn.
Các phương pháp điều trị ung thư khác nhau như thế nào?
Nhắc đến điều trị ung thư, chúng ta thường nghĩ tới phẫu thuật, hóa trị hoặc xạ trị. Tuy nhiên, trên thực tế, hiện có ít nhất 7 phương pháp đang được sử dụng phổ biến để chữa căn bệnh này.
Phẫu thuật là phương pháp thường thấy, trong các phác đồ điều trị của bệnh nhân ung thư thể rắn. Bên cạnh việc cắt bỏ khối u, bác sĩ phẫu thuật cũng thường sẽ cắt bỏ một số hạch bạch huyết ở khu vực lân cận, để giảm thiểu khả năng phát tán của tế bào ung thư đi khắp cơ thể.
Mục tiêu của phương pháp này là tiêu diệt các tế bào ung thư, bằng cách sử dụng thuốc chuyên nhắm vào các tế bào có tốc độ nhân đôi nhanh hiện diện trong cơ thể. Phương pháp hóa trị sẽ khiến khối u ung thư teo lại. Tuy nhiên, mặt trái của nó là tấn công cả những tế bào nhân nhanh khỏe mạnh, điển hình như tế bào tủy xương, tế bào nang lông, từ đó gây tác dụng phụ không mong muốn.
Dùng tia phóng xạ liều cao để tiêu diệt các tế bào ung thư bên trong cơ thể. Phương pháp này có thể được sử dụng để khiến khối u teo nhỏ, trước khi thực hiện phẫu thuật cắt bỏ hoặc dùng làm giảm các triệu chứng bệnh liên quan đến ung thư.
Sử dụng các loại thuốc có khả năng thay đổi cách hoạt động của một số loại hormone nhất định, hoặc ức chế khả năng sản sinh các loại hormone này của cơ thể. Đối với các dạng ung thư mà hoạt động hormone đóng vai trò chủ chốt như: ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt, liệu pháp hormone là cách điều trị được sử dụng phổ biến.
Sử dụng thuốc hoặc các phương pháp điều trị khác để tăng cường sức mạnh của hệ miễn dịch, đồng thời kích thích "lực lượng phòng vệ" này tấn công các tế bào ung thư. Chất ức chế chốt kiểm soát miễn dịch và chuyển tế bào nuôi là 2 liệu pháp miễn dịch đang được sử dụng phổ biến hiện nay.
Đây là phương pháp điều trị thường được áp dụng với những bệnh ung thư liên quan đến máu, ví dụ như: bệnh bạch cầu, đa u tủy. Cụ thể, sau khi điều trị bằng hóa, xạ trị, các tế bào tạo máu của bệnh nhân thường bị tổn thương nghiêm trọng do tác dụng phụ. Do đó, các bác sĩ sẽ phải cấy ghép tế bào gốc tạo máu vào cơ thể bệnh nhân, để bù đắp lại số đã bị phá hủy trước đó. Các tế bào gốc sẽ được truyền vào mạch máu thông qua tĩnh mạch. Qua thời gian, tế bào gốc cấy ghép sẽ dần ổn định trong tủy xương của bệnh nhân và bắt đầu thực hiện chức năng sản sinh các tế bào máu khỏe mạnh.
Liệu pháp này chỉ nhằm vào tế bào ung thư, mà cụ thể là tấn công và ngăn chặn các gen hay protein chuyên biệt (được gọi là các phân tử đích), tìm thấy trong tế bào ung thư hoặc có liên quan đến sự phát triển của khối u, từ đó ngăn chúng phát triển, phân chia và lan rộng. Bên cạnh đó, liệu pháp trúng đích còn có thể tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể. Thuốc phân tử nhỏ và kháng thể đơn dòng là 2 liệu pháp trúng đích phổ biến hiện nay, cụ thể:
- Thuốc phân tử nhỏ: loại thuốc thường được dùng trong điều trị ung thư máu
- Kháng thể đơn dòng: Có khả năng ức chế các mạch máu nuôi khối u.
Giải pháp nào cho những bệnh nhân ung thư có nhu cầu sinh con? Song song với việc tiêu diệt khối u, bảo toàn khả năng thụ thai ở bệnh nhân ung thư cũng là một trong những nhiệm vụ được đặt ra, trong cuộc chiến chống lại căn bệnh nan y này. Nhiều người không may mắc ung thư khi còn trẻ tuổi và vẫn đang có nhu cầu sinh con. Trong khi đó, các phương...