Những phương pháp điều trị đau mắt đỏ
Đau mắt đỏ (Viêm kết mạc) là tình trạng viêm nhiễm mắt thường gặp do vi khuẩn, virus hoặc dị ứng gây ra. Bệnh dễ lây qua đường hô hấp, hay tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với dịch rỉ mắt của người bệnh. Bệnh rất thường gặp và dễ điều trị.
Những phương pháp điều trị đau mắt đỏ
Đau mắt đỏ do vi khuẩn thường gây ra rỉ dịch ở mắt, có màu vàng hoặc xanh lá cây, xuất hiện ở gốc mắt, bệnh tự khỏi sau vài ngày. Người bệnh có thể tự điều trị các triệu chứng của bệnh ngay tại nhà và thuốc kháng sinh sẽ giúp rút ngắn thời gian ủ bệnh, bằng cách chườm lạnh để giảm triệu chứng phù nề; rửa mặt bằng nước lạnh và sạch và nhỏ nước mắt nhân tạo. Nếu bị dử mắt, hãy đắp một lát chanh lên ống tuyến lệ, mi mắt.
Trong các trường hợp nghiêm trọng, dịch nhầy có thể làm hai mí mắt dính chặt vào nhau. Bệnh này có thể xuất hiện ở một bên mắt hoặc cả hai mắt, đặc biệt viêm kết mạc do vi khuẩn thường rất dễ lây lan. Hãy đến gặp bác sĩ, bác sĩ sẽ kê toa bao gồm thuốc kháng sinh, kháng viêm hoặc mỡ tra mắt để điều trị.
Đau mắt đỏ do dị ứng: Bệnh nhân cần tránh tiếp xúc với tác nhân gây bệnh nếu biết. Virus có thể tấn công vào một bên mắt hoặc cả hai mắt, và làm cho mắt của người bệnh trở nên nhạy cảm với ánh sáng. Viêm kết mạc do siêu vi (viral conjunctivitis) rất dễ lây lan và khó điều trị. Bệnh này thường cần thời gian mới có thể tự chữa lành, thời gian lành bệnh có thể kéo dài từ một đến ba tuần. Cách tốt nhất để điều trị bệnh viêm kết mạc do siêu vi là ngăn ngừa các biến chứng có thể phát sinh.
Nhưng nếu bệnh nhân mắc các triệu chứng dị ứng nghiêm trọng thì cần phải gặp ngay bác sĩ, bác sĩ sẽ kê toa thuốc nhỏ hoặc thuốc uống giảm tình trạng dị ứng; Nhỏ nước mắt nhân tạo để giảm cảm giác ngứa..
Điều trị đau mắt đỏ tại nhà
Sử dụng thuốc dị ứng.
Nếu bạn bị viêm kết mạc do dị ứng nhẹ thì thuốc dị ứng thông thường có thể giúp bạn loại bỏ các triệu chứng này chỉ trong vòng vài giờ đến vài ngày. Nhưng nếu các triệu chứng không nhanh chóng thuyên giảm, có thể bạn đã bị nhiễm bệnh viêm kết mạc do vi khuẩn hoặc siêu vi.
Thử dùngthuốc antihistamine (thuốc có tác dụng chống chất histamin). Cơ thể sẽ phản ứng với các tác nhân gây dị ứng bằng cách sản xuất ra một loại hoá chất có tên gọi histamin, loại hoá chất này là thủ phạm gây đau mắt đỏ và các triệu chứng dị ứng khác. Thuốc antihistamine giúp làm giảm hoặc ngăn chặn hoàn toàn lượng histamin do cơ thể sản sinh, từ đó giúp ngăn chặn các triệu chứng đau mắt đỏ.
Sử dụngthuốc thông mũi. Mặc dù thuốc thông mũi không giúp chống lại ảnh hưởng bởi các tác nhân gây dị ứng nhưng thuốc sẽ giúp bạn kiểm soát tình trạng viêm nhiễm mô mắt.
Thường xuyên lau sạch vùng mắt bị nhiễm bệnh.
Bất kể khi nào mắt xuất hiện rỉ dịch, hãy dùng khăn lau sạch mắt để ngăn ngừa vi khuẩngây mưng mủ cho mắt.
Lau mắt bắt đầu từ vị trí gốc mắt trong cùng, ngay cạnh mũi. Nhẹ nhàng lau toàn bộ mắt theo chiều tiến dần về đuôi mắt bên ngoài. Cách này sẽ giúp loại bỏ dịch nhầy khỏi ống dẫn nước mắt và mắt của bạn một cách an toàn.
Rửa tay thật sạch trước và sau khi lau mắt.
Dùng khăn hoặc giấy sạch lau mắt để tránh chất dịch dính trở lại vào mắt.
Vứt bỏ khăn giấy hoặc khăn lau mắt dùng một lần, bỏ khăn mặt vào sọt chứa đồ giặt ngay sau khi sử dụng.
Video đang HOT
Sử dụng thuốc nhỏ mắt (không cần đơn thuốc).
“Nước mắt nhân tạo” có thể làm giảm nhẹ các triệu chứng và giúp bạn rửa mắt.
Hầu hết, các loại thuốc nhỏ mắtthông thường là những dung dịch bôi trơn dịu nhẹ có chiết xuất từ nước muối được sử dụng thay thế cho nước mắt. Thuốc nhỏ mắt có thể làm giảm triệu chứng khô mắt do đau mắt đỏ gây ra và rửa sạch các chất bụi bẩn gây kéo dài các triệu chứng viêm kết mạc do siêu vi, vi khuẩn, hoặc do dị ứng.
Một vài loại thuốc nhỏ mắt không cần kê toa có chứa chất kháng histamin rất hữu hiệu trong việc điều trị viêm kết mạc do dị ứng.
Chườm lạnh hoặc chườm ấm.
Ngâm một chiếc khăn mềm, sạch, không bị dính bụi vào nước. Sau đó,vắt khăn thật khô, nhắm mắt lại rồi chườm nhẹ khăn lên mắt.
Cách tốt nhất để điều trị bệnh viêm kết mạc do dị ứng là chườm lạnh, nhưng chườm ấm giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn và làm giảm sưng tấy khi mắc bệnh viêm kết mạch do siêu vi hoặc do vi khuẩn.
Lưu ý rằng: chườm ấm có thể làm tăng nguy cơ lây nhiễm sang vùng mắt còn lại. Vì vậy, bạn nên thay gạc sau mỗi lần sử dụng và dùng các miếng gạc khác nhau cho mỗi bên mắt.
Tháo bỏ kính áp tròng.
Nếu đang sử dụng kính áp tròng thì hãy tháo bỏ ngay khi biết bị đau mắt đỏ. Kính áp tròng có thể gây khó chịu cho mắt, làm các biến chứng trở nên trầm trọng hơn. Hơn nữa, kính áp tròng còn có thể lưu giữ lại các vi khuẩn gây viêm kết mạc trong mắt.
Loại kính áp tròng sử dụng một lần (disposable contacts) có thể loại bỏ ngay nếu bạn sử dụng chúng trong khi bị viêm kết mạc do vi khuẩn hoặc do siêu vi.
Loại kính áp tròng sử dụng nhiều lần (non-disposable contacts) nên được làm sạch kỹ lưỡng trước khi tái sử dụng.
Ngăn ngừa lây lan.
Viêm kết mạc do siêu vi và do vi khuẩn đều rất dễ lây lan và bạn có thể bị tái nhiễm sau khi khỏi bệnh nếu bệnh lây lan sang các thành viên khác trong gia đình.
Không chạm tay vào mắt. Nếu chạm tay vào mắt hoặc mặt, hãy nhanh chóng rửa sạch tay ngay lập tức. Ngoài ra, bạn cũng nên rửa tay sau khi sử dụng các loại thuốc dành cho mắt.
Sử dụng khăn mặt sạch và thay vỏ gối mỗi ngày trong suốt thời gian bị bệnh.
Không dùng chung bất kỳ sản phẩm nào chạm vào mắt như: thuốc nhỏ mắt, khăn mặt, kính áp tròng, mỹ phẩm dùng cho mắt, dung dịch dùng cho kính áp tròng , hộp đựng kính hoặc khăn lau kính.
Không sử dụng mỹ phẩm trên mắt cho đến khi khỏi bệnh hoàn toàn bởi các loại mỹ phẩm này có thể làm bạn tái nhiễm bệnh. Nếu bạn từng sử dụng bất kỳ một loại mỹ phẩm nào đó khi bị đau mắt đỏ, hãy vứt bỏ nó ngay.
Xin nghỉ học hoặc nghỉ làm vài ngày. Hầu hết, mọi bệnh nhân khi mắc bệnh viêm kết mạc do siêu vi có thể đi học hoặc đi làm sau 3 đến 5 ngày, khi các triệu chứng được cải thiện rõ rệt. Nhiều người bị nhiễm bệnh viêm kết mạc do vi khuẩn có thể đi học hoặc đi làm sau khi các
Mặc dù các loại thuốc nhỏ không cần đơn thuốc có thể đem lại hiệu quả cho nhiều người bị đau mắt đỏ nhưng thuốc nhỏ mắt được kê đơn thường là những loại thuốc nhỏ mắt mạnh giúp bạn khỏi bệnh nhanh hơn.
Điều trị viêm kết mạc do vi khuẩn bằng thuốc nhỏ mắt có chứa kháng sinh. Thuốc nhỏ mắt có chứa kháng sinh là phương pháp điều trị bằng cách tấn công trực tiếp các vi khuẩn gây bệnh. Loại thuốc này sẽ giúp loại bỏ viêm nhiễm chỉ sau vài ngày, tuy nhiên, bạn có thể thấy được sự khác biệt sau 24 giờ đầu tiên. Hãy tuân theo chỉ định của bác sĩ và đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng các loại thuốc này.
Điều trị viêm kết mạc do dị ứng bằng các loại thuốc nhỏ mắt kháng histamin hoặc có chứa steroid. Bạn có thể tìm mua một vài loại thuốc nhỏ mắt kháng histamin mà không cần kê toa nhưng những loại thuốc mạnh hơn chỉ được phép bán khi có toa thuốc của bác sĩ. Đôi khi, các tình trạng viêm kết mạc dị ứng nghiêm trọng cũng có thể được điều trị bằng các loại thuốc nhỏ mắt có chứa steroid.
Sử dụng thuốc mỡ tra mắt có chứa kháng sinh.
Chứng biến mất hoặc 24 giờ sau khi sử dụng thuốc kháng sinh điều trị bệnh.
Điều trị theo đơn thuốc
Dùng thuốc nhỏ mắt theo đơn thuốc.
Thuốc bôi mắt (thuốc mỡ tra mắt) có chứa kháng sinh dễ sử dụng hơn thuốc nhỏ mắt, đặc biệt khi dùng cho trẻ nhỏ.
Hãy nhớ rằng thuốc mỡ bôi mắt sẽ làm mờ thị giác trong 20 phút sau khi sử dụng. Tuy nhiên, thị giác của người bệnh sẽ được khôi phục ngay sau khoảng thời gian này.
Nếu điều trị theo phương pháp này, bệnh viêm kết mạc do vi khuẩn sẽ khỏi hẳn chỉ sau vài ngày.
Tìm hiểu về thuốc kháng virus.
Nếu bác sĩ nghi ngờ bệnh viêm kết mạc do siêu vi của bạn là do các virus herpes simplex gây nên, có thể họ sẽ quyết định kê đơn cho bạn dùng các loại thuốc kháng virus.
Thuốc kháng virus là một lựa chọn phù hợp ngay cả khi bạn từng gặp các vấn đề về sức khoẻ, làm suy yếu hệ miễn dịch.
Những bài thuốc y học cổ truyền chữa đau mắt đỏ
Thuốc uống:
Bài 1: kim ngân hoa 16g, chi tử 12g, hoàng đằng 8g, chút chít 12g, kinh giới 12g, bạc hà (cho sau) 6g, lá dâu 16g, cúc hoa 12g. Sắc uống.
Bài 2: kim ngân 16g, liên kiều 12g, chi tử 8g, hoàng cầm 12g, bạc hà (cho sau) 6g, ngưu bàng tử 12g, cát cánh 6g. Sắc uống.
Bài 3: tang diệp 6g, cúc hoa 6g, đạm trúc diệp 30g, bạch mao căn 30g, bạc hà 4g; hãm với nước sôi thêm chút đường uống thay trà. Chữa viêm kết mạc mắt cấp tính (đau mắt đỏ).
Bài 4: tang diệp 12g, cúc hoa 12g, thảo quyết minh 8g. Sắc uống. Trị viêm kết mạc, mắt đỏ sưng đau.
Thuốc dùng ngoài:
Lá phù dung (tươi, non) 1 – 2 lá, muối biển 5 – 10 hạt. Giã nát, cho lên gạc đắp vào mắt, 1 – 2 ngày.
Tang diệp 63g, mang tiêu 12g. Sắc lá dâu lấy 500ml nước, bỏ bã, hoà tan mang tiêu, gạn lấy nước trong rửa mắt khi còn ấm.
Thể nặng: Ngoài những chứng trạng như thể nhẹ, bệnh phát nhanh, hai mắt sưng to, đau nhức, nước mắt nước mũi đầm đìa, sợ lạnh, sốt, nằm ngồi không yên. Nếu nặng hơn thì người bệnh không ngủ được, ăn không ngon.
Dùng bài: Bát chính tán: đại hoàng 10g, mộc thông 12g, xa tiền tử 12g, cù mạch 12g, biển súc 12g, hoạt thạch 12g, chi tử 12g, cam thảo chích 8g. Sấy khô tán bột mịn. Ngày uống 3 lần, mỗi lần 20g, uống với nước sắc đăng tâm thảo.
Theo thoidai
Khuyến cáo phòng chống các bệnh dịch, khử trùng nước sinh hoạt sau mưa lũ
Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) đã đưa ra khuyến cáo người dân chủ động phòng tránh các bệnh truyền nhiễm thường xảy mùa mưa bão gồm tiêu chảy, đau mắt đỏ, viêm đường hô hấp, cảm cúm...
Vệ sinh môi trường, phòng bệnh mùa mưa lũ
Cục Y tế dự phòng cũng đã có công điện gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố đề nghị chủ động triển khai các phương án ứng phó về y tế và công tác phòng chống dịch bệnh, cung cấp nước sạch, vệ sinh môi trường trước, trong và sau bão, lũ lụt.
Cục Y tế dự phòng đề nghị Sở Y tế các địa phương tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn người dân trong vùng nguy cơ bị ảnh hưởng bão lụt triển khai các biện pháp đảm bảo vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm, xử lý xác súc vật chết và các biện pháp vệ sinh khác theo các khuyến cáo về các biện pháp phòng chống dịch bệnh sau bão lụt đã được đăng tải trên website của Cục Y tế dự phòng http://www.vncdc.gov.vn.
Các Sở Y tế tổ chức giám sát, kịp thời phát hiện và xử lý triệt để các ổ dịch bệnh truyền nhiễm xảy ra sau bão và ngập lụt như: tiêu chảy, đau mắt đỏ, viêm đường hô hấp, nấm kẽ chân, cúm, sốt xuất huyết, đặc biệt cần đề phòng các bệnh lây truyền qua đường tiêu hóa như tiêu chảy, tả, lỵ, thương hàn... Duy trì thường trực các đội cơ động chống dịch để sẵn sàng hỗ trợ tuyến dưới.
Ngành y tế các địa phương hỗ trợ cung cấp hóa chất, hướng dẫn người dân triển khai thau rửa và khử trùng nước giếng, nước sinh hoạt bằng Chloramin B, Aquatabs hoặc những hóa chất khử khuẩn khác tại các vùng bị mưa lũ, ngập lụt và sạt lở đất. Bảo đảm nhân lực, thuốc, hóa chất, trang thiết bị và cơ sở vật chất phục vụ cho công tác phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm cho các địa phương trong vùng bị ảnh hưởng của mưa bão, sạt lở đất và ngập lụt.
Trong mùa mưa bão, Cục Y tế dự phòng mạnh mẽ khuyến cáo người dân triển khai các biện pháp đảm bảo vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường, an toàn thực phẩm sau những ngày mưa bão.
Người dân cần chủ động đảm bảo vệ sinh môi trường quanh khu vực mình sinh sống, thau rửa và khử trùng nước giếng, nước sinh hoạt theo hướng dẫn của nhân viên y tế tại địa phương.
Nhằm phòng tránh các dịch, bệnh nguy hiểm sau mùa mưa bão, Cục Y tế dự phòng khuyến cáo người dân: Thực hiện ăn chín, uống chín, bảo đảm an toàn thực phẩm, thường xuyên rửa tay với xà phòng. Thực hiện thau rửa bể nước, giếng nước, dụng cụ chứa nước và dùng những hóa chất để khử trùng nước sử dụng cho ăn uống và sinh hoạt.
PHƯƠNG THU
Theo tuoitrethudo
4 loại bệnh thường phát triển vào mùa mưa chúng ta cần hết sức phòng tránh Mùa mưa là cơ hội thuận lợi cho rất nhiều dịch bệnh phát triển, đặc biệt những bệnh sốt xuất huyết, cảm cúm, đau mắt đỏ và các bệnh ngoài da. 1. Cảm cúm và các bệnh hô hấp Thời tiết mưa nhiều làm tăng khả năng mắc các bệnh về đường hô hấp trong đó phổ biến nhất là cúm, cảm lạnh....