Những phụ nữ gánh cá lúc nửa đêm
“Làm việc từ 3h sáng đến 10h trưa, mỗi chuyến chở cá được 10 nghìn, 20 nghìn đồng. Một ngày may mắn lắm cũng kiếm được 50-70 nghìn” – đó là lời tâm sự của phu cá Nguyễn Thị Say, người đã có 20 năm làm nghề.
Họ làm việc bất kỳ lúc nào, kể cả 1h, 2h giờ sáng nếu có người thuê
3h sáng, chúng tôi có mặt tại cảng cá Thạch Kim, xã Thạch Kim, huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh. Trong đám đông tiểu thương đang tấp nập mua bán, thấp thoáng những người phụ nữ nhỏ bé với quang gánh trên vai đang hì hục gánh cá. Đó là những phu cá – chuyên vận chuyển cá thuê cho các tiểu thương, chủ thuyền.
Chứng kiến một buổi làm việc của các phu cá chúng tôi cũng phần nào hiểu được sự vất vả, nhọc nhằn của cái nghề này. Mỗi phu cá là một hoàn cảnh và có những câu chuyện riêng nhưng đó đều là những gia đình nghèo khó, không có công ăn việc làm…
Ít việc nên chị Say nhận cả việc xách nước
Sau khi nhận cá, các phu cá phải rửa cho sạch trước khi chở tới vị trí theo yêu cầu của các tiểu thương, chủ tàu
Chị Vương Thị Thanh (SN 1957, trú tại Thạch Bằng) là một trong những phu cá có hoàn cảnh hết sức khó khăn. Nhà chị có 6 người con, chồng mất cách đây hơn 2 năm bởi căn bệnh ung thư. Chồng chết để lại cho chị món nợ hơn 50 triệu đồng. Tuổi đã nhiều, sức cũng kém dần, nhưng hằng ngày chị vẫn thức dậy từ 2h sáng, 3h sáng để mưu sinh, kiếm tiền trang trải cuộc sống hằng ngày.
“Nhà có 6 đứa con, 4 đứa con gái đã đi lấy chồng. Hoàn cảnh đứa nào cũng khó khăn, làm vất vả mới may mắn đủ ăn. 2 đứa con trai sau thì cũng bươn chải đủ nghề, đi lao động Thái Lan nhưng làm ăn không gặp nên cũng trở về, giờ đang đi làm phụ hồ”.
“Gánh 1 tạ cá với khoảng cách 400 đến 500m thì được trả 20 nghìn, 30 nghìn. Giá là do các tiểu thương họ tự trả. Những hôm cá về nhiều thì cũng kiếm được 70 nghìn đến 100 nghìn. Nhiều ngày đứng cả buổi không có ai thuê” – chị Thanh cho biết.
Trong những phu cá, chị Trần Thị Say (1956, trú tại xã Thạch Kim) là người có “kinh nghiệm” lâu năm nhất với 20 năm trong nghề.
Video đang HOT
Vừa xách xô nước lên cho một tiểu thương, chị Say cho biết: “Xách 2 xô nước được 4 nghìn chú ạ. Hôm nay cá ít nên không có việc, ai thuê việc gì cũng làm”.
Việc chuyển cá từ tàu lên bờ như thế này khiến nước cá hôi tanh chảy thẳng vào người các phu cá rất dễ gây các bệnh ngoài da
Cũng như những phu cá khác, hoàn cảnh gia đình chị Say cũng hết sức khó khăn, con đông, chồng thì suốt ngày đau ốm. Cuộc sống của gia đình chị phụ thuộc vào công việc gánh cá thuê này. Nhìn chi Say với dáng người nhỏ thó nặng chưa tới 45kg gánh gần 1tạ cá bước đi thoăn thoắt, chúng tôi không khỏi thương cảm.
Chị Say cho biết: “Trước chị có thể gánh hơn 1 tạ. Giờ sức khỏe yếu rồi. Nhưng không làm nghề này thì không biết làm gì cả”.
Là người làm việc lâu năm, lại biết được hoàn cảnh khó khăn nên nhiều tiểu thương, chủ thuyền có việc gì cũng “ưu tiên” nhờ chị Say. Có ngày chị cũng kiếm được 150 nghìn.
Mới 7h sáng nhưng cái nắng nóng như muốn thiêu đốt. Những phu cá vẫn dõi theo các tiểu thương, chủ thuyền để tìm việc.
Rất nhiều phu cá chờ cả 3, 4 tiếng vẫn không có việc
Hôm nay thuyền về ít nên rất nhiều phu cá không có việc để làm. Đang ngồi tại bến cá, chị Trần Xuân Lộc (thôn Hoa Thành, xã Thạch Kim) cho biết: “Hôm nay cá về ít nên không có việc. Ngồi từ 3h sáng tới giờ mà mới gánh được 1 chuyến cá. Mới được 10 nghìn chú à”.
9h chúng tôi rời cảng cá. Mặt trờ đã lên cao, bến cá vẫn còn khá tấp nập với cảnh mua bán. Những phu cá thì vẫn đang cố gắng bám lại để hy vọng có người thuê…
Xuân Sinh
Theo Dantri
"Nếu sợ, ngư dân chúng tôi đã không ra khơi!"
Ngư dân Đặng Phi (SN 1965, trú phường Hòa Cường Nam, Hải Châu, Đà Nẵng, chủ tàu DNa 90081 TS) khảng khái nói tại bến cá Thọ Quang, quận Sơn Trà, Đà Nẵng, khi chuẩn bị lên tàu thẳng tiến ra Hoàng Sa.
Chiều ngày 15/5, tại cảng cá số 1 âu thuyền Thọ Quang, Hội doanh nghiệp quận Hải Châu (Đà Nẵng) đã tổ chức động viên, thăm hỏi 10 tàu cá công suất lớn của ngư dân trên địa bàn trước khi xuất phát ra ngư trường Hoàng Sa tiếp tục bám biển, bảo vệ vùng biển chủ quyền. Trong đợt này, mỗi tàu cá được hỗ trợ 5 triệu đồng cùng với nhu yếu phẩm cần thiết để ngư dân bám biển.
Phó Giám đốc Sở NN&PTNT TP Đà Nẵng - Nguyễn Đỗ Tám - chúc ngư dân Lê Văn Sang gặp nhiều thuận lợi trong chuyến biển sắp tới
Ông Đặng Phi cho hay, mấy ngày nay ngư dân vẫn tiến hành sản xuất bình thường trên biển vì đây là ngư trường của mình, mình cứ đánh bắt. Có gì bất trắc đã có lực lượng Kiểm ngư hỗ trợ nên ngư dân cũng yên tâm.
Ông Phi cho hay ông tham gia tổ đánh cá đoàn kết số 6 phường An Hải Bắc (quận Sơn Trà) gồm 7 tàu hỗ trợ nhau trong lúc đánh bắt. Trao đổi với PVDân trí tại cảng cá số 1 âu thuyền Thọ Quang về chuyến biển sắp xuất phát, ông Phi khẳng định: "Nếu sợ Trung Quốc thì chúng tôi đã không ra khơi!".
Trong đợt ra khơi này, ông Phi cùng 7 ngư dân khác đi từ 15-20 ngày; thực phẩm, nước, đá, nhiên liệu... ông đã mua sắm với số tiền gần 100 triệu đồng. Ông nói: "Đánh đến khi nào hết đá hết dầu thì về, quan trọng là trông cho gặp luồng cá".
Các tàu cá công suất lớn của ngư dân Đà Nẵng chuẩn bị vươn khơi bám biển dài ngày
Còn ngư dân Nguyễn Văn Điều (SN 1974, trú phường Thuận Phước, Hải Châu, Đà Nẵng, chủ tàu cá DNa 90350 TS) cùng 10 ngư dân khác cũng chuẩn bị xuất phát ra Hoàng Sa. Theo ông Điều, dù tình hình có căng thẳng nhưng nếu không ra khơi thì vợ con ở nhà cũng như các bạn tàu sẽ khó khăn. Hơn nữa, ra khơi cũng là thể hiện chủ quyền của mình trên vùng biển quen thuộc mà bấy lâu nay ngư dân Đà Nẵng nói riêng và các tỉnh khác đã khai thác bấy lâu nay.
"Dự kiến chuyến đi biển này từ 20-25 ngày nhưng nếu trúng cá hoặc hết đá thì mới quay trở về", ông Điều khẳng định.
Trong đợt xuất phát ra khơi này còn có tàu hậu cần nghề cá lớn nhất Đà Nẵng của ngư dân Lê Văn Sang mang số hiệu DNa 90444 TS với công suất máy gần 1.300 CV. Nhiệm vụ của tàu ông Sang là ra biển mang theo các nhu yếu phẩm, dầu, đá... trao đổi với ngư dân ngay trên biển, điều này làm cho ngư dân thuận lợi rất nhiều trong việc bám biển dài ngày.
Ông Sang cho biết mỗi chuyến biển của mình kéo dài từ 3-5 ngày. Khi nào đầy tàu thì quay vào bờ bán lại cá rồi mua nhu yếu phẩm, dầu... tiếp tục vươn khơi. Phát biểu với các PV tại cầu cảng số 1 âu thuyền Thọ Quang, ông Lê Văn Sang khẳng định: "Biển của mình thì mình khai thác và giữ gìn, nếu không con cháu chúng ta sẽ không có biển để làm ăn".
Được hỗ trợ của các tổ chức, đơn vị, doanh nghiệp các ngư dân như tiếp thêm sức mạnh, tự tin và yên tâm hơn trong vùng biển chủ quyền của mình. Ngoài ra, với sự hỗ trợ của lực lượng Kiểm ngư, ngư dân càng vững tin hơn trong những chuyến biển của mình.
Biển của mình, mình cứ ra khơi!
TS. Nguyễn Quang Vinh Bình, Chi cục trưởng Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh TT-Huế cho hay, ngày 15/5, hàng trăm thuyền của ngư dân đã ra khơi bám biển, đánh bắt hải sản, dù tình hình trên biển vẫn đang căng thẳng.
UBND tinh Thừa Thiên Huế đa quyêt đinh hô trơ ngư dân 214 triêu đông, hiên Sơ Tai chinh đang trinh Uỷ ban tinh hô trơ đơt tiêp theo.
Các tàu cá Huế vẫn thu nhập rất nhiều cá tôm sau các chuyến đi biển gần giàn khoan trái phép Trung Quốc những ngày qua
Ông Trần Vẹm, chủ tàu cá lớn ở làng Đông Hải, chia sẻ: "Những chuyến đi gần đây khi tàu cá đến gần khu vực Trung Quốc lắp giàn khoan trái phép ở vùng biển Hoàng Sa của Việt Nam sẽ bị tàu nước họ rượt đuổi. Chúng tôi phải giữ khoảng cách khoảng 5-7 hải lý khi qua khu vực này, dù tốn thêm nhiên liệu nhưng chúng tôi không bỏ cuộc vì đảo Hoàng Sa, Trường Sa là 2 ngư trường chính lâu nay của ngư dân Việt Nam, và là vùng biển của tổ quốc chúng ta. Việc Trung Quốc cấm ở trên biển Hoàng Sa lâu nay chúng tôi xem đó là chuyện thường, biển của mình, mình cứ bình thường mà ra khơi, có chi mà sợ".
Ở cảng cá Thuận An (huyện Phú Vang), nhiều ngư dân cũng tỏ ra bất bình trước hành động của Trung Quốc những ngày qua. Ngư dân Lê Phức (37 tuổi, trú thôn Tân Lập, thị trấn Thuận An), chủ tàu cá công suất 500CV chia sẻ: "Mùa tháng 5 có rất nhiều cá, tuy nhiên những ngày qua chúng toi bị xua đuổi rất xa so với nơi đặt giàn khoan trái phép. Tuy có khó khăn do phải chạy vòng nhưng chúng tôi quyết một lòng không sợ, phải ra khơi để thể hiện tình yêu với đất nước".
Cũng để hỗ trợ, bảo vệ và nhằm giảm bớt thiệt hại khi gặp tàu Trung Quốc, cán bộ chiến sĩ Biên phòng các tỉnh Thừa Thiên - Huế đã liên tục nhắc nhở, hướng dẫn cho tàu ngư dân nên đi theo từng nhóm, thường xuyên giữ liên lạc, để có gì bất trắc kịp thời hỗ trợ cho nhau. Và yêu cầu ngư dân khi phát hiện những dấu hiệu bất thường trên biển phải thông báo về chỉ huy trên đất liền để nắm bắt, có hướng xử lý.
Cảng cá Thuận An tấp nập người mua bán.
Công Bính - Đại Dương
Theo Dantri
Dòng người tấp nập ở ga Sài Gòn ngày đầu kỳ nghỉ lễ Sáng 30/4, ga Sài Gòn tấp nập người ngược xuôi. Không ít người tranh thủ dịp nghỉ lễ để đến thăm thành phố mang tên Bác. Ở chiều ngược lại, người dân thành phố cũng bắt đầu những chuyến du lịch cho đợt nghỉ kéo dài 5 ngày. Sân ga đông nghịt người sáng 30/4 Một đôi trẻ hạnh phúc hội ngộ tại...