Những phụ nữ dầm mình vớt rong làm thạch
Tháng 10, nhiều phụ nữ ven biển Thái Bình lại dầm mình dưới đầm nước đục vớt rong câu, phơi khô, bán cho các nhà máy chế biến làm thạch rau câu.
Rong câu phát triển nhiều ở vùng ven biển xã Đông Long, huyện Tiền Hải. Chủ đầm nuôi tôm sú, hải sản ở ven đê lấn biển thường thả thêm ít rong để mọc tự nhiên. Đến mùa thu hoạch, chủ đầm bán cho người vớt rong quanh vùng, họ sơ chế rồi bán lại cho các nhà máy.
Mỗi năm thu hoạch rong khoảng ba đợt vào các tháng 3, 6 và 10. Chị Hạnh chuyên đi thu mua rong câu cho biết, tùy vào điều kiện sinh trưởng sẽ vớt được rong nhiều hay ít, nhưng không bao giờ lo mất mùa.
Đi vớt rong chủ yếu là phụ nữ. Họ dùng bè xốp và dầm mình giữa đầm từ sáng sớm đến chiều tối để vớt rong, rồi chuyển dần lên triền đê cho ráo nước. Bữa cơm trưa của họ ăn vội ngay tại những triền đê.
Vừa vớt từng ôm rong mang lên bè, bà Đính cho biết nhiều chỗ nước sâu ngập đến cổ, phải trùm khăn kín mặt mũi, mím môi để cho nước khỏi vào miệng. Đôi khi bị hụt chân, miệng sặc nước bùn đục ngầu ở những nơi bùn nhão là chuyện “như cơm bữa”. Gắn bó với công việc này được vài năm, bà Đình nói lúc khỏe thì đi làm, mệt thì nghỉ, việc chính vẫn là làm nông.
Video đang HOT
Phương tiện bảo hộ duy nhất của những phụ nữ vớt rong là đôi ủng cao su. Bước lên bờ, thân ai cũng ngấm mùi tanh của rong và bùn.
Bàn tay người thợ vớt rong nhăn nheo vì nước, xước xát khi đụng phải đá, sành dưới đáy bùn. Dầm người liên tục dưới đầm, nhiều chị em còn bị ngứa ngáy, bệnh phụ khoa, nhưng vì mưu sinh họ vẫn gắng gượng.
Để cho rong mau khô, những người làm công không dám nghỉ ngơi, tranh thủ dàn, lật từng nhúm để kịp đóng bánh đi cân. Những người làm nghề vớt rong sợ trời mưa chẳng kém những người làm muối. Bởi chỉ cần một trận mưa xuống là rong ướt, nhũn, trắng bệnh, vứt đi không dùng được, công sức bao ngày vớt, phơi coi như đi tong.
Những mẻ rong khô được tập kết về kho, che chắn cẩn thận không bị dính nước mưa. Rong đẹp sẽ có màu đen, mỗi cân bán 4.000-5.000 đồng, có năm thấp hơn. Rong phơi khô được đóng thành kiện, theo xe ra Hải Dương, Hải Phòng bán cho các nhà máy chế biến.
Nụ cười tươi tắn của bà Loan (69 tuổi) sau một ngày vớt rong mệt nhọc.
Mạc Hà
Theo VNE
Hình ảnh 3 cơn bão đang cùng lúc hướng vào châu Á
Những hình ảnh vệ tinh cho thấy một cảnh tượng rợn người khi cả ba cơn bão trên vùng biển Thái Bình Dương đang cùng lúc hướng vào lục địa châu Á.
Theo tin tức trên tờ Mirror của Anh, phía nam của Đài Loan ( cơn bão được thể hiện phía bên trái trên bản đồ) là cơn bão nhiệt đới Linfa, ở giữa là bão Chan-hom phía đông của Trung Quốc, và bên phải là bão Nankga, phía đông của đảo Guam.
Ba cơn bão Linfa, Chan-hom và Nangka đang lần lượt tiến vào châu Á.
Theo báo cáo từ Accu Weahter, bão Chan-hom đã gây ra một lượng mưa lên đến hơn 24 mm ở Guam vào cuối tuần qua, và đang di chuyển về phía tây quần đảo Ryukyu của Nhật Bản, Đài Loan và sau đó miền đông Trung Quốc trong tuần này.
Với sức gió lên đến 80mph, Nankga ban đầu chỉ là một cơn bão nhiệt đới nhỏ đã được nâng cấp lên một cơn bão lớn. Dự kiến nó sẽ vượt qua quần đảo Bắc Mariana, gần đảo Guam và phía đông của Philippines vào cuối tuần này.
Và cơn bão Linfa đã tấn công vào Philippines, nước này đã ngưng hoạt động cảng biển và nhiều chuyến bay đã bị hủy. Nhiều trường học ở thủ đô Manila đã phải đóng cửa hôm 6/7 do lũ lụt và lở đất khi các cơn bão đổ bộ vào.
Philippines, Nhật Bản, Đài Loan, Trung Quốc là những nước chịu ảnh hưởng trực tiếp của ba cơn bão này.
Cảnh báo bão đã được đưa ra trong ít nhất 14 khu vực của đảo chính Luzon của Philippines là bão Linfa sẽ di chuyển chậm qua phía bắc của quần đảo Đông Nam Á với tốc độ gió tối đa 60 mph.
Các đơn vị quân đội Philippines đã sẵn sàng sơ tán người dân đến nơi trú ẩn tạm thời trong trường hợp cần thiết.
Giám đốc điều hành Hội đồng Giảm nhẹ thiên tai quốc gia Philippiesn, ông Alexander Pama cho biết, cơn bão sẽ đổ mưa nặng trong một bán kính 250 dặm.
Các đơn vị quân đội đã chuẩn bị sẵn sàng để sơ tán người dân đến nơi trú ẩn tạm thời trong trường hợp cần thiết.
Haiyan, cơn bão mạnh nhất từng sẽ đổ bộ vào Philippines năm 2013 đã khiến hơn 6.300 người thiệt mạng và 1.000 người khác mất tích.
Theo NTD
4 tàu cá Việt Nam bị đốt ở vùng biển Thái Bình Dương Với cáo buộc đánh bắt trái phép sứa và các loài động vật biển trong vùng biển Palau, 4 tàu cá Việt Nam đã bị Palau đốt cháy sáng 12/6. Trang Vietnamplus dẫn hãng tin AP cho biết, đảo quốc Palau ở Thái Bình Dương vừa thông báo đã đốt 4 tàu cá của Việt Nam bị phát hiện đánh bắt trái phép...