Những phụ kiện không nên lắp đặt nếu không muốn bị từ chối đăng kiểm
Việc lắp thêm phụ kiện hay nâng cấp xe hơi không chỉ đơn giản là làm đẹp thêm cho xe mà còn cần phải tuân thủ các nguyên tắc về thiết kế và cấu trúc cũng như đảm bảo an toàn cho chiếc xe.
Một số bộ phận khi lắp vào bị vi phạm về thiết kế và cấu trúc dẫn đến việc đăng kiểm của chủ xe sẽ bị từ chối:
1. Lắp thêm cản trước, cản sau
Nếu lắp thêm cản trước, cản sau hay giá nóc vượt quá kích thước hiện trạng của xe theo tỷ lệ lần lượt dài x rộng x cao là 4×3x4 cm sẽ bị từ chối đăng kiểm.
Ngoài việc bị từ chối đăng kiểm, những xe tự lắp thêm khung/cản bảo vệ ô tô còn bị CSGT xử phạt vi phạm hành chính với lỗi tự thay đổi kết cấu.
2. Thay đổi kích cỡ lốp
Lốp xe đóng vai trò truyền lực kéo giúp xe di chuyển và hãm tốc khi phanh. Vậy nên lốp xe bắt buộc phải đảm bảo độ bám khi tiếp xúc với mặt đường. Ngoài ra, lốp xe cũng cần đặt độ đàn hồi theo tiêu chuẩn vì đây là bộ phận của hệ thống treo, đóng vai trò giảm chấn. Trong quá trình sử dụng, lốp xe còn chịu nhiệt độ, áp suất cao đồng thời chịu tải trọng, ma sát và mài mòn theo thời gian.
Thông thường, trên xe ô tô đều có nhiều thông số mâm lốp khác nhau được dán trên xe, cho chúng ta biết phạm vi kỹ thuật cho mâm lốp được thiết kế để sử dụng với chiếc xe đó. Tuy nhiên đơn vị đăng kiểm chỉ dựa trên hồ sơ kỹ thuật ban đầu mà hãng xe cung cấp khi đăng kiểm mới cho xe.
Video đang HOT
Việc thay đổi kích cỡ lốp hoặc mâm xe có thể khiến cho chủ xe bị từ chối đăng kiểm, thậm chí có thể gặp rắc rối như bị phạt tiền hoặc sẽ không được bảo hiểm bồi thường nếu có tai nạn xảy ra.
3. Thay đổi hệ thống đèn xe
Tự ý thay đổi đèn xe, lắp thêm đèn LED, xenon, đèn nóc, đèn xung quanh xe,… được xem là vi phạm Luật Giao thông đường bộ và không được phép đăng ký đăng kiểm. Theo đó, việc tự ý lắp thêm các loại đèn không có trong thiết kế của nhà sản xuất cũng sẽ bị từ chối đăng kiểm.
4. Dán decal toàn bộ xe
Dán decal toàn bộ xe cũng bị từ chối đăng kiểm. Nếu chủ xe muốn dán decal toàn bộ xe thì phải làm thủ tục thay đổi màu xe nếu như không muốn bị từ chối đăng kiểm… Ngoài ra chủ xe còn bị phạt bởi phụ kiện này sẽ làm thay đổi màu sơn, kết cấu ô tô nguyên bản.
5. Lắp thêm ghế đối với xe VAN
Xe VAN được thiết kế chỉ có hai chỗ ngồi phía trước, còn phía sau chỉ để chở hàng hoá, vậy nhưng một số chủ xe tự ý lắp thêm ghế sau để chở thêm người. Tuy nhiên, việc thay đổi này nằm trong danh mục bị từ chối đăng kiểm.
6. Xe kinh doanh vận tải không có hộp đen
Các xe kinh doanh dịch vụ vận tải phải lắp thiết bị giám sát hành trình (hộp đen), nếu không lắp thiết bị này sẽ bị chặn đăng kiểm. Các loại xe phải lắp hộp đen gồm: Xe vận chuyển hành khách theo tuyến cố định, xe kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng, xe kinh doanh vận tải hàng hóa bằng container, xe buýt và xe kinh doanh vận chuyển khách du lịch. Những mẫu xe này nếu không lắp hộp đen thì sẽ bị từ chối đăng kiểm.
7. Lắp thêm đệm cao su giảm chấn
Thời gian gần đây, một số cửa hàng bán đồ phụ kiện xe hơi được nhập từ Trung Quốc và được quảng cáo miếng đệm cao su có một số tính năng như: giảm xóc cho ô tô hiệu quả hơn, tạo sự cân bằng cho ô tô khi vào cua, tăng thêm chiều cao cho xe…
Chúng ta cần biết là mỗi chiếc xe đều được nhà sản xuất thiết kế tính toán kỹ lưỡng, ví như mỗi một lò xo cho từng dòng xe với việc chờ đủ trọng tải hoặc chưa đủ trọng tải đều khác nhau, có bao nhiêu vòng xoắn, mỗi vòng xoắn chịu bao nhiêu lực.
Lắp thêm đệm cao su giảm chấn sẽ bị từ chối đăng kiểm.
Trong khi di chuyển qua đường xóc, giảm xóc sẽ bị ép lại thu hẹp chiều dài lò xo, các nấc xoắn lò xo sẽ rút ngắn khoảng cách và phân bổ đều khoảng cách với nhau. Việc chèn miếng đệm cao su vào khoảng giữa của một mắt trong lò xo sẽ tăng được khoảng cách lên một chút. Tuy nhiên thì lực nén sẽ không đổi, do vậy lắp thêm bộ cao su giảm chấn là không có ý nghĩa cho việc giảm xóc.
Sử dụng xe ôtô mới cần lưu ý điều gì?
Hãy thận trong sử dụng sau khi "đập hộp" xe ôtô mới để đảm bảo tuổi thọ của xe và tiết kiệm chi phí sửa chữa phát sinh.
Giữ vòng tua động cơ ở mức thấp nhất
Việc chạy xe ở tốc độ cao hoặc đạp chân ga tối đa để tận hưởng sự mạnh mẽ của xe là việc làm gây hại cho động cơ và để lại hậu quả khó lường. Vì vậy, người dùng hãy hạn chế trường hợp động cơ vận lực vòng tua ở mức cao. Trong giai đoạn mới làm quen với xe, người dùng nên duy trì động cơ vận hành mức vòng tua tối đa là 3.000-3.500 vòng/phút.
Bên cạnh đó, lái xe chỉ nên nhấn chân ga nhẹ nhàng để ngăn chặn tình trạng vòng tua thay đổi đột ngột. Đồng thời làm nóng động cơ của mình trước khi lăn bánh. Bởi vì, việc khởi hành bất ngờ sẽ tạo quá nhiều sức ép cho động cơ chưa được làm nóng, có thể làm giảm tuổi thọ động cơ nhanh chóng.
Tài xế cần chú ý khi sử dụng xe ôtô mới. Ảnh: IIHS
Không nên chở quá tải
Trên thực tế, nhiều chủ sở hữu ôtô mẫu SUV và bán tải có xu hướng sử dụng móc kéo đi kèm với xe. Tuy nhiên, trong trường hợp bắt buộc người dùng nên đợi một thời gian sau khi mua xe mới rồi hãy tận dụng "ngựa thồ" của mình.
Bởi mục tiêu ban đầu của việc giữ vòng tua ở mức thấp và lái xe ôtô ở tốc độ thấp là để giảm áp lực lên động cơ trong thời điểm đầu. Do đó, tài xế không nên gánh quá nhiều tải trọng thời gian đầu mới "tậu" xe về. Điều này sẽ buộc xe phải làm việc vất vả hơn nhiều.
Chú ý đến hệ thống lốp và phanh xe
Lốp xe và phanh là những bộ phận của xe còn nguyên đai nguyên kiện. Do đó, lốp xe lẫn phanh có thể không cung cấp độ bám đường cùng phản ứng nhạy bén tối ưu. Điều này là do các nhà sản xuất thường sử dụng một chất bôi trơn, chống xuống cấp trên bề mặt lốp xe. Thông thường, để lớp chất bôi trơn này tiêu biến thì xe phải chạy đến vài km.
Tương tự, rotor, má phanh và kẹp phanh cũng cần được sử dụng 1 thời gian trước khi chúng đạt mức vận hành vừa ý. Quá trình này có thể được thúc đẩy bằng cách liên tục tăng tốc đến một mức độ nhất định và nhẹ nhàng đạp phanh, lặp lại quá trình 2-3 lần để phanh đạt đến nhiệt độ vận hành tối ưu.
Thay dầu thường xuyên
Sau khi xe đạt mức chạy ban đầu, lái xe nên thay dầu trong xe. Bởi hầu hết các nhà sản xuất thường khuyến cáo thay dầu trong một khoảng km đầu tiên. Đây chính là "thời điểm vàng" để loại bỏ các mảnh kim loại, bụi bẩn hoặc tàn dư khác tồn đọng trong xe kể từ lúc cập bến đại lý, nhà phân phối.
Và đừng quên sau khi hoàn thành giai đoạn thay dầu lần đầu, người dùng nên đặt lịch thay dầu đúng thời hạn cho các lần sau. Điều này đảm bảo động cơ xe bền bỉ và ngăn chặn mọi thiệt hại lâu dài có thể xảy ra trong tương lai.
Cẩm nang về camera lùi cho xe ôtô Camera lùi được coi là một trong những vật dụng hữu ích giúp việc tham gia giao thông trở nên an toàn và thuận tiện hơn. Camera lùi là gì? Camera lùi (hay còn được gọi là backup camera, rear-view camera) là một thiết bị camera ghi hình chuyên dụng, sử dụng trên các phương tiện giao thông nhằm quan sát diễn biến...