Những phong tục ngủ kỳ lạ tại Việt Nam
Những điều có thể bạn chưa biết về tục ngủ ngửi, ngủ duông, ngủ với người chết… tại nước ta.
Ngủ ngửi
Người Dao ở huyện Tân Sơn, Phú Thọ có một tập tục kỳ lạ là thiếu nữ tới tuổi trưởng thành sẽ thực hiện tục “ngủ ngửi” do tổ tiên truyền lại.
Trai gái đến tuổi cập kê phải… ngửi mùi nhau và ngủ cùng nhau để hai cơ thể quen hơi.
Có người nhiều năm đi “ngủ ngửi” nhưng vẫn chưa tìm được người nào hợp hơi cũng có người một lần đã nên duyên vợ chồng.
Các thiếu nữ người Dao đeo tiền đang mong chờ tiếng cộc kệch vang lên trước cửa vào mỗi buổi tối, để khẳng định rằng mình đã lớn
Ngủ với người chết
Theo truyền thống của người Mông đen, xác chết sẽ được giữ ở trong nhà từ 3 đến 5 ngày. Người thân, bạn bè ăn uống, nằm ngủ bên cạnh người chết trong những ngày này trước khi đưa họ về nơi an nghỉ.
Video đang HOT
Người Mông đen để xác người chết 3 đến 5 ngày trong nhà, thậm chí ngủ ngay cạnh người chết
Ngủ duông
Người Cơ Tu (còn gọi là người Ca Tu, Gao, Hạ, Phương, Ca-tang) là một dân tộc nói ngôn ngữ thuộc ngữ tộc Môn-Khmer. Họ có một phong tục đặc biệt riêng là “ngủ duông”, tiếng địa phương gọi là lướt zướng.
Con trai dân tộc Cơ Tu
Người con trai Cơ Tu phải làm nhà ngủ duông vào tầm tháng 9, tháng 10 của năm, sau khi đã thu hoạch xong.
Nhà ngủ duông được làm ở nương rẫy hoặc ở bìa rừng. Gọi là nhà nhưng thực chất đây là một chòi được làm bằng các vật liệu tạm như lá cây… và ngôi nhà này được cả làng đều biết.
Hai người có cảm tình với nhau có thể ngủ ở nhà duông cùng nhau từ 3 đến 5 đêm, hoặc hơn thế, để tự do tìm hiểu. Đồng thời, họ không được vi phạm những quy định như cấm quan hệ bừa bãi hoặc có thai trước khi cưới.
Người dân tộc Đan Lai ở huyện Con Cuông, Nghệ An sống giữa rừng quốc gia Pù Mát có một tập tục hàng trăm năm nay là ngủ ngồi.
Theo lời kể của một già làng, người Đan Lai ngủ ngồi xuất phát từ việc trốn chạy bạo chúa trước đây.
Họ vốn sống độc lập, tách biệt với thế giới bên ngoài, chủ yếu mưu sinh bằng nghề săn bắn.
Nơi tập trung sinh sống chủ yếu của họ là rừng quốc gia, luôn chứa đựng những hiểm họa từ động vật hoang dã. Vì vậy, họ chỉ dám ngồi quanh đống lửa để canh chừng thú dữ. Lâu dần thành thói quen ngủ ngồi.
Một già làng ở dân tộc Đan Lai
Theo 24h
Cô dâu sơn mặt trắng bệch đáng sợ
Ngôi làng nhỏ ở Bungary có phong tục kỳ lạ, trong lễ cưới cô dâu sẽ sơn mặt trắng bệch.
Cách Thủ đô Sophia của Bungary khoảng 250km, ngôi làng Ribnovo nổi tiếng với những nghi thức hôn lễ vô cùng độc đáo.
Dù ảnh hưởng của cuộc sống hiện đại nhưng những người dân nơi đây vẫn giữ được phong tục truyền thống trong đám cưới của mình.
Điểm đặc biệt nhất trong hôn lễ ở Ribnovo là khuôn mặt trang điểm của cô dâu. Thông thường cô dâu nào cũng muốn được trang điểm thật xinh đẹp khi về nhà chồng.
Tuy nhiên, theo phong tục ở đây, mặt cô dâu sẽ được đắp một lớp sơn trắng rất dày điểm xuyết những họa tiết trang trí màu sắc sặc sỡ.
Thoạt nhìn, trông bộ dạng đó rất đáng sợ, song đó lại là nét đặc sắc rất riêng trong những đám cưới ở Ribnovo.
Cô dâu Letfe Mekerozova trong gương trước khi trang điểm
Gương mặt cô dâu sau khi trang điểm
Các phụ nữ trong làng chuẩn bị váy cưới cho cô dâu
Quà cưới được làm từ những mảnh vải bố sặc sỡ
Các tín đồ Hồi giáo ở Ribnovo nhảy chúc mừng cô dâu chú rể.
Theo TTVN
Rợn người nhảy múa cùng thi hài Trên thế giới có những tập tục kinh dị đến rợn người đối với hài cốt người quá cố. Gần đây, sau khi khai quật lăng mộ của những người La Mã cổ đại tại Vatican các nhà khảo cổ đã phát hiện ra một phong tục lạ là người La Mã cổ có thể đã cùng ăn và bón thức ăn cho...