Những phố ‘hàng’ tân thời đất Hà thành
Hà Nội xưa nổi tiếng với 36 phố phường bán những mặt hàng theo từng tên phố. Hà Nội ngày nay cũng hình thành những con phố kinh doanh chuyên biệt
Phố đồ nướng Mã Mây
Phố Mã Mây là điểm hẹn lý tưởng của các thực khách yêu thích các món nướng vỉa hè. Các quán đồ nướng ở đây thường tấp nập về đêm, đặc biệt là vào mùa đông.
Giá cả các quán nướng ở phố Mã Mây thường nhỉnh hơn so với những nơi khác từ 20.000 đồng cho đến 30.000 đồng/1đĩa. Mức giá thấp nhất mà các chủ cửa hàng gợi ý cho khách cho một bếp đủ 3-4 người ăn là 200.000 đồng.
Khó có thể từ chối những món nướng thơm ngon như thế này ở phố Mã Mây.
Tuy giá cả không “mềm” như các nơi khác nhưng phố đồ nướng Mã Mây luôn chật cứng thực khách bởi các món nướng độc đáo như: râu mực nướng than hoa, lòng nướng Hàn Quốc… ít nơi ngon bằng.
Mùi thơm nức mũi của các vỉ đồ nướng có sức hấp dẫn khó cưỡng đối với mỗi du khách khi đi ngang phố Mã Mây, nhất là vào những đêm trời lạnh.
Những phố trà chanh “chém gió”
Một vài năm trở lại đây, trà chanh trở thành một trào lưu đồ uống của nhiều bạn trẻ đang học tập và sinh sống tại Hà Nội. Những con phố Nhà Thờ, Đào Duy Từ, Lý Quốc Sư, Cát Linh, Ngã Tư Sở được mệnh danh là những “thiên đường” trà chanh của giới trẻ Hà thành.
Trà chanh “chém gió” là một trào lưu của giới trẻ Hà thành, với những “thiên đường trà chanh” như phố Nhà Thờ, Đào Duy Từ, Ngã Tư Sở…
Các bạn trẻ thường tìm đến các quán trà chanh để “buôn chuyện” với bạn bè. Vì thế mà nhiều phố trà chanh còn được gọi là “phố chém gió”. Thói quen ngồi trà chanh “chém gió” được bắt đầu từ một quán nhỏ trên phố Đào Duy Từ, sau đó lan ra các con phố khác. Nhưng nổi tiếng nhất khi nói đến trà chanh vẫn là phố Nhà Thờ – Nhà Chung.
Khu Nhà Thờ có khoảng gần chục quán trà chanh. Các quán này phục vụ từ sáng cho tới đêm, đặc biệt rất đông khách từ 8h tối tới khuya. Có khi phải rất vất vả bạn mới tìm được cho mình một chỗ ngồi vào những giờ “cao điểm” buổi tối. Sở dĩ trà chanh Nhà Thờ thu hút được nhiều khách, đặc biệt là các bạn trẻ là do ở đây có vỉa hè rộng, tầm nhìn đẹp hướng ra Nhà thờ lớn Hà Nội.
Phố cây cảnh Hoàng Hoa Thám
Đường Hoàng Hoa Thám được nhiều người Hà Nội gọi bằng cái tên “phố cây cảnh”. Các loại hoa, cây cảnh chủ yếu được bày bán trên đoạn đường Hoàng Hoa Thám từ ngã ba Văn Cao kéo dài đến chợ Bưởi.
Nhiều loại cây, hoa, chim, cá cảnh được bán trên đường Hoàng Hoa Thám.
“Phố cây cảnh” có từ khoảng 20 năm trước. Giới chơi cây cảnh thường tụ họp ở đây vào những ngày cuối tuần, để trao đổi kinh nghiệm chăm sóc, tỉa cành, tạo dáng cây đẹp… Không chỉ riêng các bậc trung niên, cao niên, nhiều bạn trẻ cũng đến đây để tìm mua cho mình những chậu hoa xinh xắn như xương rồng, tóc tiên… với giá chỉ vài chục ngàn đồng.
Video đang HOT
Ở đây, các loại hoa, cây cảnh được bày bán rất phong phú, đa dạng, đủ loại: trạng nguyên, trà, đỗ quyên, trúc Nhật, phong lan… Cây cảnh được mang về từ các tỉnh lân cận như Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Nam Định… và một số huyện ngoại thành Hà Nội. Ngoài ra, ở đây còn bán các loại chim cảnh, cá cảnh, các chậu để trồng cây cảnh và hạt giống cây.
Phố quà lưu niệm
Phố Tôn Thất Tùng được giới trẻ Hà Nội gọi bằng cái tên “phố quà lưu niệm”. Trong đó, con ngõ 1A luôn tấp nập, bất kể vào các ngày lễ tết hay ngày thường. Theo lời của người dân ở đây thì con phố này bắt đầu kinh doanh đồ lưu niệm từ khoảng 20 năm trước.
“Thiên đường quà tặng” dành cho các bạn trẻ trên phố Tôn Thất Tùng.
Khu vực bán đồ lưu niệm gồm rất nhiều cửa hàng nằm san sát và thông với nhau. Ở đây bày bán rất đa dạng các món đồ dành cho teen từ móc khóa, thú bông, đồng hồ, đồ trang sức… Tùy vào các món đồ mà giá cả cũng khác nhau, nhưng chỉ từ vài nghìn đồng bạn có thể tìm mua cho mình những món đồ xinh xắn và đặc biệt là rất “độc”, không thể tìm thấy ở nơi khác. Vào những ngày lễ như 8/3, 20/10, Giáng sinh… con phố này luôn chật cứng khách mua hàng, xem hàng.
Đồ lưu niệm ở đây chủ yếu có xuất xứ từ Trung Quốc, một số khác là sản xuất ở Việt Nam.
Những con phố “hàng tin”
Cùng với sự phát triển của tin học, những con phố chuyên bán các sản phẩm linh kiện máy tính đã ra đời ở Hà Nội.
Đầu tiên phải nhắc tới phố Lý Nam Đế. Con phố tin học này bắt đầu bán các sản phẩm dành riêng cho máy tính từ khoảng hơn 20 năm trước. Điều đặc biệt là Hội Tin học Việt Nam (VAIP) được thành lập và đặt văn phòng ngay chính trên phố Lý Nam Đế.
Trước khi trở thành phố tin học, phố Lý Nam Đế chủ yếu là các cửa hàng bán và sửa chữa đồ điện tử. Cùng với sự phát triển của kinh tế và công nghệ thông tin, con phố nhỏ này bắt đầu xuất hiện các cửa hàng bán thiết bị máy tính vào khoảng những năm 1995. Đến nay, phố Lý Nam Đế có rất nhiều cửa hàng bán linh kiện máy tính.
Phố tin học Lý Nam Đế.
Ngoài phố Lý Nam Đế, Hà Nội còn có phố Lê Thanh Nghị chuyên kinh doanh các mặt hàng phục vụ ngành tin học.
Phố “hàng tin” này ra đời muộn hơn khoảng chục năm so với phố tin học Lý Nam Đế. Tuy “sinh sau đẻ muộn”, nhưng hiện nay trên phố Lê Thanh Nghị đã có đến hàng trăm cửa hàng chuyên bán thiết bị tin học, trong đó có rất nhiều cửa hàng được chuyển từ phố Lý Nam Đế đến.
Một điều thuận lợi để phố Lê Thanh Nghị có thể cạnh tranh với phố Lý Nam Đế trong việc kinh doanh mặt hàng tin học là phố Lê Thanh Nghị ở ngay gần các trường đại học lớn, đặc biệt về khoa học công nghệ như: đại học Bách khoa, đại học Xây dựng, đại học Kinh tế quốc dân…
Anh Quốc Hải (Tây Sơn – Hà Nội) chia sẻ thêm lý do anh chọn mua đồ trên phố Lê Thanh Nghị thay vì Lý Nam Đế là giao thông ở đây thuận tiện hơn. Phố Lý Nam Đế là đường một chiều nên việc đi lại cũng khá là rắc rối.
Cùng với khu phố cổ có lịch sử hàng ngàn năm, những con phố “hàng” mới là nét văn hóa đặc sắc và hiện đại, góp phần tạo nên sự hấp dẫn và sầm uất cho đất Hà thành.
Phố gà tần Tống Duy Tân
Văn hóa ẩm thực Hà Nội nổi tiếng trong và ngoài nước với rất nhiều món ăn ngon, độc đáo. Du khách khi đến Hà Nội thường tìm đến những con phố ẩm thực nổi tiếng để thưởng thức các món đặc sản ngon hiếm có.
Phố Tống Duy Tân là một địa điểm ẩm thực có tiếng của Hà thành. Đây là con phố dài khoảng 200 m, nối từ đường Trần Phú đến đường Điện Biên Phủ. Sau Cách mạng Tháng Tám, phố có tên Bùi Bá Đình Kỳ, thời tạm chiếm mang tên Kỳ Đồng – gắn liền với món bánh cuốn Kỳ Đồng nổi tiếng. Năm 1946, phố có tên gọi chính thức là Tống Duy Tân như hiện nay.
Phố ẩm thực Tống Duy Tân nổi tiếng với món gà tần, bánh cuốn…
Người Hà Nội gọi phố này là “phố gà tần”, bởi cả phố có hơn chục nhà hàng bán gà tần thuốc bắc. Một bát gà tần thuốc bắc có giá 50.000đ, bên cạnh đó còn có gà tần nấm hương, gà tần hạt sen, gà tần sâm… ngon, bổ mà giá cả lại vừa phải nên thu hút được rất nhiều thực khách lui tới. Món gà tần từng được nhắc tới như một món ăn ngon, lạ về hương vị và cách trình bày trên nhiều báo nước ngoài.
Ngoài gà tần, phố ẩm thực Tống Duy Tân còn bán nhiều món ngon đặc trưng của Hà Nội như bún thang, bánh cuốn, phở… Các món ăn ở đây có hương vị rất riêng, nơi khác không có được nên ai đã ăn một lần đều muốn quay lại.
Năm 2002, phố Tống Duy Tân được chọn làm phố ẩm thực Hà Nội. Thực khách có thể tới đây thưởng thức ẩm thực từ sáng cho đến tận đêm khuya.
Theo Infonet
Thương hiệu phở ngon nhất nhì HN
Đó là những hàng phở góp phần làm nên thương hiệu "phở Hà Nội" một thời và nay vẫn giữ được hương vị thơm ngon truyền thống của đặc sản phở Hà thành xưa.
Phở Thìn béo ngậy
Quán phở Thìn, 13 Lò Đúc xuất hiện và tồn tại ở Hà Nội đã được hơn 30 năm, đến nay vẫn chỉ có duy nhất món phở bò tái lăn. Độ béo ngậy trong nước dùng của phở Thìn là điểm khác biệt lớn nhất so với các loại phở khác. Những miếng thịt bò thái mỏng được xào tái cùng gừng trên chảo mỡ nóng già, miếng thịt vừa ngọt, vừa ngậy lại thơm hương gừng.
Độ béo ngậy trong nước dùng của phở Thìn là điểm khác biệt lớn nhất so với các loại phở khác
Nước dùng của phở Thìn nhiều mỡ béo và kém trong hơn một số hàng phở khác, nhưng vị thơm ngon đậm đà thì không hề thua kém. Lớp váng mỡ mỏng phủ trên những sợi mì trắng mềm có thể khiến nhiều thực khách không thích ăn chất béo còn e dè. Nhưng khi xì xụp vị ngọt và đằm của nước phở thì họ thật khó lòng từ chối những lần thưởng thức sau.
Dương Quỳnh Trang, 23 tuổi (Thụy Khuê, Tây Hồ, Hà Nội) chia sẻ: "Dù đã ăn phở ở khá nhiều quán nhưng hương vị phở thìn vẫn là ngon và đặc biệt hơn cả. Nếu là ăn cho no thì có thể ra quán phở gần nhà, nhưng để thưởng thức và cảm nhận thì nhất định phải ra phở Thìn ở Lò Đúc".
Phở Bát Đàn... Hà Nội chính hiệu
Phở bò Bát Đàn được nhiều thực khách đánh giá là phở Hà Nội chính hiệu. Không những bởi hương vị thơm ngon làm say lòng nhiều người mà còn bởi cách chế biến vẫn mang nét truyền thống.
Bát phở đầy ắp thịt bò với nước dùng sóng sánh nhưng không vắt chanh, không ăn cùng giá hay rau húng quế như các quán khác. Khi thực khách hỏi chanh thì chủ quán giải thích rằng, phở Hà Nội xưa không dùng gia vị chanh mà chỉ dùng dấm, và chỉ có dấm mới làm cho món phở bò ngon đúng vị.
Dấm phải là dấm trắng không có tỏi, vì tỏi sẽ làm mất mùi vị của nước phở. Đó là nguyên lý của phở Hà Nội xưa và phở Bát Đàn là một trong những quán còn giữ đúng nguyên lý đó cho đến nay.
Phở Bát Đàn chỉ dùng với dấm trắng bởi có như vậy thì mới giữ được hương vị thơm ngon tự nhiên của nước dùng và thịt bò
Nước dùng của phở Bát Đàn có phần mặn mà hơn so với các loại phở khác. Nhưng vị mặn ấy lại cuốn hút thực khách khi được hòa quyện cùng vị thanh đạm của xương hầm, vị ngọt của những miếng thịt tái mềm thơm lừng cùng vị chua của dấm.
Một nét đặc biệt không thể lẫn vào đâu được của quán phở gia truyền 49 Bát Đàn là thực khách phải "tự thân vận động" nếu muốn ăn phở: tự lấy bát, xếp hàng chờ và tự tìm chỗ ngồi. Thực khách thấy phở ngon, yêu thích hương vị phở Bát Đàn nên không ngại xếp hàng "tự phục vụ".
Thanh thanh phở... Sướng
Phở Sướng (Đinh Liệt, Hoàn Kiếm) thường được người sành ăn khen là có vị ngọt thanh đạm hơn hẳn các quán phở khác. Nước dùng của phở trong veo, ngọt dịu có màu vàng nhạt với những váng mỡ nhỏ li ti nhưng không hề ngấy. Đây chính là điểm cuốn hút thực khách đến với phở Sướng.
Xứng đáng với tên gọi phở Sướng vì thực khách chỉ cần ngửi cũng đã thấy sướng. Hương vị đặc trưng nhất của phở Sướng chính là mùi thơm ngậy tự nhiên của thịt bò, không bị lấn át bởi hành tươi, gừng nướng hay hương húng quế.
Xứng đáng với tên gọi phở Sướng vì thực khách chỉ cần ngửi cũng đã thấy sướng. Ảnh 36pho.vn
Đi ăn phở Sướng cho sướng cái miệng và sướng cả cái bụng với bát phở to đầy ắp bánh cùng những miếng thịt bò thơm ngọt. Bác Lê Xuân Thu 64 tuổi (Mỹ Đình, Hà Nội) chia sẻ: "Đặc trưng của phở Sướng chính là ở cái vị thanh mà ngọt, béo ngậy mà không ngấy của nước dùng và thịt. Sau gần 10 năm trung thành với phở Sướng, hương vị ấy vẫn không có nhiều thay đổi".
Phở "bưng" vỉa hè
Quán phở vỉa hè trên phố Hàng Trống là quán duy nhất có kiểu thực khách phải vừa bưng bát phở vừa ăn. Quán không có bàn ghế sang trọng mà chỉ có những chiếc ghế nhựa bé tẹo để ngồi, phở phải bê trên tay và nếu nóng quá không cầm nổi thì phải lấy thêm một chiếc ghế khác để bát phở.
Phở "bưng" hàng Trống không chỉ đặc biệt bởi phong cách ăn rất dân dã và đúng chất vỉa hè mà ở đây vẫn giữ được hương vị đặc trưng của phở Hà Nội xưa. Bát phở nóng hổi nghi ngút khói, thực khách vừa bưng vừa xuýt xoa, hít hà hương thơm ngào ngạt của thịt bò hòa quyện với hành và rau thơm.
Phở "bưng" dân dã đúng chất vỉa hè nhưng vẫn giữ được hương vị đặc trưng của phở Hà Nội xưa. Ảnh zing.vn
Quán chỉ mở từ chiều muộn đến 9h tối và lúc nào cũng đông đúc. Thực khách đến phải tự tìm chỗ ngồi, tự lấy giấm và gia vị, khom lưng và bó gối đủ kiểu thì mới có thể xì xụp bát phở nóng đến bỏng lưỡi, nước dùng trong veo, ngọt đậm đà và thơm nức mũi.
Ngọc Thúy (ĐH Lao động xã hội) chia sẻ: "Vừa bưng bát phở vừa ăn, thậm chí vừa đứng vừa ăn vì khách đông không còn ghế để nhồi nhìn có vẻ "khổ sở", nhưng đó lại là cái hay riêng có của phở Hàng Trống. Hơn nữa phở ngon, rất xứng đáng với những vất vả mình bỏ ra".
Hà Nội hiện có hàng ngàn quán phở và mỗi quán lại có những hương vị đặc trưng riêng nhưng không phải quán nào cũng có thể làm hài lòng những thực khách sành ăn. Mỗi thực khách lại có những cảm nhận và khẩu vị khác nhau, các quán phở có tiếng khác như phở Lý Quốc Sư, phở Cường hàng Muối, phở gia truyền Lý Sáng ở phố Phùng Hưng, phở Phú Xuân ở hàng Da,... cũng là những điểm đến hấp dẫn cho những người thích thưởng thức và cảm nhận hương vị thơm ngon của phở Hà Nội.
Theo vietbao
Bánh tiêu Sài Gòn hút hồn giới trẻ ở Hà Thành Nói đến món ngon đường phố Hà Nội không thể không kể đến bánh mì, bánh sắn, bánh khoai, bánh quẩy, bánh rán..., và bây giờ là bánh tiêu Sài Gòn. Bánh được nhiều người nhắc đến hơn một năm nay, như một thứ quà Nam trên đất Bắc. Thứ bánh này thường nằm trong những chiếc tủ kính với dòng quảng cáo...