Những phim Việt bị “ném đá tơi tả”
Có những bộ phim đạt giải quốc tế hẳn hoi, có những bộ phim được “người hùng của dòng phim thương mại” xây dựng… tuy nhiên, khi công chiếu, chúng đều bị công chúng chê bai không thương tiếc.
Bi, đừng sợ!
Đây có lẽ là bộ phim gây nhiều tranh cãi nhất tại Việt nam trong năm 2011. Trước khi được công chiếu vào hồi tháng 3, Bi, đừng sợ! đã chinh chiến qua một số LHP quốc tế và gặt hái được một số giải thưởng. Giới truyền thông cũng đã đua nhau đưa tin về bộ phim mới này hàng năm trời trước đó. Chính vì thế khi Bi, đừng sợ được công chiếu tại Việt Nam, khán giả đã nô nức tới rạp xem. Không nói ra nhưng có lẽ ai cũng mang trong mình một kỳ vọng lớn về bộ phim, chả gì thì cũng là bộ phim đạt giải quốc tế cơ mà – họ thầm nhủ.
Được “bảo chứng” bởi những lần tham dư và đoạt giải tại một số LHP Quốc tế nhưng Bi! đừng sợ chưa thực sự được công chúng Việt Nam đón nhận
Tuy nhiên, đáng tiếc là trái với những kỳ vọng ban đầu, bên cạnh một số rất ít những ý kiến khen ngợi, Bi, đừng sợ đã gặp phải vô số những ý kiến chỉ trích. Giới chuyên môn thì cho rằng, bộ phim “quá xa vời thực tế”, “bóp méo sự thật”, “không coi trọng con người” mà thay vào đó, họ “bị xúc phạm tới tận cùng” hay “Xem phim chẳng thấy giống con người Việt Nam gì cả”. Còn khán giả, một số người thấy ghê rợn, một số người thấy bất bình với những cảnh sex được mô tả một cách trực diện và “hiện thực” trong phim. Đây có là là bộ phim có cách thể hiện về tình dục táo bạo nhất từ trước tới nay của điện ảnh Việt Nam.
Giới chuyên môn thì cho rằng bộ phim “xa rời thực tế” còn công chúng thì sốc với những cảnh sex trong phim được thể hiện một cách khá trần trụi
Cùng là bộ phim về đề tài đồng tính nhưng trong khi Hotboy nổi loạn được đón nhận bao nhiêu thì Cảm hứng hoàn hảo lại khiến khán giả kinh hãi bấy nhiêu. Trong buổi họp báo ra mắt phim, đạo diễn Lê Dũng đã chia sẻ rằng, mục đích của anh khi làm phim này là “lột tả được thế giới của những người đồng tính một cách nhân văn và giáo dục”, tuy nhiên có vẻ như anh đã đi sai hướng trong cuộc hành trình đạt đến mục đích đấy. Bộ phim có quá nhiều những chi tiết phi lý, phản cảm và phản khoa học.
Cảm hứng hoàn hảo đưa ra một cái nhìn khá “lạ” về vấn đề đồng tính
Video đang HOT
Khi khoa học đã chứng minh được đồng tính không phải là một căn bệnh mà đi tìm thuốc chữa thì những người làm phim Cảm hứng hoàn hảo lại quan niệm ngược lại. Họ tin rằng, người đồng tính có thể khỏi “bệnh” nếu ham muốn tình dục của anh ta với nữ giới được khơi dậy. Chính vì thế, ba cô chị gái trong phim đã thuê một cô cave để quyến rũ cậu em trai đồng tính. Khi cô cave này thất bại thì đích thân ba cô chị “ra tay”. Họ tìm mọi cách, kể cả việc làm người mẫu khỏa thân giúp cậu em trở lại bình thường. Không những thế, bộ phim còn tràn ngập những câu thoại ngô nghê kiểu “em chính là người đã cướp đi …đời con trai của anh”.
Cảm hứng hoàn hảo phải hứng chịu rất nhiều lời chỉ trích từ phía công chúng
Tối nay, 8 giờ
Sau Trai Nhảy, Lê Hoàng dường như mất hút khỏi lĩnh vực điện ảnh. Chính vì thế, khi ông hoàng của dòng nhạc phim thị trường này quay lại với Tối nay, 8 giờ thì công chúng cũng rất quan tâm. Với những gì ông đã làm từ ngày với Gái nhảy, họ hi vọng rằng bộ phim sẽ gây ra một cú nổ lớn đối với các rạp chiếu phim nhưng tiếc thay, bộ phim lại là một quả “bom xịt”. Tối nay, 8 giờ cũng cho thấy, trong khi điện ảnh Việt Nam cũng như cuộc sống đã thay đổi rất nhiều nhưng dường như Lê Hoàng không có bất cứ sự thay đổi nào so với hồi làm Gái nhảy hay Lọ lem hè phố.
Bộ phim theo mô típ cũ là chuyện tình giữa nàng Lọ lem và chàng Hoàng tử
Vẫn với gu như Gái nhảy hay Lọ lem hè phố, Lê Hoàng xây dựng một bộ phim có hơi hướng lãng mạn theo kiểu Lọ lem và Hoàng tử. Bộ phim kể về bốn cô gái hành nghệ karaoke ôm muốn đổi đời bền giả làm tiểu thư sang “săn” đại gia và cuối cùng một cái kết có hậu cũng diễn ra. Tuy nhiên, có vẻ như đạo diễn đã pha chế gia vị là sự lãng mạn hơi quá đà nên bộ phim trở thành phi thực tế. Bốn cô gái cô gái tỉnh lẻ hành nghề karaoke ôm nhưng lại quyết tâm thủ tiết, không cho đàn ông chạm vào người (?) Danh giá đến ngần ấy nhưng chỉ vì lời kích, hay đúng hơn là sự đổi đời của một cô bạn cũ, bốn cô đốt quán lên thành phố với quyết tâm săn đại gia. Các cô đang nghèo đói đến cái ăn còn không đủ vậy mà khi đốt quán lên thành phố lại chễm chệ trên những chiếc xe hơi đắt tiền….Tóm lại, xét về nội dung thì Tối nay, 8 giờ là tập hợp một chuỗi tập hợp các tình huống phi lý một cách rời rạc, lơi lỏng.
Có nhiều người đã nói rằng, Tối nay, 8 giờ là sự chấm hết cho thương hiệu Lê Hoàng
Không những thế, các tình huống kịch tính trong phim không được đẩy lên cao trào mà có phần gượng ép và khiến khán giả cảm thấy buồn cười. Cách dẫn chuyện thiếu logic cộng với tính cách của các nhân vật đa phần ngô nghê. Nhiều người vì đã quá thất vọng với bộ phim mà cho rằng, Tối nay, 8 giờ đã là dấu chấm hết cho thương hiệu Lê Hoàng.
Theo VNN
Phim đồng tính Việt: Từ rụt rè đến nổi loạn
"Dòng phim đồng tính" đang được khai thác nhiều và chiếm tỷ lệ đáng kể so với các dòng phim mới như kinh dị, võ thuật và hành động.
Cả hai bộ phim Việt Nam vừa ra rạp ( Hotboy nổi loạn và câu chuyện về cô gái điếm, thằng Cười và con vịt và Cảm hứng hoàn hảo) đều là những phim về/hoặc khiến người xem nghĩ về đồng tính. Và cả bộ phim lập kỷ lục doanh thu của năm (Long ruồi) cũng được gợi hứng từ nhân vật đồng tính (Thái Hòa vai Hội trong phim Để Mai tính). Với số lượng phim nhựa sản xuất trong năm không đến con số 10 thì chừng ấy cho thấy một tỷ lệ đáng kính nể của "dòng phim đồng tính" trước sự dè dặt của các dòng phim mới khác như võ thuật, hành động, kinh dị.
Gái Nhảy - tác phẩm thương mại đầu tiên của đạo diễn Lê Hoàng
Tuy nhiên, có thể thấy ngay rằng, không phải thời gian gần đây, khi hành động võ thuật lẫn kinh dị đều đã được các nhà làm phim Việt Nam trổ tài, thì đề tài đồng tính mới xuất hiện như một trào lưu mới. Nhìn lại "lịch sử phim Việt" trong giai đoạn "sống lại" từ năm 2003 với bộ phim Gái nhảy được ghi công như là một phim đầu tiên mở lại cánh cửa phim thương mại (phim sống bằng vé bán cho khán giả) đã khép kín trước đó hơn một thập niên, có thể thấy chuyện đồng tính đã "thập diện mai phục" từ lâu.
Gái nhảy, công chiếu vào dịp Tết Nguyên đán 2003, là "tác phẩm thương mại" đầu tiên của đạo diễn Lê Hoàng, cũng là của điện ảnh Việt Nam trong giai đoạn này. Cũng ở Gái nhảy, nhân vật đồng tính đã xuất hiện. Đó là vai người quản lý tiếp viên nhà hàng, dân gian gọi là "má mì". Đạo diễn Lê Hoàng cho biết lý do anh đưa nhân vật này vào phim là căn cứ trên thực tế cuộc sống, các chủ nhà hàng thường chọn người đồng tính nam làm quản lý vì ngoài khả năng khéo ăn khéo nói, người đồng tính nam còn rất công bằng khi đối xử với nhân viên nữ chứ không thiên vị khi yêu cô này, ghét cô kia như những người đàn ông bình thường. Đây là nhân vật lấy được nhiều tiếng cười của khán giả nhất trong phim. Chỉ là vai phụ, xuất hiện không nhiều nhưng với vai "đồng cô" này, diễn viên hài Anh Vũ trở nên nổi bật.
Gái nhảy lần đầu tiên đưa nhân vật đồng tính lên màn ảnh
với diễn xuất của danh hài Anh Vũ
Nhận thấy sức hút của vai phụ, đạo diễn Lê Hoàng tiếp tục "nuôi" nhân vật này trong "tập hai" của Gái nhảy là Lọ lem hè phố (2004). Tuy nhiên, do không tìm được tiếng nói chung về cát-sê, nói cho chính xác, cả Lê Hoàng và Anh Vũ cùng "lên giá" (hiểu theo đúng nghĩa đen, tức mức cát-sê) và hai giá này không gặp nhau. Nhưng đạo diễn Lê Hoàng không chịu bỏ vai má mì mê trai đẹp trong phần tiếp theo của Gái nhảy, mà thay Anh Vũ bằng Minh Nhí. Dù tài năng sân khấu của Anh Vũ và Minh Nhí kẻ tám lạng người nửa cân, nhưng phải thừa nhận vai má mì mê trai của Minh Nhí trong Lọ lem hè phố không ấn tượng bằng Anh Vũ trong Gái nhảy. Có nhiều lý do, trong đó có cả việc tổng thể L ọ lem hè phố cũng không ấn tượng bằng Gái nhảy. Hơn nữa "bộ dạng" Minh Nhí "hài" mạnh hơn "ái" nên xem phim này khán giả ít có lăn tăn về giới tính của anh.
Phim Những cô gái chân dài
Năm 2004, Những cô gái chân dài của đạo diễn Vũ Ngọc Đãng gây chú ý với khán giả cũng như giới phê bình không chỉ vì câu chuyện rất thời sự về một ngành nghề vừa ra đời nhưng đã rất "hot" ở Việt Nam thời kỳ đó - nghề người mẫu, mà còn vì lần đầu tiên trên phim Việt, tình yêu đồng tính bắt đầu cất tiếng nói. Nhân vật đồng tính trong phim là Khoa, do nhà thiết kế Trương Thanh Long vào vai. Là nhân vật phụ, xuất hiện trong rất ít phân cảnh, Khoa chỉ đóng vai trò tạo thêm hương vị cho phim, tác giả hoàn toàn không xoáy vào nhân vật này ngoài chuyện đề cập lướt qua sự "luyến ái" của nhân vật. Tuy nhiên, đây là nhân vật đồng tính đầu tiên được đưa vào phim mà không bị "làm xấu", không bị bôi bác làm trò cười như vẫn thấy ở những phim khác. Ở một mức độ nào đó, Khoa đã gây ấn tượng với khán giả và được báo chí đề cập như sự bắt đầu của trào lưu đưa nhân vật đồng tính vào phim.
Lương Mạnh Hải vào vai người tình của Trương Ba
Hồn Trương Ba, da hàng thịt của đạo diễn Nguyễn Quang Dũng công chiếu vào năm 2006 cũng xuất hiện một chàng gay đẹp, hiền lành, đáng yêu, đó là "người tình" của Trương Ba, do Lương Mạnh Hải đóng. Dù là vai thứ chính, được đặt trong tình yêu tay ba với chàng Trương Ba và cô tiểu thư nóng bỏng (Kim Thư) nhưng nhân vật này cũng chỉ nhằm mục đích tạo ra những xung đột làm tăng tính hài hước cho cả câu chuyện. Cảnh khiến khán giả sửng sốt nhưng cũng buồn cười nhất của nhân vật gay này là cảnh Lương Mạnh Hải mặc áo ngủ mỏng màu hồng cho thấy rõ nội y khá "nữ tính". Ngoài ra, trong phim còn có những cảnh vũ trường với sự tham gia của nhiều người đồng tính thật. Nhưng có một vấn đề nhỏ, dẫu dụng ý đề cập khá thẳng thắn (dù ít) về tình yêu của người đồng tính nhưng đạo diễn vẫn bị giới gay chê là không hiểu gu của họ khi chọn Johnny Trí Nguyễn vào vai người được gay say mê.
Vào mùa phim Tết 2007, với bộ phim T rai nhảy, đạo diễn Lê Hoàng khai thác trực diện đề tài tình yêu đồng tính với mục đích gây sốc và thu hút khán giả. Sự xuất hiện của người mẫu Đức Hải trong vai Tony đã rất gây chú ý ở thời điểm đó. Lê Hoàng chọn Đức Hải vào vai Tony ngay từ khi viết kịch bản và đạo diễn này đã không nhầm với lựa chọn này khi Đức Hải dù lần đầu đóng phim nhưng đã diễn xuất rất tinh tế, thể hiện đúng hình ảnh của người đồng tính nam. Lê Hoàng mời được Đức Hải vào vai diễn nhạy cảm này bởi anh quen Đức Hải trước đó khá lâu trong vai trò khách hàng thân thiết của cửa hàng kinh doanh sản phẩm của thương hiệu thời trang Ý Milano, nơi Đức Hải làm việc. Tuy nhiên, cũng phải mất mấy tháng, đạo diễn Lê Hoàng mới nhận được cái gật đầu đồng ý. Trong phim này, Lê Hoàng cũng mời hàng chục người đồng tính nam vào cảnh vũ trường và thi "hoa hậu gay", trong số đó có Cindy Thái Tài - ca sĩ, vốn là một chuyên gia trang điểm có tiếng nhất nhì Sài Gòn, là người công khai thừa nhận mình gay và đã giải phẫu chuyển đổi giới tính.
Đức Hải trong phim Trai Nhảy
Tết Nguyên đán 2010, trong phim N hững nụ hôn rực rỡ của đạo diễn Nguyễn Quang Dũng cũng có một nhân vật gay - anh chàng dọn phòng, vai này được giao cho Tô Lâm, một vũ công chuyên múa minh họa. Nhân vật của Tô Lâm không gây được ấn tượng nào ngoài nụ hôn bị cho là "phản cảm" giữa anh này và người yêu là một thành viên trong nhóm nhạc 4U, nhóm nhạc được thành lập từ cuộc thi Nốt nhạc ngôi sao trên truyền hình và được lăng-xê trong bộ phim này.
Phải đợi tới khi bộ phim Để Mai tính của đạo diễn Charlie Nguyễn ra mắt, cũng trong năm 2010, thì vai diễn đồng tính trong phim Việt mới thực sự tạo thành cơn sốt. Trong phim này, dù vai đồng tính (Phạm Hương Hội, do diễn viên Thái Hòa thủ vai) cũng vẫn chỉ là nhân vật phụ, nằm ở tuyến phụ của chuyện phim, lại đứng cạnh một tài tử nổi tiếng là Dustin Nguyễn, nhưng Thái Hòa lại làm nên chuyện. Sự lấn lướt của nhân vật phụ này làm mờ câu chuyện của các nhân vật chính đã "tố cáo" lỗi nghề nghiệp của biên kịch và đạo diễn nhưng lại biến vai đồng tính của Thái Hòa thành hiện tượng của năm. Đây là một vai diễn ấn tượng, một trường hợp hiếm hoi của màn ảnh Việt Nam khi các nhà làm phim đã tạo ra được nhu cầu xem nhân vật "bóng" cho khán giả. Dự án mang tên "Để Hội tính" ngay lập tức được nhà sản xuất và đạo diễn Để Mai tính tính đến ngay sau đó. Tuy nhiên, dự án này sau đó chuyển thành Long ruồi, bộ phim có kịch bản bị đánh giá là tồi nhưng rất hút khách và đem lại doanh thu kỷ lục trong năm nay.
Thái Hòa với vai diễn thành công trong phim Để Mai tính
Có thể nói, tình yêu và góc khuất trong cuộc sống của những người đồng tính nam được tái hiện trực diện, đầy đủ nhất trong lịch sử phim Việt là ở bộ phim Hotboy nổi loạn và câu chuyện về cô gái điếm, thằng Cười và con vịt của đạo diễn Vũ Ngọc Đãng, vừa công chiếu vào giữa tháng 10/2011. Bộ phim đã phải chờ duyệt rất lâu mới có thể ra mắt khán giả bởi những cảnh nhạy cảm như hôn, ân ái giữa các nhân vật được cho là có thể gây sốc. Tuy nhiên, với bản cắt được công chiếu, liều lượng cảnh nhạy cảm được đánh giá là vừa phải và rất có ý nghĩa với nội dung phim.
Ngay từ khi còn là kịch bản, bộ phim đã nhận được giải kịch bản tại LHP quốc tế Việt Nam 2010 và được tài trợ 10.000USD. Sau khi hoàn thành, phim đã tham dự một số LHP quốc tế, trong đó có LHP Toronto trước khi được công chiếu trong nước. Một số nhà phê bình cho rằng, đây là một bộ phim xứng đáng được gọi là "phim gay" và đủ tiêu chuẩn để tham dự LHP của người đồng tính có tên là Gay & Lesbian Film Festival. Với bộ phim này, Vũ Ngọc Đãng được đánh giá là đạo diễn có cái nhìn thông hiểu giới gay nhất khi không bôi xấu cũng như mang gay ra làm trò cười, các nhân vật gay của anh luôn luôn đẹp đẽ, dễ thương, hiền lành. Tuy nhiên, giới gay thật sau khi xem Hotboy đã có một "vế đối" rằng "Gay có quyền được yêu nhưng không có quyền được khóc!" cho câu nói mang tính tuyên ngôn của nhân vật chính: "Không ai có quyền lựa chọn giới tính khi mình sinh ra, nhưng có quyền chọn lựa cách sống với giới tính mà mình đang có" vì thấy Vũ Ngọc Đãng đã để các nhân vật quá ủy mị. Điều đó, theo họ, là không đúng với thực tế.
Hotboy nổi loạn thành công về mặt doanh thu và nhận được nhiều đánh giá tích cực
Ra mắt ngay sau Hotboy nổi loạn và câu chuyện về cô gái điếm, thằng Cười và con vịt, dù cũng nói về đề tài đồng tính nhưng Cảm hứng hoàn hảo của đạo diễn Lê Dũng, bạn học cùng lớp ở ĐH SKĐA TP.HCM với đạo diễn Vũ Ngọc Đãng, đã thất bại cả về nghề nghiệp, truyền thông lẫn doanh thu. Bộ phim này kể câu chuyện về một người lửng lơ giữa 2 giới tính để rồi trở về với giới tính thật của mình nhờ vào sự tác động của những người chị gái. Với kịch bản thiếu logic, kỹ thuật làm phim tồi, bộ phim này đã được xếp vào hàng "thảm họa màn ảnh". Không chỉ thế, nó còn khiến khán giả thắc mắc về hiểu biết của biên kịch - đạo diễn với vấn đề người đồng tính.
Theo Dương Vân Anh (Thể thao văn hóa)
Điện ảnh Việt một năm khởi sắc... vừa phải Màn ảnh rộng Việt trong năm qua có tương đối nhiều điểm mới: đề tài mới, gương mặt mới, ngay cả các yếu tố cũ cũng tích cực "F5" chính mình... Tất cả những cái mới đều táo bạo đến mức... giật gân, biến màn ảnh thành một "chiến trường ác liệt". Nếu chỉ nhìn bề nổi thì có vẻ 2011 là một...