Những phim về làng quê gây bão màn ảnh Việt
Sự mộc mạc trong từng cảnh quay cộng thêm cốt truyện thực tế, đầy tính thời sự, nhiều bộ phim về làng quê Việt hút khách không thua kém gì phim “bom tấn” khi lên sóng.
Cùng điểm lại những bộ phim lấy đề tài về làng quê Việt rất được yêu thích trong nhiều năm qua!
Bão qua làng
Bộ phim 30 tập của đạo diễn, NSƯT Trần Quốc Trọng từ khi họp báo ra mắt đã nhận được nhiều lời khen ngợi. Phim thể hiện đề tài nông thôn đổi mới gắn liền với những sự kiện mang tính thời sự như vấn đề thu hồi đất đai, bỏ phiếu tín nhiệm lãnh đạo, quá trình đô thị hoá và các hệ luỵ dẫn đến tệ nạn, sự tha hoá… Bão qua làng thuộc thể loại chính luận – một trong những thế mạnh của VFC hứa hẹn sẽ tạo nên luồng gió mới sau một loạt các tác phẩm để lại dấu ấn khó phai trong lòng khán giả như Đất và người, Bí thư tỉnh uỷ, Ma làng, Gió làng kình…
Bão qua làng – câu chuyện làng quê thời hiện đại với nhiều mâu thuẫn bắt nguồn từ việc đô thị hóa ồ ạt
Chuyện phim Bão qua làng được bắt đầu từ không khí sôi sục của cuộc bầu cử Trưởng thôn làng Đợi đang đến gần. Cái chức “mõ làng” bao năm không ai chú ý nay bỗng “đắt giá” bởi tin đồn: ngôi làng nằm giáp ranh Thủ đô có thể được quy hoạch để trở thành thành phố vệ tinh. Hàng loạt ứng cử viên sáng giá cho chức Trưởng thôn đã cùng cạnh tranh với các chiến dịch vận đồng đầy thủ đoạn.
Vào phút cuối, dân làng đã bỏ phiếu bầu cho Nguyễn Phất Lộc (do NSƯT Quốc Khánh thủ vai) – một nhà báo nửa mùa chuyên nhận sửa chữa vặt miễn phí cho dân làng, tốt tính và thương người. Chuyện Lộc trúng cử gây náo động và chứng tỏ mong muốn chấm dứt tình trạng quan liêu, sách nhiễu trong nhóm cán bộ của dân làng Đợi.
Quốc Khánh gặp lại khán giả màn ảnh nhỏ sau một thời gian vắng bóng
Mặc dù phim chỉ diễn ra trong phạm vi làng Đợi bé nhỏ nhưng những va chạm, xung đột, tệ nạn xảy ra không chỉ là “cơn bão” qua làng mà hoàn toàn có thể biến thành “lốc xoáy” tiếp tục quét qua nhiều làng khác, tàn phá các giá trị văn hoá, đạo đức truyền thống nếu không có những người lãnh đạo có trách nhiệm với dân như Trưởng thôn Lộc.
Gia đình vợ chồng Lận – Đận là biểu tượng cho rất nhiều gia đình Việt
Với nội dung thú vị, gần gũi và dàn diễn viên gạo cội, Bão qua làng hứa hẹn sẽ tạo nên “cơn bão mới” ấn tượng của phim truyền hình trong lòng khán giả. Phim hiện đang được chiếu trên trên VTV1 vào khung giờ vàng 20h30 thứ 5, 6 hàng tuần.
Ma làng
Ma làng là bộ phim với đề tài nông thôn nhận được sự yêu thích của khán giả xem truyền hình. Dưới bàn tay Nguyễn Hữu Phần, bức tranh nông thôn Việt Nam từ thời bao cấp khó khăn đễn những sóng gió thời kinh tế thị trường được khắc họa chân thực, sâu sắc. Phim được chia làm hai phần là Ma làng và Làng ma 10 năm sau.
Video đang HOT
Chọn bối cảnh xã hội những năm 80 với những biến động của thời cuộc ảnh hưởng đến từng con người trong xã hội, Ma làng (phần 1) lấy bối cảnh một vùng quê đói nghèo, lam lũ – nơi mà những trì trệ, u mê vẫn tồn tại, song hành với đó là nỗ lực của những con người cố gắng thoát khỏi những trì trệ đó.
Phần 2 của Ma làng lấy bối cảnh 10 năm sau đổi mới ở làng Bâm Dương với những thay đổi chóng mặt về quy hoạch đô thị và cuộc sống con người. Phim đi sâu phân tích đời sống tâm lý xã hội của nông thôn với khát vọng làm giàu nhanh, làm giàu bằng mọi giá trong khi còn thiếu các điều kiện tri thức, cơ sở vật chất, trình độ nghề nghiệp… cần thiết. Cách nhìn nhận sai lệch ấy đã dẫn đến những bi kịch trong từng cá nhân, từng gia đình, tạo ra tình trạng mất ổn định xã hội và sự phá hủy nền tảng văn hóa, đạo đức đã được xây dựng và gìn giữ từ nhiều đời nay của nông thôn Việt Nam.
Bí thư tỉnh uỷ
Năm 2009, đài truyền hình Việt Nam cho ra mắt Bí thư tỉnh ủy, bộ phim truyền hình dài 50 tập gây được tiếng vang lớn trong lòng người xem. Phim là câu chuyện cuộc đời ông Kim Ngọc – Bí thư Tỉnh ủy Vĩnh Phúc – với câu chuyện khoán 10 giúp nâng năng suất lúa lên gấp đôi đã làm thay đổi cuộc sống của người dân.
Khắc họa hình tượng một nhân vật lớn, bộ phim miêu tả sinh động, chân thực một con người tài năng nhưng không khoa trương mà rất đỗi bình dị, cũng gặp bao vấn đề như bất cứ ai khác. Nghệ sĩ Dũng Nhi đã thể hiện rất tốt nhân vật bí thư Kim Ngọc, người tạo nên cả một cuộc cách mạng trong lao động sản xuất nhưng lại hứng chịu không ít dư luận trái chiều vì bị cho là đi ngược với đường lối của Đảng và Nhà nước trên con đường tập thể hóa.
Bí thư Tỉnh ủy đã tạo nên tiếng vang lớn tại Lễ trao giải Cánh diều vàng năm 2010 với 3 giải thưởng dành cho phim truyện video – truyền hình, biên kịch phim truyện video – truyền hình và diễn viên nữ chính.
Đất và người
Đến nay, Đất và người vẫn là một trong những bộ phim xuất sắc nhất về đề tài làng quê Việt những năm đất nước bước vào thời kỳ đổi mới. Bộ phim được chuyển thể từ tiểu thuyết “Mảnh đất lắm người nhiều ma” của nhà văn Nguyễn Khắc Trường, bắt đầu phát sóng năm 2002. Với những tình tiết thật như bước ra từ chính cuộc sống người nông dân, Đất và người chiếm được cảm tình của số đông khán giả.
Mượn chuyện của một gia đình, một dòng họ, Đất và người cho thấy cuộc sống làng quê Việt cả một thời kì
Phim kể về mâu thuẫn giữa hai dòng họ Trịnh – Vũ ở làng Giếng Chùa và đời sống ở nông thôn những năm đất nước bước vào thời kỳ đổi mới. Mâu thuẫn từ thời trẻ giữa hai ông trưởng họ kéo theo cả sự thù hằn bao trùm một vùng quê và ảnh hưởng đến hạnh phúc đôi lứa của các thế hệ sau.
Đôi bạn trẻ phải vượt qua nhiều hiềm khích, mâu thuẫn của dòng họ để đến được với nhau
Được yêu thích nhất trong Đất và người có lẽ là nhân vật Chu Văn Quềnh do Hán Văn Tình đóng. Anh chàng trai quê chân chất vừa có chút AQ, vừa có chút Chí Phèo gây ấn tượng sâu sắc và chiếm trọn cảm tình của khán giả dù đã hơn 10 năm kể từ ngày phát sóng.
Hán Văn Tình đạt được thành công ngoài mong đợi với Đất và người
Gió làng Kình
Khác với Đất và người hay Ma làng phản ánh những câu chuyện về nông thôn thời bao cấp, Gió làng Kình đi trực diện vào nông thôn thời đổi mới. Phim phản ánh mặt trái của các vùng quê trong thời kinh tế thị trường, tư hiện tượng người dân đang sôi sục vì đất cát, nong long trong cơn sôt lam giàu, đên chuyên sư dung quyên dân chu cơ sơ qua tấm phiếu bầu không đung đăn.
Gió làng Kình được xây dựng vững chắc về tuyến truyện, nhân vật, cách xử lý vấn đề. Nhân vật trong phim được xây dựng công phu, có cá tính sắc nét và được thể hiện bởi các diễn viên chuyên nghiệp. Bộ phim dài 25 tập, kich ban ban đâu mang tên “Những trận gió người” khi lam phim đôi thành “Gió làng Kình”, đươc thưc hiên ơ nhiều địa phương đồng bằng Bắc Bộ như Hải Dương, Hưng Yên, Ha Tây cu…
Theo Baodatviet.vn
Những vai diễn phản diện được yêu mến trên màn ảnh Việt
Tuy đóng vai người xấu trong phim ảnh, những diễn viên dưới đây vẫn được đông đảo công chúng yêu mến và kính phục.
Trước khi lui về hậu trường, Lê Tuấn Anh đã từng là một trong những diễn viên phản diện đình đám của dòng phim thị trường Việt. Trong số những vai phản diện của anh, không thể không nhắc tới vai Bình trong Vị đắng tình yêu. Vị đắng tình yêu là một trong những bộ phim đạt doanh thu cao nhất thập niên 1990 ở Việt Nam (khoảng 500 triệu đồng). Bộ phim kể về chuyện tình lãng mạn của Quang (Lê Công Tuấn Anh), một sinh viên y khoa nghèo, và Phương (Thủy Tiên), sinh viên nhạc viện. Tình cảm của họ không được ủng hộ bởi sự phản đối của mẹ Phương (Kim Xuân). Trong khi đó, Bình (Lê Tuấn Anh) thầy giáo dạy nhạc cho cô ở trường thường xuyên dùng thủ đoạn và quyền lực để chia cắt hai người, khiến cho họ phải xa cách. Với vẻ ngoài điển trai, lãng tử, Lê Tuấn Anh diễn mà như không diễn. Cùng với Lê Công Tuấn Anh, anh trở thành niềm ngưỡng mộ của nhiều cô gái trẻ thời bấy giờ.
Lê Tuấn Anh của hiện tại bên vợ và các con. Anh không ân hận về quyết định rút lui khỏi nghệ thuật của mình. Được sự hậu thuẫn của chồng, Hồng Vân ngày càng tỏa sáng trong sự nghiệp, trở thành một trong những nữ diễn viên hàng đầu Việt Nam.
Năm 2006, bộ phim truyền hình Chạy án thành công vang dội đã mang tới hào quang cho một loạt diễn viên, đặc biệt là nhân vật chính Cao Thanh Lâm. Từ việc là một diễn viên hoàn toàn vô danh với những vai không tên tuổi, Việt Anh đã trở thành ngôi sao truyền hình nổi tiếng bậc nhất thời bấy giờ.
Trong vai chàng công tử ăn chơi trác táng, đa tình và nghiện ngập, Cao Thanh Lâm không những không bị khán giả ghét, mà còn được nhiều fan nữ mê mẩn. Thành công của anh không chỉ nhờ cách diễn xuất thần mà còn bởi vẻ ngoài điển trai, hào hoa hiếm nam diễn viên Việt có được. Cho tới hiện tại, Chạy án vẫn là bộ phim thành công nhất của Việt Anh và Cao Thanh Lâm có lẽ là cái bóng mà nam diễn viên này khó vượt qua được.
Kim Oanh cũng là nữ diễn viên được "đo ni đóng giày" cho nhiều vai diễn phản diện trên phim truyền hình Việt. Một trong số những vai diễn ấn tượng nhất của cô là Ló trong Ma làng 1. Ló là người phụ nữ có hoàn cảnh khó khăn với nhiều bi kịch, nhiều sức ép. Vì nghèo khổ, cô phải đi ăn trộm, ăn cắp vặt và bị nhiều người ghét bỏ.
Ló của Kim Oanh đặc trưng bởi động tác phất tay, ánh mắt lườm nguýt, nụ cười ghê gớm, cách nói ngọng và chua ngoa, đanh đá. Sau bộ phim, Kim Oanh từng tâm sự, vì vai diễn này, mình được nhiều khán giả yêu mến nhưng cũng lắm người "ghét không chịu được". Kim Oanh từng có bề dày vào vai phản diện trên truyền hình Việt. Trước đó, cô từng thủ vai Mây đanh đá trong Sóng ở đáy sông, hay Tuyết xảo quyệt trong Những ngọn nến trong đêm...Ở bất kì vai diễn nào, Kim Oanh cũng thể hiện được cái chất rất riêng khó lẫn của mình.
Sở hữu thân hình nóng bỏng và tài năng khá ấn tượng song Maya vẫn luôn là cái tên "nhàng nhàng" trong showbiz Việt. Chỉ đến năm 2012, khi bộ phim Scandal của Victor Vũ ra đời, cô mới dành được vinh quang đầu tiên (giải thưởng Nữ diễn viên phụ xuất sắc nhất tại Cánh Diều Vàng) và thực sự được coi như một ngôi sao mới trong showbiz Việt.
Trong Scandal, Maya vào vai người mẫu Trà My. Xinh đẹp, quyến rũ song Trà My đầy mưu mô, ganh tị. Cô không ngại triển khai nhiều kế hoạch nham hiểm, cũng như sử dụng đến cả bùa ngải để hãm hại đối thủ của mình. Khả năng diễn xuất tròn trịa qua ánh mắt, lời nói của Maya đã góp phần giúp Scandal trở thành một trong những bộ phim chiếu rạp thành công nhất. Bộ phim cũng giúp Maya khẳng định rõ ràng hơn cái tôi cá nhân của mình, thay vì chỉ là một trong những "giai nhân của Hà Dũng" như trước đó.
Là nhân vật chính trong bộ phim bom tấn cuối năm 2011 của điện ảnh Việt Nam - Long ruồi - Thái Hòa không chỉ khiến các fan cười nghiêng ngả khi đảm nhận cả hai vai.
Đạo diễn Charlie Nguyễn đã rất đúng đắn khi chọn Thái Hòa cho bộ phim này. Dù Tèo và đại ca Long ruồi mang 2 tính cách hoàn toàn trái ngược nhưng Thái Hòa đã rát khéo léo dung hòa được 2 nhân vật này, khiến khán giả nhìn thấy được Tèo trong hình ảnh của đại ca Long ruồi và ngược lại. Chính vì vậy dù Long ruồi là một vai phản diện nhưng vẫn giành được rất nhiều sự yêu mến của người xem qua những tình huống hài hước rất có duyên mà Thái Hòa mang tới cho khán giả.
Bolo cũng là một trong những đàn em thân tín của đại ca Long ruồi do diễn viên Hiếu Hiền thủ vai. Dù chỉ là một vai phụ trong phim và chỉ xuất hiện trong một vài phân cảnh nhỏ nhưng những ấn tượng mà nhân vật này để lại cũng không hề thua kém so với đại ca Long ruồi.
Là một nhân vật giang hồ với khả năng lái xe và bắn súng điệu nghệ nhưng Bolo lại không có nổi bất cứ một pha hành động võ thuật nào trong phim bởi thân hình tí hon của mình. Và đây cũng là điểm xuất phá của rất nhiều tình huống hài hước trong phim. Với thân hình thấp bé cùng khiếu hài hước của mình Hiếu Hiền đã trở thành một trong những mục tiêu của rất nhiều đạo diễn cho các vai phụ mang yếu tố gây hài như : Bẫy rồng, Lửa Phật , Hot boy nổi loạn, Bỗng dưng muốn khóc, Vừa đi vừa khóc...
Theo zing
Những cố nghệ sĩ gắn liền với hình ảnh người nông dân Việt Họ đu đi vào lòng công chúng với những vai diễn mang hình ảnh người nông dân hiền lành, chân chất của làng quê Việt Nam. NSND Trịnh Thịnh: Lão nông xuất thân từ phố thị Là một nhân viên ngân hàng, hầu như không được đào tạo bài bản về diễn xuất, thế nhưng Nghệ sĩ Nhân dân Trịnh Thịnh dường như...