Những phim truyền hình Việt gắn với thế hệ 8X, 9X: Số 1 là bất hủ, số 2 chờ hoài chưa có phần tiếp theo
Tuổi thơ của thế hệ 8X, 9X không chỉ gắn liền với những bộ phim truyền hình Trung Quốc hay Hàn Quốc mà còn là những buổi trưa, buổi chiều ngồi trước ti vi xem phim truyền hình Việt. Liệu những bộ phim sau đây có gợi lại kí ức một thời của chúng ta? Cùng khám phá nhé!
1. Đất phương Nam (1997)
Được chuyển thể từ tiểu thuyết Đất rừng phương Nam của nhà văn Đoàn Giỏi, Đất phương Nam ghi dấu ấn trong lòng khán giả xem đài bởi độ chân thực, sống động về cuộc sống của người nông dân dưới thời kỳ Pháp thuộc. Đây là bộ phim truyền hình dài tập thứ hai sau thành công rực rỡ của Người đẹp tây đô mà hãng phim TFS (Hãng phim Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh) sản xuất.
An của Đất phương Nam do Hùng Thuận thủ vai.
Kể về câu chuyện đầy trái ngang của cậu bé An ( Hùng Thuận), do nghịch cảnh mất mẹ ngay khi còn bé nên An phải lưu lạc khắp nơi để tìm lại cha ruột của mình. Khi xuôi về phương Nam, An đã gặp những cảnh đời ngang trái, những khó khăn, vất vả tột cùng của người nông dân dưới ách áp bức thống trị của bọn thực dân Pháp.
Võ Tòng của Đất phương Nam.
Ông ba bắt rắn của nhà giáo Mạnh Dung.
Tuy phải trôi nổi khắp nơi nhưng may mắn là An luôn gặp được những người dân có tấm lòng nhân ái, yêu thương chan hòa. Đấy chính là nguồn động lực to lớn để An vượt qua khó khăn, thử thách. Ngoài An, hình ảnh của cậu bé Cò ( Phùng Ngọc) cũng để lại dấu ấn sâu sắc trong lòng khán giả bởi sự tinh nghịch, thích khám phá những điều mới lạ và cậu cũng rất tốt bụng với người bạn cùng lứa của mình.
An và Cò là đôi bạn rất thân.
Còn đây là vợ Tư Mắm, người phụ nữ đáng sợ của Đất phương Nam.
Khác với những bộ phim truyền hình hiện đại ngày nay, Đất phương nam lột tả chân thật đến từng mi li mét cuộc sống cùng cực của nông dân Việt Nam trong thời kì bị thực dân Pháp đô hộ. Bộ phim đã chạm đến trái tim của khán giả xem đài vì những câu chuyện mà An chứng kiến, những giọt nước mắt đã rơi và những trái tim yêu thương đã hòa chung nhịp đập.
2. Kính vạn hoaKính vạn hoa (2004)
Kính vạn hoa cũng là một sản phẩm khác của hãng TFS và được chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh. Mỗi tập phim là một câu chuyện khác nhau về lứa tuổi mới lớn, học tập, sinh hoạt và vui chơi. Sau khi Kính vạn hoa lên sóng, những vai diễn như đóng đinh cho tính cách nhân vật cũng được khán giả nhớ mặt chỉ tên như Qúy ròm, Tiểu Long, nhỏ Hạnh,…
Bộ ba kinh điển của Kính vạn hoa.
Kính vạn hoa xoay quanh nhiều khía cạnh khác nhau của các nhân vật chính là ba cô cậu học trò Qúy ròm ( Ngọc Trai), Hạnh ( Anh Đào) và Tiểu Long ( Vũ Long). Nếu Hạnh vừa dịu dàng, nữ tính, học hành chăm chỉ và thích giúp đỡ bạn bè thì cậu bạn Tiểu Long lại lười hơn một tí và thích “đánh đấm” để tăng cười sức khỏe. Không thể không kể đến Qúy ròm, cậu bạn giỏi ba môn học hách não Toán, Lý, Hóa cũng thích giúp đỡ bạn bè nhưng vì quá nóng tính nên khó mà trở thành một “gia sư” thành công.
Những đứa trẻ tinh nghịch của Kính vạn hoa tạo nên một nét riêng đáng nhớ.
Nhưng cả ba lại là một khối hợp thể, luôn đi cùng nhau, sát cánh với nhau trong cả việc học lẫn việc vui chơi giải trí. Khi Tiểu Long và Qúy ròm có những màn tranh cãi căng thẳng và có nguy cơ bùng nổ chiến tranh thì Hạnh sẽ là nhà đàm phán đại tài xóa tan hết mọi khuất mắc.
Cuộc sống hằng ngày của ba cô cậu y hệt như cuộc sống của những cô cậu khác ngoài đời, vui có buồn có, thăng có trầm có. Và dù có bao nhiêu hiểu lầm, giận hờn vu vơ nhưng luôn yêu thương và giúp đỡ lẫn nhau.
3. Mùi ngò gai (2006)
Là một trong những bộ phim remake từ phiên bản Hàn thành công của mảng phim truyền hình Việt. Quy tụ dàn diễn viên hùng hậu như Kim Xuân, Việt Anh, Thành Lộc, Hồng Ánh, Ngọc Trinh, Kim Hiền, Cao Minh Đạt,.. Mùi ngò gai được xem là bộ phim truyền hình dài tập đầu tiên khai thác về đề tài ẩm thực Việt Nam, cụ thể trong phim chính là món Phở.
Mùi ngò gai từng là bước đệm của không ít nghệ sĩ trẻ, trong đó có Angela Phương Trinh trong vai Vy.
Phim xoay quanh nhân vật chính là Vy, cô bé có số phận đáng thương khi mẹ ruột mất sớm còn cha ruột lại gửi cô cho một gia đình khác nuôi. Vy lớn lên trong vòng tay của mẹ nuôi yêu thương cô hết mực nhưng cha nuôi trái lại rất hay ngược đãi cô. Khi Vy lớn lên, chính cha ruột của Vy muốn được sống gần đứa con ngoài giá thù của mình đã đưa cả nhà mình từ Sài Gòn về quê sinh sống. Nhưng xui xẻo cho Vy khi đụng độ với Phương, con ruột của ông Cường và người vợ chính thức.
Video đang HOT
Phương luôn tìm cách làm hình ảnh Vy xấu đi bằng mọi cách lúc bé.
Phương ganh tị khi bạn bè xung quanh và cả Trường cũng dành tình cảm đặc biệt cho Vy. Phương tìm mọi cách để Vy trở thành một cô bé xấu tính trong mắt mọi người, để mọi chuyện không đi quá xa ông Hoàng đã sắp xếp để gia đình chuyển về Sài Gòn sinh sống nhưng vẫn dõi theo và chăm sóc cho Vy.
Vy và mẹ nuôi là bà Thanh do NSUT Kim Xuân thể hiện.
Biến cố xảy ra khi Vy biết được sự thật mình là con ngoài giá thú và đang sống cùng cha mẹ nuôi, Vy bỏ trốn lên Sài Gòn để trốn cảnh bị cha nuôi hành. Cô được chú Hoàng (Thành Lộc) cưu mang và giúp đỡ nhiệt tình. Vy cũng thi đỗ vào trường cấp ba nơi Trường (Cao Minh Đạt), Phương (Kim Hiền), Khanh (Hòa Hiệp) đang theo học.
Khanh và Phương lúc lớn.
Còn đây là Vy lúc lớn do nữ diễn viên Ngọc Trinh thủ vai.
Vy nhận được sự cưu mang, đùm bọc của chú Hoàng (NSUT Thành Lộc).
Mối quan hệ lằng nhằng giữa cả ba cũng bắt đầu, những khó khăn, thách thức, mối đe dọa và sự thật khủng khiếp cũng dần được vén màn. Liệu Vy có thể chọn cho mình trạm dừng chân hạnh phúc thực sự?
Khanh luôn quan tâm, chăm sóc cho Vy rất chu đáo vì chưa biết Vy là em cùng cha khác mẹ của mình.
Liệu Vy và Thiện ( Lương Thế Thành) sẽ có một cái kết viên mãn?
Có thể nói Mùi ngò gai đã ghi dấu ấn quá sâu đậm trong lòng người hâm mộ bởi sự hấp dẫn trong cốt truyện lẫn diễn xuất thành công của dàn diễn viên từ lớn đến bé. Sự khắc khổ của nữ diễn viên Kim Xuân trong vai mẹ nuôi của Vy hay tính cách tham lam, độc đoán của người cha nuôi do nam diễn viên gạo cội Việt Anh. Dàn diễn viên trẻ cũng không kém cạnh như nhân vật Vy lúc bé do nữ diễn viên Angela Phương Trinh đảm nhận với nét hồn nhiên, hiền lành.Khi trưởng thành thì Vy lại là một Ngọc Trinh đằm thắm, dịu dàng. Một cô tiểu thư giàu có đanh đá và luôn mưu cầu hạnh phúc cho bản thân Phương cũng được nữ diễn viên kim hiền khắc họa rõ nét.
4. Miền đất Phúc (2005 – 2007)
Gồm 4 phần theo dòng lịch sử và kể về cuộc sống của những con người trong làng gốm, Miền đất Phúc là một bộ phim tâm lý, tình cảm của đạo diễn Đinh Đức Liêm. Nhiều diễn viên từ gạo cội đến mới vào nghề cũng góp mặt trong bộ phim như NSUT Minh Sang, NSUT Hoa Hạ, Lương Thế Thành, Nguyệt Ánh,..
Miền đất Phúc là câu chuyện về ngành gốm của người dân Nam bộ.
Xoay quanh gia đình của ông Diệp (NSUT Minh Sang), chủ một lò gốm có tiếng trong vùng từ thời xa xưa. Ông có hai người con trai là Phúc và Lợi, cả hai anh em đều tháo vát và nhanh nhẹn. Trong khi Phúc điềm đạm, khôn ngoan thì Lợi lại nóng tính và hay gây chuyện. Cuộc sống của gia đình ông Diệp cứ thế tiếp diễn cho đến khi gia đình ông Từ Ngũ (Quang Minh) đến ở nhờ do nhà bị thiêu cháy.
Trụ cột gia đình là ông Diệp do NSUT Minh Sang thủ vai.
Còn đây là vợ ông Diệp do nữ diễn viên Hồng Hạnh đảm nhận.
Từ đây, những sóng gió, hiểu lầm cứ thế diễn ra bơi bà Từ Ngũ là người không hề tốt tính mà còn hay sân si, thích dựng chuyện. Thời gian thấm thoát thoi đưa khi Phúc (Lương Thế Thành), Lợi (Thanh Phương) cùng nhau lớn lên. Cả hai có một người bạn đồng lứa là Thủy Trúc (Nguyệt Ánh), thông minh xinh đẹp và dịu dàng, nết na. Chứng kiến những thăng trầm của nghề làm gốm truyền thồng mà cha mình truyền lại khó có thể cạnh tranh với những mặt hàng hiện đại sau này. Phúc đã mày công tìm tòi học hỏi những cái hay, cái tốt để tiếp tục duy trì xưởng gốm nhà mình. Để đạt được những thứ đó, cả Phúc và gia đình đã phải trải qua biết bao khó khăn, gian khổ.
NSUT Hoa Hạ vào vai bà Từ Ngũ, người gây biết bao xáo trộn trong gia đình ông Diệp.
Miền đất Phúc đã lột tả chân thực nghề làm gốm của người dân Việt Nam ngày xưa, khi mà công nghệ chưa phát triển thì con người phải dùng cả sức lực lẫn trí lực của bản thân để tạo ra những sản phẩm vừa chất lượng vừa đẹp mắt.
Phúc lúc lớn do Lương Thế Thành thủ vai.
Phúc và Thủy Trúc (Nguyệt Ánh) khi đã trưởng thành.
Là một trong những vai diễn đầu tay của cả Lương Thế Thành và Nguyệt Ánh, cả hai cũng thành công trong việc xây dựng hai hình tượng khó quên trong lòng khán giả xem đài bằng diễn xuất chân thực, tự nhiên.
5. Hương phù sa (2006)
Cũng là một bộ phim được sản xuất bởi hãng TFS, Hương phù sa được chiếu trên đài THVL năm 2005. Là một trong những bộ phim về đề tài sông nước tại miền quê Việt Nam, cụ thể là nghề đóng ghe, xuồng. Hương phù sa cũng nổi bật với những cái tên như Tăng Hà, Trương Minh Quốc Thái, Kim Hiền, Thành Đạt,..
Út Nhỏ và Việt của Hương phù sa ngày nào.
Ông Ba Rằn, Tư Hơn là hai cái tên nổi tiếng trong vùng về nghề đóng ghe xuồng. Sau này khi ông Ba Rằn lâm bệnh nặng, Út Nhỏ (Tăng Hà) là đứa con gái lớn của ông phải gồng mình để vực dậy cái nghề truyền thống của tía mình. Từ một Út Nhỏ vô lo vô nghĩ sống trong vòng tay yêu thương của tía, nay phải trưởng thành, chính chắn hơn để chống chọi lại với những cạm bẫy, mưu mẹo từ phía gia đình ông Tư Hơn.
Tía Ba Rằn của Út Nhỏ.
Song song với cuộc đối chọi gay gắt trên thương trường thì về mặt tình trường cả Út Nhỏ (Tăng Hà) và cả Út Ráng (Kim Hiền) lại cùng có cảm tình với Việt (Trương Minh Quốc Thái). Khó khăn nối tiếp liên tục như thế liệu đôi vai nhỏ bé của Út Nhỏ có thể gánh nổi?
Cả Út Nhỏ, Út Rán và Việt đều rơi vào tình cảnh tréo ngoe.
Hương phù sa đã lột tả được vẻ đẹp của miền Tây sông nước bao la, thiên nhiên sông nước là mẹ, ôm ấp bao bọc và che chở ta mỗi khi ta cần. Hãy sống trân quý những gì đơn sơ, bình dị của quê hương để mai sau khôn lớn nên người.
Vẻ đẹp trẻ trung của ngọc nữ Tăng Hà năm 18 tuổi.
Ngọc nữ màn ảnh Tăng Hà trong vai nữ chính Út Nhỏ khi đó chỉ mới 18 tuổi, trẻ trung, năng động hoạt bát như một đóa hoa bừng sáng. Nét diễn tự nhiên, linh hoạt của cô cũng được đánh giá cao và nhận được nhiều phản hồi tích cực của khán giả xem đài.
Tạm kết
Mỗi một bộ phim sẽ để lại những dấu ấn riêng biệt cho người xem, nếu phim Hàn là những câu chuyện tình yêu thấm đẫm nước mắt, phim Trung lại thiên về những bộ phim cung đình hoành tráng, phép thuật cao siêu thì phim Việt lại gần gũi và đậm tính nhân văn. Hãy cùng xuôi dòng ký ức tìm lại tuổi thơ nhé!
Theo saostar
Vì sao Mắt Biếc là phim chuyển thể đáng mong đợi nhất của điện ảnh Việt năm nay?
Làng phim Việt đã có không ít tác phẩm chuyển thể, nhưng có lẽ Mắt Biếc xứng đáng được gọi là phim chuyển thể được trông đợi nhất vì sở hữu nguyên tác quá nổi tiếng.
Tác phẩm của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh từ lâu đã là nguồn nguyên tác màu mỡ cho các nhà sản xuất chuyển thể thành phim. Những Kính Vạn Hoa, Tôi Thấy Hoa Vàng Trên Cỏ Xanh hay gần nhất là Cô Gái Đến Từ Hôm Qua đều cho thấy sức hút riêng. Nhưng có lẽ, trong số các phim chuyển thể từ văn chương Nguyễn Nhật Ánh nói riêng và cả chuyển thể văn học nói chung, Mắt Biếc được xếp vào hàng đáng mong đợi bậc nhất vì sở hữu nguyên tác đặc biệt, diễn viên triển vọng cùng một ê kíp có tiếng.
Nguyên tác Mắt Biếc: Chuyện tình buồn day dứt nhất dưới ngòi bút Nguyễn Nhật Ánh
Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh trước nay nổi tiếng viết văn cho tuổi mới lớn, hoặc là viết cho trẻ thơ nhưng mọi lứa tuổi đều có thể đọc được. Chỉ trong giai đoạn sáng tác những năm chín mươi của thế kỉ trước, nhà văn có những tác phẩm đặt nhân vật ở tuổi trưởng thành như Còn Chút Gì Để Nhớ hay Mắt Biếc. Mà Mắt Biếc, trong lòng nhiều độc giả, là tác phẩm đẹp nhất, buồn nhất và cũng thuộc hàng ấn tượng nhất trong văn nghiệp của nhà văn.
Mắt Biếc kể ta nghe câu chuyện đời của Ngạn và Hà Lan, đôi bạn lớn lên cùng nhau ở làng Đo Đo, cùng qua tuổi thơ và bên nhau lúc thiếu thời, đến khi trưởng thành vẫn chẳng dứt duyên được. Ngạn là một chàng trai thôn quê trầm tính, si mê Hà Lan với đôi mắt biếc đượm đầy những trong veo và nét buồn thơ mộng. Vì Hà Lan, Ngạn thành thi sĩ, thành ca sĩ, thành vệ sĩ luôn ở bên những lúc cô cần. Nhưng đáng tiếc Hà Lan lại không cưỡng được những xa hoa chốn thị thành nên rơi vào bẫy tình với một gã sở khanh và bị phản bội, cho đến tận lúc ấy, tình yêu của Ngạn dành cho cô vẫn không chút suy suyển. Chỉ là, Ngạn yêu Hà Lan thầm lặng, anh làm một tri kỉ, một nơi cho Hà Lan nương tựa nhưng chưa từng đòi hỏi cô hồi đáp điều gì. Về sau, Ngạn lại chăm sóc và thân thiết với Trà Long, con gái Hà Lan, cô bé có đôi mắt của mẹ, lòng luôn hướng về Ngạn và làng Đo Đo. Nhưng kết cục, Ngạn lại rời đi, vì anh nhận ra suốt cuộc đời, đôi mắt biếc duy nhất ngự trị hồn anh, là đôi mắt của Hà Lan.
Cuộc đời Ngạn chỉ yêu nhất một đôi mắt biếc, đôi mắt của Hà Lan.
Xuyên suốt những trang viết của Mắt Biếc, day dứt tình yêu đơn phương của nhân vật Ngạn, một kiểu yêu nhẫn nhịn, lặng thầm và nên được tả bằng chữ "thương" bởi nó gần với tình cảm của người thân chứ không còn là tình yêu nam nữ đơn thuần. Mắt Biếc còn đại diện cho phong cách viết trau chuốt, đậm trữ tình và đọc như thơ của Nguyễn Nhật Ánh. Lật giở Mắt Biếc, phải nói rằng câu văn nào cũng đẹp, phân cảnh nào cũng đẹp, nhân vật nào cũng khiến người ta ấn tượng sâu sắc.
Văn phong buồn của Mắt Biếc như lời thủ thỉ ghi dấu ấn sâu đậm trong lòng độc giả.
Cho nên, Mắt Biếc mới là tác phẩm độc giả vừa mong được chuyển thể, vừa "sợ" được chuyển thể vì không tin có diễn viên lột tả được hình tượng quá đẹp, cảm xúc quá dào dạt, suy tư quá sâu xa của các nhân vật.
Trúc Anh và Trần Nghĩa: Hai nhân tố bí ẩn đầy triển vọng
Vượt qua ba vòng tuyển chọn gắt gao với khoảng 1400 thí sinh dự tuyển, Nguyễn Trúc Anh và Trần Nghĩa lọt vào "mắt xanh" của đạo diễn Victor Vũ cùng ê kíp, hẳn nhiên phải có lí do của nó. Về năng lực, hai diễn viên đã có kinh nghiệm diễn xuất nhất định, lại phối hợp cùng nhau rất ăn ý lúc diễn thử khiến hội đồng tuyển chọn nhận định đây đích thực là Ngạn và Hà Lan họ cần tìm, nên tin rằng khán giả trước mắt có thể đặt kỳ vọng ở diễn xuất của hai nhân tố trẻ này.
Trúc Anh và Trần Nghĩa, hai nhân tố triển vọng của làng phim Việt.
Vì đây là Mắt Biếc, nên thần thái của hai diễn viên được khán giả đặc biệt quan tâm, nhất là đôi mắt: mắt Ngạn phải ấm áp si tình, và mắt Hà Lan phải "biếc". Cũng chính vì đôi mắt mà nhiều khán giả cho rằng Trúc Anh không giống với Hà Lan trong tưởng tượng của họ, bởi mắt Hà Lan phải buồn cơ, phải trong veo xúc cảm cơ, và còn chút mơ mộng nữa, chút thôn quê nữa. Hà Lan của Victor Vũ hơi hiện đại, đẹp thật đấy nhưng chưa "đạt chuẩn" hình tượng quá đẹp trong nguyên tác.
Nét đẹp của Trúc Anh bị một bộ phận khán giả cho là quá hiện đại so với hình tượng Hà Lan, và đôi mắt của cô chừng như chưa đủ "biếc".
Nhưng, khách quan mà nhận định, cả Trần Nghĩa và Trúc Anh đều có triển vọng rất lớn giúp Mắt Biếc "làm nên chuyện". Dễ thấy nhất, hai diễn viên ở độ tuổi khá "chín" để đảm nhận vai diễn Hà Lan và Ngạn, đứng cạnh nhau cũng tạo cảm giác rất tương xứng. Trần Nghĩa có được vẻ điềm đạm và chút buồn suy tư của thầy giáo Ngạn, còn Trúc Anh có được phong thái ngọt ngào e ấp của Hà Lan mà Ngạn say đắm. Chưa kể, với năng lực diễn xuất và tương tác đã được hội đồng lựa chọn kĩ càng, hai diễn viên hoàn toàn có thể chứng tỏ với khán giả rằng họ chính là Ngạn và Hà Lan bước ra từ Mắt Biếc!
Chỉ nhìn ảnh, ta đã thấy được triển vọng trong ánh mắt dịu dàng của Trần Nghĩa và thần thái có chút kiêu sa của Trúc Anh, hứa hẹn những màn tương tác cảm xúc.
Ê kíp sản xuất "có tâm" do đạo diễn Victor Vũ cầm trịch và sự hậu thuẫn truyền thông đến từ fan nguyên tác
Trong số những phim điện ảnh từng được chuyển thể từ truyện của Nguyễn Nhật Ánh, Tôi Thấy Hoa Vàng Trên Cỏ Xanh vẫn được nhắc nhớ nhiều nhất với câu chuyện đẹp nên thơ, bối cảnh tuyệt vời và nhạc phim đậm âm hưởng dân gian trẻ thơ. Người đứng sau thành công của tác phẩm điện ảnh này không ai khác ngoài đạo diễn Victor Vũ cùng ê kíp hùng hậu. Còn nhớ Cô Gái Đến Từ Hôm Qua đã không thể lặp lại cơn sốt năm trước vì chọn diễn viên không phù hợp, bối cảnh đôi chỗ lại khoa trương quá đà. Không ít khán giả đã từng nói, giả như Victor Vũ và những người từng có kinh nghiệm với Tôi Thấy Hoa Vàng Trên Cỏ Xanh, có thể nào Cô Gái Đến Từ Hôm Qua sẽ thành công hơn?!
Tôi Thấy Hoa Vàng Trên Cỏ Xanh đến nay vẫn là một trong những tác phẩm điện ảnh nên thơ nhất.
Trong khi đó Cô Gái Đến Từ Hôm Qua bị nhiều người nhận xét là không truyền tải được nguyên tác.
Năm nay, Mắt Biếc lại một lần nữa được Victor Vũ cầm trịch. Thay vì giao vai cho các tên tuổi quen thuộc, ê kíp quyết định tổ chức casting diện rộng để chọn ra Ngạn và Hà Lan thật mới, đây đã là điểm đặc sắc so với thị trường phim ảnh hiện tại. Chưa kể, chiến dịch truyền thông của Mắt Biếc cũng rất hiệu quả bởi thường xuyên giữ tương tác và nhất là hỏi ý kiến khán giả về việc chọn bối cảnh, chọn phân đoạn muốn lên phim. Những chi tiết này đều cho thấy ê kíp làm phim khá "có tâm" và mong muốn dựng nên một Mắt Biếc sát với kỳ vọng nhất. Cũng nhờ lực lượng fan nguyên tác đông đảo, dự án này có được sự hậu thuẫn truyền thông bằng miệng lớn từ khán giả.
Mắt Biếc có quá trình casting gắt gao để đảm bảo chất lượng.
Phim còn có chiến lược tương tác với khán giả tốt cùng lượng fan nguyên tác đông đảo.
Tạm kết
Như thế, Mắt Biếc hội tủ đủ các yếu tố để trở thành điểm nhấn tiếp theo của điện ảnh Việt Nam trong năm 2019 này. Với kỳ vọng cao từ khán giả, hẳn ê kíp và diễn viên đều cảm thấy vừa là động lực vừa là áp lực, hy vọng rằng chính lòng ký vọng cao đó sẽ thúc đẩy đoàn phim mang đến những thước phim chân thật nhất, cho người hâm mộ Mắt Biếc nói riêng và khán giả Việt nói chung được thưởng thức một tác phẩm nghệ thuật có tâm, có tầm.
Mắt Biếc dự kiến được bấm máy vào tháng 3 và sẽ công chiếu trong năm 2019.
Theo trí thức trẻ
Trần Nghĩa: Đổi đời nhờ 'Mắt biếc' hay 'gục ngã trước cánh cửa thiên đường'? Trước khi có được vai chính đầu tiên trong phim điện ảnh 'Mắt biếc', Trần Nghĩa từng 'lận lưng' những tác phẩm nào? Nhờ sức hút lớn của cái tên Mắt biếc - tác phẩm điện ảnh được chuyển thể từ truyện ngắn cùng tên của nhà văn Nguyễn Nhật Ánh do Victor Vũ làm đạo diễn - nên những người liên quan...