Những phim bom tấn bị gán với chuyện tình dục và giới tính
Loạt phim ăn khách “ Frozen”, “ Toy Story”, “The Dark Knight”, “Superman”… ngoài độ hoành tráng còn dính nghi án mang đến những thông điệp “chuyện người lớn”.
Frozen
Cuối năm 2013, các phòng vé trên toàn thế giới nổ tung với bộ phim hoạt hình Frozen của Disney, khiến nhiều người tin rằng hãng phim sắp sửa trải qua kỷ phục hưng thứ hai. Tính đến nay, bộ phim thu về hơn 1,2 tỷ USD, nằm trong top 5 các tác phẩm điện ảnh ăn khách nhất mọi thời đại. Tuy nhiên, bộ phim không thể tránh khỏi việc bị soi mói những dấu vết liên quan đến tình dục và giới tính giống như các tác phẩm trong quá khứ của Disney.
Không phải tự nhiên mà Frozen được giới LGBT hết sức ủng hộ.
Một luồng ý kiến cho rằng Frozen không chỉ đơn thuần xoay quanh tình chị em khăng khít giữa Elsa và Anna. Sức mạnh siêu nhiên với khả năng đóng băng mọi thứ của nữ hoàng Elsa là sự ẩn dụ dành cho việc đồng tính và bị cha mẹ cấm cản, xã hội xa lánh. Lời ca khúc Let It Go càng củng cố thêm cho luận điểm này và không ngạc nhiên khi bộ phimFrozen nhận được sự ủng hộ lớn đến từ giới tính thứ ba trên toàn cầu.
Toy Story
Toy Story không đơn giản khắc họa cuộc sống của những món đồ chơi, mà thực chất mang khá nhiều thông điệp ý nghĩa: tình trạng làm thuê trong xã hội, vai trò của cha mẹ đối với con cái đang tuổi vị thành niên… Nhưng với đầu óc “cao siêu” của một bộ phận khán giả thì bộ phim còn là một sự ẩn dụ về những thứ đồ chơi tình dục.
Sheriff Woody và Buzz Lightyear bị gán cho phép ẩn dụ là hai loại đồ chơi tình dục.
Luận điểm của ý kiến này đến từ mối quan hệ trung tâm giữa anh chàng cao bồi Woody và chàng phi hành gia Buzz Lightyear. Woody là món đồ chơi được yêu quý qua nhiều thế hệ chủ, nhưng đến khi Buzz xuất hiện thì cậu không còn được chú ý như trước kia. Woody được ví như một loại đồ chơi tình dục lỗi thời bị thay thế bởi một thứ khác mới mẻ hơn, có nhiều chức năng cải tiến như “rung lắc”, sáng bóng.
Ngoài ra, phim còn có một vài câu thoại mang tính chất bông đùa khiến khán giả liên tưởng đến tình dục, điển hình như khi nhân vật Đầu Khoai nói rằng: “Không ai có quyền sở hữu cái miệng của vợ tôi, trừ tôi ra”. Trẻ con thì nghĩ đó là câu nói của một người chồng lên tiếng bảo vệ vợ, nhưng nhiều khán giả trưởng thành sẽ có suy nghĩ “sâu xa” hơn.
Dòng phim hành động của thập niên 1980 thường xuyên bị gắn mác cổ vũ cho nhục dục khi các nhân vật nam vai u thịt bắp trong phim thường chạy hồng hộc trong các bộ trang phục kiệm vải, mồ hôi đổ ra như tắm, còn tay thì lăm lăm những khẩu súng to đùng.
Loài quái vật trong Predator được cho là ẩn dụ của căn bệnh thế kỷ AIDS.
Một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất của dòng phim là Predator, có sự xuất hiện của ông hoàng Arnold Schwarzenegger. Tuy nhiên, trái với những gán ghép thông thường, con quái vật trong phim lại được cho là phép ẩn dụ cho căn bệnh AIDS, một vấn nạn đang bùng nổ trên khắp toàn cầu tại thời điểm phim ra mắt.
Trong phim, con quái vật ngoài hành tinh tồn tại như vô hình và gây ra những cái chết thảm khốc. Bất kể ai tiến đến gần loài quái thú vô hình ấy không sớm thì muộn đều cũng bỏ mạng, giống như khi người ta mắc phải căn bệnh AIDS. Đây là góc nhìn khá thú vị về một trong những bộ phim hành động đình đám bậc nhất Hollywood.
Video đang HOT
Ngay từ thời điểm ra mắt, Alien đã vướng phải nghi vấn là phép ẩn dụ cho nạn cưỡng hiếp. Hình ảnh con quái vật ngoài hành tinh bám lên thân thể nạn nhân khiến cho luồng ý kiến này hình thành. Đặc biệt nhất là cảnh con vật gớm ghiếc bám lấy mặt Kane, vươn các xúc tu của nó vào cổ họng anh, khiến bụng anh phình to rồi sinh ra một con quái vật. Cảnh phim lập tức bị coi là ám chỉ cho kết quả đau lòng đến từ những vụ cưỡng bức.
Cảnh Kane bị con quái vật ôm mặt là một trong những trường đoạn vô cùng ám ảnh củaAlien.
Sau này, nhà biên kịch của bộ phim là Dan O’Bannon từng chia sẻ trong một cuộc phỏng vấn rằng: “Tôi muốn tấn công vào tiềm thức khán giả, nhất là nam giới bằng một ẩn dụ về sự cưỡng bức, mang thai ngoài ý muốn, những sự việc tưởng chừng như chỉ phụ nữ mới phải hứng chịu”.
Batman
Trong suốt lịch sử 75 năm trên những trang truyện tranh và màn ảnh, chàng Hiệp sĩ bóng đêm luôn luôn bị một bộ phận khán giả đặt ra câu hỏi về giới tính. Batman, hay chàng tỷ phú Bruce Wayne, luôn có những cuộc tình thoáng qua với các mỹ nữ và dành hầu hết thời gian bên cạnh người cộng sự Robin.
Một cuốn tiểu thuyết gây ra nhiều tranh cãi mang tựa đề Erotic Lives of the Superheroes (tạm dịch: Đời sống tình dục của các siêu anh hùng) của Marco Mancassola mô tả Người Dơi là một người đồng tính luống tuổi, thích tình một đêm với các chàng trai trẻ sau khi đời sống tình dục của anh với Robin trở nên tẻ nhạt, và ngồi bên Sir Elton John trong các bữa ăn tối từ thiện.
Batman và Robin là cặp đôi dính phải nghi vấn đồng tính mạnh nhất trong lịch sử truyện tranh và phim ảnh.
Trên màn ảnh, bộ phim Batman and Robin của Joel Schumacher có lẽ là tác phẩm ủng hộ giả thuyết này hơn cả, khi bộ quần áo của Robin làm nổi bật núm vú cùng nhiều cảnh quay zoom vào hạ bộ của hai nhân vật siêu anh hùng. Bản thân tài tử George Clooney, người thủ vai Batman trong bộ phim này, từng đùa cợt rằng anh muốn nhân vật Người Dơi của mình “trông thật gay”.
Spider-Man
Một tác phẩm siêu anh hùng nữa bị dính nghi vấn liên quan đến tình dục là Spider-Man của Sam Raimi. Peter Parker vốn là một anh chàng khép kín, sống gần gũi với hai người bác sau khi cha mẹ qua đời, và không giỏi lắm trong việc giao tiếp. Sau một sự cố ngoài ý muốn, anh phát hiện ra mình có khả năng tự phóng ra tơ nhện.
Chuyện Peter Parker có thể tự phóng tơ khiến khán giả liên tưởng tới chuyện khác.
Dĩ nhiên là bộ phận khán giả xăm soi không thể bỏ qua chi tiết này và cho rằng đây là ẩn dụ về giai đoạn dậy thì của một cậu bé đang trưởng thành. Trong nguyên tác truyện tranh và The Amazing Spider-Man sau này của Marc Webb, Peter Parker tạo ra một máy bắn tơ, thay vì việc cơ thể có thể tự phóng tơ như trong ba phim của Sam Raimi.
Không biết thực hư ra sao nhưng có một sự thật là bộ ba phim Người Nhện cũ của Sam Raimi có thành tích tốt hơn các phim Siêu Nhện của Marc Webb và cũng được giới phê bình đánh giá cao hơn. Đã tới lúc Siêu Nhện phải “dậy thì” chăng?
Theo Zing
6 lần Disney bị cáo buộc 'đạo' ý tưởng
"The Lion King", "Frozen", "Finding Nemo"... đều từng dính phải những cáo buộc về chuyện "đạo" ý tưởng từ các bộ phim hoạt hình khác.
A Bug's Life và Antz
Cuối năm 1998, khán giả được thưởng thức lần lượt hai bộ phim hoạt hình ăn khách. Đầu tiên là Antz của hãng Dreamworks, có sự lồng tiếng của đạo diễn Woody Allen lừng danh. Một tháng sau, A Bug's Life của Pixar ra mắt, kể về trận chiến giữa những chú kiến và loài châu chấu xấu xa. Người hâm mộ đồn đoán rằng A Bug's Life đã "đạo" ý tưởng của Antz.
Hậu trường lùm xùm giữa Antz và A Bug's Life kéo dài và hết sức phức tạp.
Trên thực tế, câu chuyện này tương đối phức tạp và diễn ra theo chiều hướng ngược lại, tức Antz mới là kẻ "đạo" ý tưởng. Chuyện bắt đầu khi Jeffrey Katzenberg có những hục hặc với Steve Jobs và John Lasseter của Pixar. Kết quả là ông quyết định ra đi và lập nên hãng DreamWorks với Steven Spielberg và David Geffen, nung nấu giấc mơ trở thành đối thủ hàng đầu của Disney và Pixar. Điều đáng nói là A Bug's Life đã được phát triển và được cộng đồng làm phim hoạt hình biết tới tại thời điểm này.
Khi biết rằng dự án phim hoạt hình đầu tiên của DreamWorks xoay quanh những chú kiến, Lasseter và Jobs tin rằng Katzenberg đã đánh cắp ý tưởng của họ. Theo lời Lasseter, trong khoảng cuối năm 1995, ông từng có những trao đổi với Katzenberg về bộ phim A Bug's Life. Ngược lại, Katzenberg cho rằng ý tưởng của Antz đến từ năm 1991 và từng được ông phát triển từ tháng 10/1994.
Hậu trường lùm xùm giữa hai dự án phim tiếp tục diễn ra với những cáo buộc dành cho đối phương đến từ cả hai phía. Cuối cùng, hãng Disney quyết định giữ im lặng khi ngày khởi chiếu của A Bug's Life tới gần. Steve Jobs trả lời tờ Thời báo L.A. rằng: "Kẻ xấu hiếm khi giành chiến thắng", còn người đứng đầu bộ phận marketing của Dreamworks đáp lại: "Steve Jobs nên uống thuốc đi". Bất chấp việc cả hai bộ phim đều hết sức thành công tại phòng vé, mối quan hệ giữa hai bên vẫn hết sức căng thẳng sau nhiều năm trời.
Toy Story và The Christmas Toy
Bộ phim nổi tiếng nhất trong lịch sử hãng Pixar là Toy Story cũng không tránh khỏi cáo buộc "đạo" ý tưởng từ một tác phẩm hoạt hình khác mang tên The Christmas Toy.
Tác giả Jim Henson và "dàn diễn viên" của The Christmas Toy.
Ra đời 9 năm trước tập phim Toy Story đầu tiên, The Christmas Toy do đạo diễn Jim Henson thực hiện, kể lại chuyến hành trình đưa khán giả vào một căn phòng toàn đồ chơi, mà ở đó mỗi món đều bí mật sinh hoạt khi không có con người xung quanh. Bộ phim năm 1986 cũng có một món đồ chơi luôn coi mình nằm ở vị trí cao hơn so với các món đồ chơi khác, và luôn sẵn sàng làm mọi thứ để duy trì điều đó.
Tuy nhiên, đây chỉ là một sự trùng hợp vô ý. Trên thực tế, The Christmas Toycó một chi tiết khá hấp dẫn là nếu một món đồ chơi không nằm ở đúng vị trí mà lần cuối con người nhìn thấy nó, nó sẽ bị mất đi năng lực sống về đêm. Đây chính là điều khiến cho hai bộ phim trở nên tương đối khác biệt.
Aladdin và The Thief and the Cobbler
Các bộ phim có cùng nguồn gốc nguyên tác rất khó tránh khỏi việc giống nhau và gây ra những tranh cãi. Đó là trường hợp xảy ra với Aladdin và The Thief and the Cobbler.
Bất chấp điều đó, có nhiều điểm tương đồng hết sức đáng ngờ giữa hai phim: cả hai nhân vật phản diện đều có một con chim là kẻ thân cận, cả hai nàng công chúa đều có đôi mắt to, một số hình nền được thiết kế tương đối giống nhau. Thậm chí, nhân vật phản diện trong The Thief and the Cobbler mang tên Zigzag trông rất giống Jafar nhưng lại có nhiều biểu cảm giống Thần đèn củaAladdin. Lý do sau này được tiết lộ là bởi cả hai bộ phim đều có chung một số nghệ sĩ hoạt hoạ.
Thần đèn và Jafar của Aladdin có nhiều nét tương đồng với Zigzag của The Thief and the Cobbler.
Tuy nhiên, câu chuyện giữa Aladdin và The Thief and the Cobbler không hề đơn giản. The Thief and the Cobbler bắt đầu được thực hiện từ thập niên 1960, mất tới gần 30 năm để thực hiện, và thậm chí còn ra mắt sau cả Aladdin. Khi phát hành bộ phim này, hãng Miramax tạo ra một bản dựng để tác phẩm này có thể giống với Aladdin nhất có thể nhằm thu hút khán giả. Thật khó để kết luận xem ai đã "đạo" phim của ai trong quá trình sản xuất nhưng câu chuyện này dần dà cũng rơi vào quên lãng.
The Lion King và Kimba the White Lion
Đây hẳn là sự kiện gây tranh cãi đình đám nhất trong lịch sử hãng Disney từ trước tới nay, khi siêu phẩm The Lion King bị cáo buộc là "đạo" ý tưởng từ loạt truyện tranh/hoạt hình Kimba the White Lion đến từ Nhật Bản.
Một số hình ảnh tương đồng giữa The Lion King và Kimba the White Lion.
Kimba the White Lion khởi thủy là một loạt truyện tranh và sau đó được chuyển thể lên màn ảnh khá thành công trong thập niên 1960. Cốt truyện nhắc nhở về mối đe dọa đến môi trường sống tự nhiên của động vật đến từ con người. Câu chuyện này xem ra không liên quan lắm tới The Lion King, nhưng cả hai bộ phim lại có nhiều hình ảnh khá tương đồng. Thậm chí, trong những bản thiết kế đầu tiên, nhân vật Simba của The Lion King mang bộ lông trắng hệt như Kimba, và một số thành viên trong đoàn làm phim đôi lúc còn gọi nhầm tên Simba thành Kimba.
Phía hãng phim hoạt hình Nhật Bản là Tezuka Productions cho biết họ không muốn lôi tòa án vào cuộc bởi Disney là một tập đoàn lớn, với những luật sư hàng đầu và họ khó lòng có thể giành phần thắng. Xem ra Kimba the White Lion chính là nguồn cảm hứng để Disney thực hiện The Lion King, nhưng tới nay hãng Disney vẫn phủ nhận điều này.
Finding Nemo và Pierrot Le Poisson - Clown
Pierrot Le Poisson-Clown là một cuốn sách kể về chú cá hề bơi ngoài biển đến từ nước Pháp. Điều duy nhất khiến cho tác phẩm văn học thiếu nhi này nổi tiếng là vụ kiện hãng Pixar của tác giả Franck Le Calvez.
Hình ảnh hai chú cá hề của Finding Nemo và Pierrot Le Poisson-Clown.
Ông cho rằng nhà sản xuất phim hoạt hình đình đám đã "đạo" câu chuyện củaPierrot Le Poisson-Clown cho phần kịch bản của Finding Nemo và dựng nên hình ảnh chú cá hề nổi tiếng, sặc sỡ và mang đầy tính thương mại. Mặc dù cả hai nhân vật đều được tạo nên từ cùng một loài động vật nhưng cũng không thể phủ nhận sự giống nhau đến ngạc nhiên về thiết kế của hai nhân vật. Dẫu vậy, La Calvez rốt cuộc đã thua kiện tại tòa án.
Cuốn sách Pierrot Le Poisson-Clown được xuất bản lần đầu tiên vào tháng 11/2002, tức chỉ sáu tháng trước khi Finding Nemo ra mắt khán giả. Việc hoàn tất một bộ phim hoạt hình hoành tráng chỉ trong một khoảng thời gian ngắn như vậy là gần như không thể. Trên thực tế, Finding Nemo được hãng Pixar thai nghén kể từ sau khi Toy Story ra rạp, nên nhiều khả năng Le Calvez đơn giản chỉ muốn kiếm một món hời nhanh chóng qua vụ việc này.
Frozen và The Snowman
Bộ phim hoạt hình có doanh thu cao nhất mọi thời đại cũng không tránh khỏi cái dớp bị cáo buộc là "đạo" phim dù cho tới nay, câu chuyện này đã chìm xuồng theo thời gian.
Một hình ảnh na ná nhau giữa The Snowman và Frozen.
Khi Frozen tung ra đoạn trailer đầu tiên với nhân vật Olaf, các nhà làm phim của The Snowman lập tức vào cuộc khi cho rằng hãng Disney đạo ý tưởng của họ. Không thể phủ nhận rằng có nhiều cảnh phim trông thực sự giống nhau, nhưng đây chỉ là một trường hợp "49 gặp 50", bởi The Snowman cũng chẳng phải là bộ phim đầu tiên có nhân vật Người tuyết với chiếc mũi cà rốt.
Theo zing
Hai bom tấn của Pixar tái xuất với phần mới "Cars 3" và "Gia đình siêu nhân 2" đã chính thức được khởi động. Ra đời năm 2006, Cars vốn là bộ phim cuối cùng của Pixar trước khi về chung một nhà với Disney. Cars được các nhà phê bình đánh giá cao và nhận được phản ứng tích cực từ phía khán giả. Tuy nhiên, Cars 2 - ra đời 5...