Những phiên tòa chấn động dư luận đầu năm 2014
Xét xử Dương Tự Trọng và đồng phạm; đại án 12 tấn heroin; vụ án lừa đảo chiếm đoạt 4.000 tỷ; bảo mẫu hành hạ dã man trẻ mầm non – là những phiên tòa diễn ra đầu năm 2014, thu hút sự chú ý đặc biệt của dư luận cả nước .
Đại án 12 tấn heroin chấn động
Đây là phiên toà xét xử vụ án ma tuý xuyên quốc gia lớn nhất từ trước tới nay về số lượng ma tuý và số lượng người tham gia. Phiên tòa khiến dư luận nóng “hầm hập” bởi tính chất cực kỳ nguy hiểm cũng như sự liều lĩnh, manh động và cáo già của các bị cáo. Đặc biệt đây là phiên toà đầu tiên được tổ chức trong trại giam với số lượng bị cáo lên tới 89 người.
Sau 19 ngày xét xử, ngày 20/1 HĐXX đã tuyên 30 bị cáo mức án cao nhất là án tử hình; 13 bị cáo lĩnh án chung thân; các bị cáo khác nhận mức án dưới 20 năm tuỳ theo mức độ phạm tội của các bị cáo.
Bản án xác định, 30 người lĩnh án tử hình là những mắt xích quan trọng trong vụ án khi tham gia chỉ đạo việc mua bán, vận chuyển tổng cộng 32.000 bánh heroin (tương đương 12 tấn).
Trong quá trình xét xử vụ án, HĐXX đã tiến hành tuyên các bị cáo trong vụ án với các tội danh khác như: ” Làm giả tài liệu của cơ quan tổ chức”; “giả mạo trong công tác”; “kinh doanh trái phép”; “tàng trữ vụ khí trái phép”; “môi giới hối lộ”… cùng đó, HĐXX cũng đã tuyên yêu cầu các bị cáo hoàn lại những khoản tiền lớn do làm ăn phi pháp có được để sung quỹ nhà nước với trị giá số tiền từ 10 triệu đồng lên đến 10 tỷ đồng
Cáo trạng của Viện kiểm sát nhân dân tỉnh Quảng Ninh đã kết luận, vụ án có 4 đường dây mua bán, vận chuyển trái phép chất ma tuý. Trong đó, riêng đường dây của đối tượng Nguyễn Hùng Dũng cầm đầu có 47 đối tượng tham gia buôn bán, vận chuyển trái phép 3.284 bánh ma tuý. Đường dây này hoạt động theo mô hình “đại lý” cấp 1 và các “đại lý” cấp 2 làm các đầu mối phân phối “cái chết trắng” ra các tỉnh, thành Miền bắc.
Đặc biệt, mô hình hoạt động buôn bán ma tuý của Nguyễn Hùng Dũng được nối xuyên quốc gia từ Lào về Việt Nam để tiêu thụ tại nội địa trong nước và có móc ngoặc với nhiều đối tượng khác để đưa ma tuý sang Trung Quốc để tiêu thụ…
Theo cáo trạng số 189/KSĐT của VKSND tỉnh Quảng Ninh truy tố 89 bị can được chia thành 4 đường dây. Cụ thể, đường dây thứ nhất do Sa Văn Cầu cầm đầu, cùng đồng phạm mua bán ma tuý heroin, ma tuý dạng tinh thể đá và ma tuý tổng hợp dạng viên nén từ Lào về Việt Nam và sang Trung Quốc. Thủ đoạn phạm tội rất tinh vi, có sự câu kết chặt chẽ; tính chất hành vi phạm tội đặc biệt nguy hiểm, sử dụng nhiều loại vũ khí quân dụng và sẵn sàng chống trả khi bị phát hiện.
Cơ quan tố tụng đã triệt phá 4 đường dây trong vụ án này, xác định 89 bị cáo mua bán, vận chuyển tổng cộng 12 tấn heroin…
Xét xử Dương Tự Trọng và đồng phạm
Chiều 8/1, Tòa án Nhân dân thành phố Hà Nội đã tuyên án phiên tòa xét xử sơ thẩm nguyên Phó Giám đốc Công an thành phố Hải Phòng Dương Tự Trọng và 6 đồng phạm cùng về tội “Tổ chức người khác trốn đi nước ngoài.”
Video đang HOT
Tòa đã tuyên phạt bị cáo Dương Tự Trọng (52 tuổi, nguyên Phó giám đốc Công an thành phố Hải Phòng, nguyên Phó cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội-Tổng cục VII-Bộ Công an) lĩnh án 18 năm tù.
Các bị cáo khác gồm Vũ Tiến Sơn (47 tuổi, nguyên Phó trưởng Phòng cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Công an thành phố Hải Phòng) lĩnh 13 năm tù; Hoàng Văn Thắng (43 tuổi, nguyên cán bộ Phòng cảnh sát điều tra tội phạm về môi trường, Công an thành phố Hải Phòng) lĩnh án 5 năm tù; Nguyễn Trọng Ánh (28 tuổi, nguyên cán bộ Phòng cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội, Công an thành phố Hải Phòng) lĩnh 6 năm tù; Đồng Xuân Phong (39 tuổi, nguyên cán bộ Cục Hải quan thành phố Hải Phòng) lĩnh 7 năm tù; Trần Văn Dũng (tức Dũng “Bắc Kạn,” 45 tuổi, ở Hạ Lý, Hồng Bàng, Hải Phòng) lĩnh 8 năm tù; Phạm Minh Tuấn (52 tuổi, nguyên Giám đốc Xí nghiệp Bạch Đằng, Hải Phòng) lĩnh 5 năm tù.
Hội đồng xét xử xác định bị cáo chủ mưu, cầm đầu tổ chức đưa nguyên Chủ tịch Hội đồng Quản trị Vinalines Dương Chí Dũng trốn ra nước ngoài là Dương Tự Trọng (em trai Dũng). Vũ Tiến Sơn đóng vai trò tiếp theo, chỉ huy việc thực hiện tội phạm.
Căn cứ vào các tài liệu chứng cứ có trong hồ sơ vụ án, trên cơ sở xác định toàn diện lời khai của các bị cáo và các nhân chứng có mặt tại phiên tòa, Hội đồng xét xử nhận định hành vi phạm tội của các bị cáo như cáo trạng truy tố là có cơ sở pháp lý. Các bị cáo đã tham gia tổ chức cho Dương Chí Dũng bỏ trốn. Lời khai của các bị cáo tại phiên tòa phù hợp với nhau, phù hợp với hành trình, thời gian, di chuyển của Dương Chí Dũng từ Hà Nội đi Quảng Ninh, đến Thành phố Hồ Chí Minh, tới cửa khẩu Mộc Bài (Tây Ninh), Campuchia.
Hành vi của các bị cáo được Hội đồng xét xử đánh giá là đặc biệt nghiêm trọng, gây dư luận hoài nghi về công tác đấu tranh phòng chống tham nhũng của Nhà nước. Nếu không bắt được Dương Chí Dũng sẽ gây thất thoát khoản tiền tham ô lớn của Nhà nước. Các bị cáo thực hiện hành vi phạm tội một cách chặt chẽ, chính xác, dùng các thủ đoạn tinh vi nhằm tránh sự truy xét của cơ quan điều tra.
Tại phiên tòa, nhân chứng Dương Chí Dũng đã khẳng định việc nhận được thông tin từ một cán bộ của ngành công an về việc Dũng sắp bị khởi tố, bắt giam nên tạm lánh một thời gian. Do vậy, xét lời khai của Dũng và đề nghị của đại diện Viện kiểm sát, Hội đồng xét xử đã quyết định khởi tố vụ án cố ý làm lộ bí mật Nhà nước, theo quy định tại Điều 263-Bộ luật Hình sự ngay tại tòa và giao cho Viện Kiểm sát Nhân dân thành phố Hà Nội tổ chức thực hiện, báo cáo với Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao để xử lý theo quy định của pháp luật.
Vụ lừa đảo chiếm đoạt 4.000 tỷ đồng
Ngày 6/1, Huỳnh Thị Huyền Như, nguyên Phó phòng quản lý rủi ro Ngân hàng thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam (Vietinbank) cùng 22 bị cáo trong vụ chiếm đoạt số tiền được cho là lớn nhất từ trước đến nay bị đưa ra xét xử.
Sau hơn 21 ngày xét xử, đến ngày 27/1, Hội đồng xét xử đã tuyên án Huỳnh Thị Huyền Như tù chung thân về tội “Lừa đảo chiếm đoạt tài sản,” 6 năm tù về tội “Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan tổ chức”, tổng hợp hình phạt chung là chung thân.
Các bị cáo khác là Võ Anh Tuấn (nguyên cán bộ Văn phòng VietinBank Chi nhánh TP HCM) lãnh 20 năm tù, Huỳnh Mỹ Hạnh (chị gái Huyền Như, nguyên PGĐ công ty Hoàng Khải) 14 năm tù, Trần Thị Tố Quyên (nhân viên công ty Hoàng Khải) 12 năm tù cùng về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Phạm Anh Tuấn (nguyên giám đốc Công ty CPVT Dầu khí Thái Bình Dương) lãnh 20 năm tù về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ.
13 bị cáo nguyên là cán bộ, nhân viên ngân hàng TMCP Quốc tế và ViettinBank bị phạt từ 4 đến 17 năm tù cùng tội Vi phạm quy định cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng và thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.
Bị cáo Đào Thị Tuyết Dung, nguyên Giám đốc Công ty TNHH Dung Vân, bị phạt 12 năm tù về tội cho vay nặng lãi và lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Cũng với tội cho vay nặng lãi, 4 bị cáo khác lãnh mức án từ 1 năm tù treo đến hơn 2 năm tù giam. Trong đó Nguyễn Thị Lành, nguyên Phó giám đốc Công ty Cổ phần đầu tư Phương Đông bị phạt 2 năm tù giam về tội cho vay nặng lãi và 7 năm tù về tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản.
Ngoài ra, HĐXX còn tuyên buộc bị cáo Như bồi thường số tiền đã chiếm đoạt cho các tổ chức, cá nhân. Bên cạnh đó, HĐXX còn kiến nghị xử lý bổ sung đối với Bùi Thị Tố Quyên về hành vi giúp sức cho bị cáo như chiếm đoạt 15 tỉ đồng; kiến nghị khởi tố đối với bà Nguyễn Thị Minh Hương và ông Trương Minh Hoàng (đều là Phó Giám đốc VietinBank Chi nhánh TP HCM) vì đã không kiểm tra, giám sát các hợp đồng đã ký; kiến nghị Ngân hàng Nhà nước xử lý đối với các các ngân hàng huy động vốn với lãi suất vượt trần cũng như huy bỏ huy động vốn dễ biến tướng thành đầu tư trá hình; kiến nghị xử lý lãnh đạon của các ngân hàng đã ủy nhiệm cho nhân viên gởi tiền với lãi suất cao.
Năm 2007, thời điểm đất đang “sốt”, dù gia đình không có điều kiện, Huyền Như (SN 1978, ngụ quận Bình Thạnh) lúc đó là cán bộ tín dụng của VietinBank Chi nhánh TP HCM đã liều lĩnh vay trên 200 tỉ đồng của nhiều ngân hàng, tổ chức và cá nhân với lãi suất cao để kinh doanh bất động sản và chứng khoán tại TP HCM, Đà Nẵng, Bà Rịa – Vũng Tàu, Đà Lạt, Quảng Nam, An Giang.
Đến năm 2010, do kinh doanh thua lỗ và phải trả lãi suất cao, Huyền Như mất khả năng thanh toán. Lúc này, Huyền Như đang là quyền Trưởng Phòng Giao dịch Điện Biên Phủ của VietinBank, có thẩm quyền phê duyệt lệnh chuyển tiền của chủ tài khoản từ ngân hàng đi các đơn vị, doanh nghiệp theo quyết định của chủ tài khoản với mức 50 tỉ đồng/lệnh.
Để có tiền trả nợ, từ tháng 10/2010 đến tháng 9/2011, lấy danh nghĩa huy động vốn cho VietinBank Chi nhánh Nhà Bè và Chi nhánh TP HCM, Huyền Như đã tiếp xúc với nhiều đơn vị, cá nhân đặt vấn đề gửi tiền vào ngân hàng với lãi suất thỏa thuận cộng lãi suất thưởng từ 18%-36%/năm. Để thực hiện mục đích của mình, Huyền Như đã thuê người làm giả con dấu, tài liệu ngân hàng và nhiều đơn vị, chữ ký trên các chứng từ và hợp đồng… để chiếm đoạt của 9 công ty, 3 ngân hàng, 3 cá nhân với hơn 4.911 tỉ đồng. Số tiền này được Huyền Như dùng để trả vay lãi nặng, tiền chênh lệch ngoài hợp đồng, nợ gốc, nợ lãi trong hợp đồng…
Bảo mẫu hành hạ dã man trẻ mầm non
Ngày 20/1, TAND Q.Thủ Đức (TP.HCM) đưa vụ án hành hạ trẻ em, bị cáo là 2 bảo mẫu Lê Thị Đông Phương (31 tuổi, chủ cơ sở Mầm non Phương Anh) và Nguyễn Lê Thiên Lý (19 tuổi, ngụ Kiên Giang), ra xét xử sơ thẩm lưu động tại hội trường Nhà thiếu nhi quận Thủ Đức.
Cáo trạng của Viện KSND quận Thủ Đức truy tố hai bị cáo về tội “hành hạ người khác” với khung hình phạt từ 1 đến 3 năm tù.
Theo cáo trạng, Phương vẫn mở nhà trẻ Phương Anh tại số 18 đường Hiệp Bình, KP.6, P.Hiệp Bình Phước, Q.Thủ Đức và bắt đầu hoạt động từ tháng 8/2012.
Ngày 15/11/2012, tổ kiểm tra liên ngành P.Hiệp Bình Phước phát hiện nhà trẻ Phương Anh giữ 9 trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên, không có giấy phép nên lập biên bản yêu cầu ngưng hoạt động nhưng nơi này vẫn hoạt động. Sau đó, phường lại một lần nữa kiểm tra và tiến hành xử phạt hành chính yêu cầu Phương ngưng ngay hoạt động, nhưng quyết định này tiếp tục bị phớt lờ.
Ngày 13/12/2013, Công an Q.Thủ Đức nhận được đoạn clip quay được cảnh Phương và Lý hành hạ nhiều trẻ bằng những hành vi đánh đập, đe dọa, nên ngày 17/12/2013 đã bắt tạm giam 2 người này. Tại cơ quan điều tra, hai bảo mẫu thừa nhận việc đánh đập, đe dọa như tát liên tục, chổng ngược đầu trẻ vào thùng nước, ép đầu trẻ xuống đất, bịt mũi khi cho uống sữa…
Theo hội đồng xét xử, quá trình thẩm vấn tại phiên tòa cho thấy hành vi phạm tội của hai bảo mẫu Phương và Lý đúng như cáo trạng truy tố.
Bị cáo Phương và Lý đã có hành vi tát vào mặt, dọa nạt, quát tháo các cháu khi cho ăn. Hành động này đã gây đau đớn cả về thể xác lẫn tinh thần cho các bé, phạm vào tội hành hạ người khác mà người hành hạ lại là trẻ em. Hành vi các bị cáo đã xâm phạm quyền được bảo vệ, chăm sóc, yêu thương của các trẻ em, gây bất bình trong dư luận xã hội, ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của ngành giáo dục cần phải xử nghiêm.
Tuy nhiên, tòa cũng xem xét một số tình tiết giảm nhẹ và tuyên phạt hai bị cáo Lê Thị Đông Phương và Nguyễn Lê Thiên Lý mỗi người 3 năm tù cùng về tội “hành hạ người khác”.
Theo Phunutoday
Sáng nay tuyên án vụ "siêu lừa" Huyền Như
Sau 13 ngày xét xử căng thẳng, sáng nay (27-1), TAND TP HCM sẽ tuyên án vụ "siêu lừa" Huỳnh Thị Huyền Như.
Huyền Như mếu máo sau phiên tòa sáng 15/1
Năm 2007, thời điểm đất đang "sốt", dù gia đình không có điều kiện, Huyền Như (SN 1978, ngụ quận Bình Thạnh) lúc đó là cán bộ tín dụng của VietinBank Chi nhánh TP HCM đã liều lĩnh vay trên 200 tỉ đồng của nhiều ngân hàng, tổ chức và cá nhân với lãi suất cao để kinh doanh bất động sản và chứng khoán tại TP HCM, Đà Nẵng, Bà Rịa Vũng Tàu, Đà Lạt, Quảng Nam, An Giang.
Đến năm 2010, do kinh doanh thua lỗ và phải trả lãi suất cao, Huyền Như mất khả năng thanh toán. Lúc này, Huyền Như đang là quyền Trưởng Phòng Giao dịch Điện Biên Phủ của VietinBank, có thẩm quyền phê duyệt lệnh chuyển tiền của chủ tài khoản từ ngân hàng đi các đơn vị, doanh nghiệp theo quyết định của chủ tài khoản với mức 50 tỉ đồng/lệnh.
Để có tiền trả nợ, từ tháng 10-2010 đến tháng 9-2011, lấy danh nghĩa huy động vốn cho VietinBank Chi nhánh Nhà Bè và Chi nhánh TP HCM, Huyền Như đã tiếp xúc với nhiều đơn vị, cá nhân đặt vấn đề gửi tiền vào ngân hàng với lãi suất thỏa thuận cộng lãi suất thưởng từ 18%-36%/năm. Để thực hiện mục đích của mình, Huyền Như đã thuê người làm giả con dấu, tài liệu ngân hàng và nhiều đơn vị, chữ ký trên các chứng từ và hợp đồng... để chiếm đoạt của 9 công ty, 3 ngân hàng, 3 cá nhân với hơn 4.911 tỉ đồng. Số tiền này được Huyền Như dùng để trả vay lãi nặng, tiền chênh lệch ngoài hợp đồng, nợ gốc, nợ lãi trong hợp đồng...
Ngày 13-1, đại diện VKSND TP HCM thừa ủy quyền của VKSND Tối cao đã đề nghị mức án tù chung thân đối với bị cáo Như về các tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản", "Làm giả con dấu, tài liệu của cơ quan, tổ chức" và Võ Anh Tuấn (nguyên cán bộ Văn phòng VietinBank Chi nhánh TP HCM) về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".
Cùng tội danh "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản", có 4 bị cáo khác bị đề nghị từ 16-19 năm tù. Bị cáo Phạm Anh Tuấn (nguyên giám đốc Công ty CPVT Dầu khí Thái Bình Dương) bị đề nghị từ 13-15 năm tù về tội "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ".
Các bị cáo nguyên là nhân viên ngân hàng, trưởng phòng, phó trưởng phòng giao dịch bị đề nghị từ 4-20 năm tù về các tội "Vi phạm quy định cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng", "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng". Các bị cáo phạm tội "Cho vay lãi nặng" bị đề nghị từ 9 tháng đến 3 năm tù.
Ngoài ra, VKSND TP HCM còn đề nghị buộc bị cáo Như bồi thường gần 4.000 tỉ đồng cho các cá nhân, đơn vị; Võ Anh Tuấn nộp lại 10 tỉ đồng; Phạm Anh Tuấn nộp lại 121 tỉ đồng; các bị cáo trong nhóm cho vay lãi nặng nộp lại số tiền đã thu lợi bất chính...
Theo Kha Miên (Người lao động)
Kì án trộm dê: Bỏ qua tất cả, tòa tuyên bị cáo 24 tháng tù giam Bà Nguyệt yêu cầu được hôn luật sư trước khi về trại giam, xin cảm ơn và cầu mong luật sư tiếp tục giúp mình ở phiên tòa phúc thẩm và thậm chí khiếu nại đến trung ương. "Tôi vô tội, xin luật sư tiếp tục vì công lí". Nhiều năm qua, các luật sư bào chữa miễn phí cho bị cáo trong...