Những phi công bảo vệ vùng trời Hà Nội ngày Tết
Có đầy đủ thịt lợn, bánh chưng, dưa hành, các chiến sĩ trung đoàn không quân 921 (Đoàn không quân Sao Đỏ) vừa đón tết Quý Tỵ tại đơn vị, vừa canh trời Hà Nội, bảo vệ không phận thủ đô và miền Bắc.
Sau cổng gác của doanh trại Quân đội nhân dân Việt Nam, không khí xuân đã tràn về trung đoàn 921 (sư đoàn 371, Hà Nội). Băng rôn chúc mừng năm mới giăng trước hội trường của từng tiểu đoàn, trong các phòng họp giao ban, đào, mai thi nhau khoe sắc. Trung tá Phạm Tuấn Anh, tham mưu trưởng của trung đoàn cho biết, do đặc thù công việc “canh giữ bình yên” cho Tổ quốc nên đơn vị phải đảm bảo quân số 70% trực sẵn sàng chiến đấu, chỉ 30% được về ăn tết với gia đình.
Đã 30 năm gắn bó với nghiệp lái máy bay chiến đấu, cảnh đón xuân xa nhà không còn lạ lẫm với phi công Trần Đông Anh. Từ khi trở thành người lính, anh đã xác định rõ nhiệm vụ của bản thân, đặc biệt là trong những thời điểm nhạy cảm như giai đoạn trực chiến trước, trong và sau tết nguyên đán.
Không khí năm mới ngập tràn ở từng tiểu đoàn trong trung đoàn không quân Sao Đỏ. Ảnh:Hoàng Thùy.
“Chúng tôi luôn nắm chắc phương châm: Cảnh giác, sẵn sàng chiến đấu cao, đoàn kết, kỷ luật nghiêm, an toàn, tiết kiệm và văn minh. Nhiệm vụ của chúng tôi nặng nề nhưng cũng rất vinh quang, thế nên hi sinh đón tết với gia đình để bảo vệ vùng trời Tổ quốc là việc không có gì đáng nói”, anh Đông Anh tâm sự.
Bế con lên đơn vị thăm chồng, chị Nguyễn Thị Thoa vợ phi công Lê Văn Uy cho biết, gần chục năm là vợ bộ đội, chị đã quen với cảnh những dịp lễ tết không có mặt chồng. Thời gian đầu, chị ấm ức, tủi thân khi xung quanh, bạn bè có người đàn ông lo toan mọi việc. Nhưng sau mỗi lần anh về phép, kể cho chị nghe những cung đường bay, vẻ đẹp của đất nước nhìn từ trên cao, hay những buổi huấn luyện bay đêm vất vả, chị lại càng thương chồng.
“Tôi quen dần với việc chủ động lo toan cuộc sống, chăm sóc con. Nếu không có những người như chồng mình thì ai sẽ bảo vệ cuộc sống bình yên cho đất nước? Khi thấy thời tiết đẹp, sẽ nghĩ đến việc chồng đang bay trên bầu trời làm nhiệm vụ”, chị Thoa cười hạnh phúc.
Bữa cơm tất niên trong doanh trại của trung đoàn được tổ chức đơn giản nhưng đầy đủ các món truyền thống như bánh chưng, dưa hành, thịt đông…Tất cả đều được làm từ nguyên liệu các chiến sĩ tự tăng gia trong đơn vị. Thượng tá Nguyễn Trọng Khiêm, chính ủy trung đoàn 921 cho biết, tiêu chuẩn của bộ đội dịp tết được Bộ quốc phòng và Quân chủng cho, ngoài ra, Trung đoàn còn chỉ đạo các đơn vị trích từ quỹ tăng gia sản xuất, đưa vào chuẩn bị tết và cải thiện bữa ăn cho bộ đội, để anh em đón tết tươm tất.
Phi công Lê Văn Uy hạnh phúc vì được vợ bế con lên thăm. Ảnh: Hoàng Thùy.
Để cán bộ, chiến sĩ vui vẻ và thoải mái đón xuân, trung đoàn 921 còn tổ chức nhiều trò chơi vui nhộn và bổ ích như ném vòng cổ chai, ném bóng vào chậu, bịt mắt đánh trống… Các giải đấu cờ, bóng chuyền cũng được thiết lập, được mọi người nhiệt tình hưởng ứng.
Video đang HOT
Là trung đoàn không quân tiêm kích đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam, tiền thân là trung đoàn không quân Sao Đỏ đã hạ gục pháo đài bay B52 của Mỹ, trung đoàn 921 có trách nhiệm bảo vệ vùng trời thủ đô Hà Nội và phối hợp với các trung đoàn khác bảo vệ không phận toàn miền Bắc. Vì vậy, bên cạnh niềm vui đón năm mới, trung đoàn vẫn duy trì trạng thái sẵn sàng chiến đấu với lực lượng trực ban chiến đấu trên không, mặt đất.
Thượng tá Khiêm cho biết, trung đoàn duy trì trạng thái trực ban sẵn sàng chiến đấu tiêm kích phòng không cấp 2. Nghĩa là một biên đội gồm 2 phi công, 2 máy bay, một kíp các thành phần ở sân bay làm nhiệm vụ như thợ máy, tác chiến, chính trị, hậu cần, kĩ thuật…là lực lượng chính làm nhiệm vụ trực ban sẵn sàng chiến đấu.
Với nhiệm vụ cấp 2, khi có báo động chuyển sang cấp 1, trong thời gian từ 10 phút 30 giây đến 11 phút, các lực lượng phải hỗ trợ để phi công sẵn sàng cất cánh. Đối với những ngày cao điểm, trung đoàn phải tăng cường trực sẵn sàng chiến đấu gồm 2 biên đội, một biên đội ở sân bay và một biên đội ở khu vực nhà phi công. Khi chuyển cấp biên đội lên cấp 1, số phi công ở nhà làm nhiệm vụ trực sẽ ra sân bay sẵn sàng tăng cường.
Bên cạnh niềm vui xuân mới, cán bộ, chiến sĩ của trung đoàn không quân 921 vẫn duy trì hoạt động trực ban sẵn sàng chiến đấu. Ảnh: Hoàng Hà.
Theo lệnh của cấp trên hoặc khi có chuyên cơ A thì lực lượng trực ban sẽ đưa biên đội vào cấp 1. Mục đích của việc chuyển cấp là bảo vệ chuyên cơ bay thuộc khu vực trách nhiệm của Trung đoàn, ngoài ra, khi có những tình huống bất ngờ cũng phải vào cấp.
Tất cả cán bộ, phi công của trung đoàn đều được học tập, nghiên cứu, nắm chắc các chỉ lệnh về Tác chiến phòng không, cụ thể là chỉ lệnh 27 của Bộ tổng tham mưu, không để bị bất ngờ, lỡ thời cơ tiêu diệt địch.
Phi công Trần Đông Anh chia sẻ, muốn làm chủ đất nước phải làm chủ bầu trời, mà đặc thù của không quân là không được phép sai sót, bởi chỉ một sai sót nhỏ có thể phải trả giá đắt như mất máy bay hoặc mất cả tính mạng của mình. Do vậy lực lượng phi công ngay từ ban đầu đã xác định phải nghiêm túc trong học tập, trao đổi kinh nghiệm và thường xuyên luyện tập.
“Chúng tôi phải thận trọng vững chắc từ chuẩn bị bay đến thực hành bay, không chủ quan, nóng vội cũng như làm tỉ mỉ mọi công tác hiệp đồng thật chặt chẽ, chính xác. Khi thực hành bay huấn luyện phải thực hiện đầy đủ các khoa mục để khi có tình huống tác chiến xảy ra là mình có thể đáp ứng được nhiệm vụ”, anh Đông Anh tâm sự.
Trong năm 2012, trung đoàn 921 đã tự tổ chức diễn tập CH – TM một bên, một cấp có một phần thực binh mặt đất, tổ chức bay nhiệm vụ, bay chuyển sân, tham gia diễn tập của pháo phòng không (fPK) 361, diễn tập BMT-12 của quân khu 4, diễn tập fBB312, fBB3, fBB325/QDD2, tham gia bắn, ném bom đạn thật do quân chủng tổ chức.
Ngoài ra, đơn vị còn thường xuyên luyện tập các phương án tác chiến trên không, báo động kiểm tra và luyện tập đội, báo động luyện tập phòng thủ mặt đất, luyện tập phân đoạn chuyển trạng thái sẵn sang chiến đấu, luyện tập tổ tìm kiếm cứu nạn trên không, mặt đất…
Theo VNE
Khoảnh khắc hạ gục "pháo đài bay" B52 trên bầu trời Hà Nội
Dù được hàng chục máy bay hộ tống, nhưng chỉ trong 12 ngày đêm (18/12-29/12/1972), 34 chiếc B52 đã phải "đền tội" trên bầu trời Hà Nội. Hành trình hạ gục "pháo đài bay" B52 được nhà báo Nguyễn Xuân Át tái hiện một cách chân thực qua các bức ảnh ông chụp cách đây 40 năm.
Pháo đài bay B52 "đền tội" trên bầu trời Hà Nội đêm 26/12/1972. Đây là khoảnh khắc đặc biệt nhất trong đời nhà báo Nguyễn Xuân Át.
Ông Nguyễn Xuân Át (trái) hào hứng kể lại cho người xem bức ảnh của mình tại Bảo tàng Chiến thắng B52
Xác máy bay F-111, chiếc thứ 4.000 của Mỹ bị bắn rơi tại miền Bắc
Chủ tịch Tôn Đức Thắng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đang nghe Tiểu đoàn trưởng Đinh Thế Văn thuyết minh cách đánh B52
Một khẩu đội Đại đội 2, Tiểu đoàn 77, Đoàn Tên lửa Cờ Đỏ đang lắp đạn vào bệ chuẩn bị chiến đấu đêm 20/12/1972 tại Hà Nội.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp bắt tay AHLLVTND Đinh Tôn nhân dịp thăm Sư đoàn 371 đầu năm 1973.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp vui mừng trước sự trưởng thành của bộ đội Tên lửa
Thủ tướng Phạm Văn Đồng thăm bộ đội phòng không không quân ngày 22/12/1972
Kíp chiến đấu Đại đội 19, đoàn Ra đa Ba Bể phát hiện mục tiêu địch phục vụ chiến đấu 12 ngày đêm năm 1972.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp kiểm tra phương án chiến đấu 12 ngày đêm của bộ đội phòng không không quân.
Đồng chí Lê Duẩn thăm đoàn Sông Cấm (252) Quân chủng PKKQ đầu năm 1973.
Đoàn đại biểu cấp cao của Đảng và Nhà nước vào thăm miền Nam sau ngày đất nước hoàn toàn giải phóng (Tân Sơn Nhất 9/5/1975).
Đồng chí Lê Duẩn đến thăm Trung đoàn 921 và đang hỏi chuyện chiến sĩ lái máy bay Phạm Tuân (đầu xuân 1973).
Trận địa Ra đa, Đại đội 19 của đoàn Ba Bể luôn luôn sẵn sàng chiến đấu.
Thẻ của phi công Mỹ bị thu sau khi bị bắt.
Phạm Tuân gặp giặc lái Mỹ bị bắt sau 12 ngày đêm.
Trao trả phi công đầu năm 1973 tại sân bay Gia Lâm.
Đồng chí Lê Duẩn thăm Tiểu đoàn 77, Trung đoàn 257 sau chiến thắng 12 ngày đêm năm 1972.
Tiếp đạn tại trận địa pháo phòng không ở Quảng Trị năm 1972.
Những hố bom do Mỹ thả xuống ngã ba Đồng Lộc năm 1968.
Tổ phóng viên và cán bộ bảo tàng phòng Tuyên huấn, Cục Chính trị phòng không không quân tham gia chiến dịch giải phóng Quảng Trị năm 1972 (nhà báo Nguyễn Xuân Át ở giữa).
Theo Dantri
Xác B52 "vương vãi" trên đường phố Hà Nội năm 1972 Qua gần 80 tài liệu, hình ảnh, video... được trưng bày tại Trung tâm Lưu trữ Quốc gia III, người xem được sống lại thời khắc lịch sử hào hùng, thiêng liêng của dân tộc khi đối đầu với "pháo đài bay" - B52 trên bầu trời Hà Nội cách đây 40 năm (12/1972-12/2012). Đầu xuân năm 1967, Chủ tịch Hồ Chí Minh...