Những phép lạ và thần thông của Đức Phật trong kinh điển Phật giáo
Phép lạ và thần thông của Đức Phật là một trong những đề tài lôi cuốn người đọc, đặc biệt là các Phật tử. Điểm chung khi đề cập đến thần thông của Đức Phật là chú trọng đến giáo hóa thần thông. Điều này được hiểu như thế nào.
Qua những gì được ghi lại trong kinh điển, hậu thế đều hiểu rằng Đức Phật cũng như các đệ tử của Ngài có khả năng thành tựu các loại thần thông. Ba loại thần thông được Đức Phật nhắc đến nhiều trong các bài giảng pháp của Ngài là thần thông biến hóa, thần thông tha tâm (còn gọi là Thần thôngký thuyết trong một số bài kinh như kinh số 140: kinh Moranivap, Tăng chi bộ kinh, chương III, phẩm XIV) và thần thông giáo hóa (Trường bộ kinh, kinh số 3: Ambattha, kinh số 11: Kevaddha; Trung bộ kinh số 12: Đại kinh sư tử hống; Tăng chi bộ kinh, chương Ba pháp, phẩm VI, kinh 60; Tăng chi bộ kinh, chương Mười một pháp, phẩm I, kinh số 11).
Ảnh minh họa.
Theo các kinh điển ấy, Ngài giải thích cụ thể hơn ba loại thần thông này như sau:
Biến hóa thần thông: có khả năng thi triển các phép thuật kỳ lạ khác người.
Đó là khi một thân hiện ra nhiều thân, nhiều thân hiện ra một thân, hiện hình, biến hình, đi ngang qua vách, qua tường, qua núi như đi ngang hư không, độn thổ, trồi lên ngang qua đất liền như ở trong nước, đi trên nước như đi trên đất liền, ngồi kiết-già, đi trên hư không như con chim, với bàn tay, chạm và rờ mặt trăng và mặt trời, những vật có đại oai lực, đại oai thần như vậy, có thể tự thân bay đến cõi Phạm thiên.
Với sự thi triển khả năng đặc biệt khác thường như vậy, với số đông dân chúng, biến hóa thần thông được đón nhận nhiều nhất. Người đắm trong lạc thú trần gian rất tò mò và ngưỡng mộ những biểu hiện lạ lẫm, khác thường, xem sự thi triển thần thông như những trò tiêu khiển của thế gian, không hơn không kém.
Tha tâm thần thông là thấu hiểu và nói lên được tâm niệm của người khác, rằng “như vậy là ý của ông, như thế này là ý của ông, như thế này là tâm của ông”. Theo mô tả trong kinh, khả năng đặc biệt này đến bằng nhiều cách: có thể do người ấy có khả năng nhìn tướng người để biết trong tâm người khác mà nói, có thể người đó có khả năng đặc biệt có thể nghe tiếng loài người, phi nhân và chư thiên mách bảo mà nói, có thể nghe tiếng loài người, phi nhân và chư thiên mách bảo rồi suy tư mà nói, có thể do vị ấy thực hành pháp, thành tựu định không tầm không tứ, với tâm (của mình) rõ biết tâm của người khác tùy theo hành ý của vị tôn giả này hướng đến chỗ nào, thời tâm của vị này lập tức suy tầm đến chỗ ấy, nhờ đó mà biết và nói.
Tha tâm thần thông khiến người khác nể phục, ngưỡng mộ vì như thể người ấy đi từ trong tâm mình ra. Thế nhưng, có những nguy hiểm khó lường với loại thần thông này so với lợi ích rất giới hạnmà phép thần thông này có thể đem lại.
Giáo hóa thần thông là dùng những lời giáo pháp khéo léo khuyến hóa người khác bỏ đi những nghiệp xấu ác về suy nghĩ, lời nói và hành động mà quay về con đường thiện lành để được an vui, hạnh phúc trong cuộc sống.
Kinh điển mô tả giáo hóa thần thông là dùng lời nóiđúng pháp nhắc nhở như sau: “Hãy suy nghĩ như thế này, chớ suy nghĩ như vậy! Hãy tác ý như vậy, chớ tác ý như vậy! Hãy từ bỏ cái này! Hãy đạt đến cái này và an trú!” (Tăng chi bộ kinh, chương III, phẩm VI, kinh số 60).
Có thể nói, giáo hóa thần thông là khả năng đặc biệt có thể giúp một người từ bỏ ác về hành động, lời nói và ý nghĩ, thay vào đó, nuôi dưỡng tâm thiện lành qua ba phương diện thân, miệng và ý, biết cách chọn con đường hướng thượng đưa đến hạnh phúc chân thật, bền vững trong hiện tại và tương lai.
Giáo hóa thần thông là dùng năng lực của giáo dục giúp đối tượng chuyển hóa thân tâm theo chiều hướng tích cực, làm thay đổi ngoạn mục chính con người ấy như thể có phép mầu.
Video đang HOT
Trong 40 năm giảng Pháp, dù Đức Phật thành tựu đầy đủ tất cả các loại thần thông nhưng Ngài rất hạn chế trong việc sử dụng chúng như là một cách biểu diễn năng lực đặc biệt nhằm đáp ứng tâm lý tò mò, hiếu kỳ với điều lạ lùng, khác người của số đông dân chúng, vì Ngài thấy điều này không đem lại lợi ích thiết thực nào cả.
Quan điểm của Đức Phật về thần thông
Điều này được ghi lại trong Kinh Kevaddha (Trường bộ kinh II):
“Một hôm có người đề nghị Đức Phật cho một vài vị đại đệ tử biểu diễn các phép thần thông như đi trên nước, bay giữa hư không, xuyên qua vách đá v.v… để thu hút quần chúng và tăng thêm niềm tin cho tín đồ.
Đức Phật bèn hỏi người kia:
- Này cư sĩ, sau khi trông thấy những phép lạ như vậy, một số người có thể tin, nhưng một số người khác có thể bảo rằng: ‘Nào có gì lạ, có một thứ bùa chú có công năng như vậy’. Trường hợp sau có thể xảy ra không?
Người kia đáp:
- Bạch Thế Tôn, có thể.
Đức Phật nói:
- Do vậy, thật vô ích khi làm những cuộc biểu diễn ấy”.
Sau đó Đức Phật nói cho người kia biết có ba loại thần thông. 1. Biến hóa thần thông, năng lực làm các phép lạ như bay lên không trung, đi trên mặt nước, xuyên qua vách đá, biến hình, ẩn thân v.v… 2. Tha tâm thần thông, khả năng biết được tâm niệm, suy nghĩ của người khác. 3. Giáo hóa thần thông, năng lực giáo hóa, đưa con người từ mê đến ngộ, từ kẻ xấu thành người tốt, từ đau khổ đến an lạc, xây dựng con người, xây dựng đời sống tốt, giúp phàm phu trở thành hiền thánh.
Các loại thần thông, phép lạ như Biến hóa thần thông, Tha tâm thần thông chẳng những không mang lại nhiều lợi ích cho người sử dụng mà còn gây ra nhiều tác hại một khi người dùng có tâm ý bất chính, lợi dụng thần thông để thỏa mãn lòng tham lam, sân hận của mình, chẳng hạn như hại người chiếm đoạt của cải, phục vụ hoặc tiếp tay cho kẻ xấu ác, hay vì thù oán mà gây hại cho người.
Đối với người chưa dứt hết phiền não tham, sân, si, mạn (kiêu mạn) hay nói cách khác là còn lục dục, thất tình thì việc lạm dụng thần thông để thỏa mãn cái tôi, thỏa mãn tư dục là điều rất dễ xảy ra.
Thiện Ngôn
Theo Phật giáo Việt Nam
Coi chừng rước họa vào nhà vì đặt tủ giày dép phạm những cấm kỵ phong thủy này
Những sai lầm để tủ giày dép phạm phong thủy dưới đây có thể khiến cho gia đình bạn lục đục, tiền bạc, sức khỏe tiêu tan.
1. Tủ giày quá cao
Theo quan niệm phong thủy, giày thuộc hành Thổ, biểu tượng "nền tảng" bởi đôi chân giúp chúng ta đứng vững trên mọi bước đường.
Nền tảng vững chắc thì sự nghiệp mới phát triển ổn định được. Tủ đựng giày nên thấp hơn 1/3 chiều cao của căn phòng và không nên cao hơn chiều cao gia chủ. Bởi vậy khi mua kệ giày hay tủ giày, tốt nhất nên lựa chọn loại từ 5 tầng trở xuống. Số 5 tượng trưng cho Ngũ Hành, biểu thị sự bền vững, yên ổn.
Nếu dùng giá để giày dép quá cao và nhiều ngăn sẽ tạo thế không vững chắc, người gia chủ có thể gặp rắc rối trong di chuyển như vấp, ngã hoặc trẹo chân.
2. Chọn tủ giày có màu sắc sặc sỡ
Đây là một sai lầm rất cơ bản. Những chiếc tủ có màu sắc hút mắt sẽ làm tiêu tán hết sự vững chắc của món đồ này. Bên cạnh đó, tủ giày thường đặt gần cửa, trong không gian phòng khách nhưng khi bước vào đập vào mắt là những màu sắc sặc sỡ sẽ làm cho gia chủ gặp nhiều huyết quang, điềm rủi.
Bạn nên chọn tủ giày có màu sắc trang nhã, nhẹ nhàng với các vật liệu từ gỗ, sắt cho chắc chắn.
Tủ giày hay kệ giày cần phải được che chắn cẩn thận và không nên để lộ quá rõ ràng. Nếu ở cạnh tủ giày đặt thêm chậu cây thì không chỉ có tác dụng che giấu tủ giày mà còn giúp gia chủ chiêu thêm nhiều tài lộc vì tủ đựng giày thuộc hành thổ rất hợp với cây cảnh hành mộc theo thuyết ngũ hành.
3. Thường xuyên di chuyển tủ để giày
Như đã nói ở trên, tủ giày chính là biểu tượng "nền tảng" nên việc thường xuyên di chuyển tủ giày qua lại sẽ tạo nên sự bấp bênh, bất ổn trong cuộc sống; sự nghiệp và sức khỏe của các thành viên trong gia đình cũng không được tốt. Khi đã tìm được vị trí để tủ giày hợp lý, bạn không nên di chuyển tủ giày để tránh ảnh hưởng đến phong thủy nhà ở nói chung.
Nếu nhà cửa rộng rãi bạn nên chú ý nhiều hơn đến phương hướng để tủ giày. Cần căn cứ vào nghề nghiệp của gia chủ để chọn phương hướng thích hợp:
Nếu gia chủ đang làm công việc văn phòng, viết lách thì nên để tủ giày ở hướng Đông Nam.
Nếu gia chủ làm các công việc phải dựa vào sức lực nhiều như các nghề quân đội, vũ trang hoặc công nhân nên thì đặt giá để giày dép ở phương dành cho võ là Tây Bắc.
4. Đặt tủ giày trong phòng ngủ
Nhiều gia đình có thói quen đặt tủ giày trong phòng ngủ với mục đích tiết kiệm diện tích hoặc tiết kiệm không gian đi lại. Việc này có thể gây ra những điều không tốt cho gia đình. Giày dép là vật dụng dùng để di chuyển qua nhiều nơi, nên chúng thường mà cả khí tốt và khí xấu ở ngoài môi trường vào trong nhà. Ngoài ra, giày dép còn mang luồng khí ngũ hành khá nặng, khi mang vào phòng ngủ sẽ tạo ra sự hỗn loạn, không có trật tự.
Đặt giày dép trong phòng ngủ sẽ khiến vợ chồng lục đục, gia đình không êm ấm.
Theo phong thủy "trái có Thanh Long, phải có Bạch Hổ". Thanh Long là vị trí cát tường, thích hợp để những thứ sạch sẽ, xinh đẹp. Còn bên phải là Bạch Hổ, để kệ giày ở đây sẽ giúp ngăn cản sát khí vào nhà, giúp chúng ta đổi xui thành hên.
Vì thế, tủ giày, kệ giày không nên đặt đối diện với cửa lớn trong nhà. Nếu đặt được ở 2 bên cửa là may mắn nhất vì tạo phong thủy tốt, tạo vượng khí cho gia đình bạn.
5. Hướng mũi giày ra ngoài
Việc để giày như thế nào cũng vô cùng quan trọng. Mũi giày hướng ra ngoài, nhất là giày cao gót của phụ nữ sẽ tạo phong thủy xấu.
Theo quan niệm phong thủy, mỗi lần mở cửa tủ giày ra, mũi nhọn của giày hướng vào bản thân hình thành thế Hỏa sát, lâu ngày sẽ ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, khiến các thành viên trong gia đình gặp ốm đau bệnh tật.
Ngoài ra, để tạo phong thủy tốt, bạn cần đặt những đôi giày mới lên trên, những đôi cũ hoặc bẩn do đi lại nhiều nên đặt ở những ngăn dưới cùng.
Thanh Huyền/ Khoevadep
Trải nghiệm Thần Ma Mobile - Món ăn lạ từ game thẻ tướng Thần Ma Mobile chia hệ thống hiệp khách thành 4 hệ chính Công, Thủ, Hỗ trợ và Khống chế khắc chế lẫn nhau. Mới đây, game Thần Ma Mobile đã chính thứ mở cửa chào đón game thủ Việt. Thần Ma Mobile lấy bối cảnh cuộc đại chiến của những vị cổ thần: Nữ Oa, Viêm Đế, Thượng Hoàng, Thái Thượng Lão Quân......