Những phát ngôn leo thang trắng trợn của tân ngoại trưởng TQ
Từ khi chính thức trở thành Ngoại trưởng Trung Quốc vào tháng 3/2013 đến nay, Vương Nghị thường xuyên có những phát ngôn trắng trợn, leo thang về chủ quyền khiến cộng đồng quốc tế không khỏi bất bình.
Ngày 26/5 khi đang công du nước Đức, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường công khai lên tiếng cho rằng Tokyo phải trả lại tất cả phần lãnh thổ đã “đánh cắp” cho Bắc Kinh, ngay ngày hôm sau 27/5 Chánh văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga đã bác bỏ nhận định của Lý Khắc Cường và cho rằng đó là điều không thể chấp nhận được với Nhật Bản.
Cuộc khẩu chiến xung quanh chủ quyền nhóm đảo Senkaku có dấu hiệu gia tăng khi giới truyền thông nhà nước Trung Quốc hôm nay 30/5 cho biết, Vương Nghị, tân Ngoại trưởng Trung Quốc phát biểu: “Phát biểu của phía Nhật Bản (ám chỉ Chánh văn phòng Nội các Yoshihide Suga) là thiếu hiểu biết và không thể chấp nhận. Chúng tôi yêu cầu những người này học lại lịch sử như những học sinh nghiêm túc, đọc lại Tuyên bố Potsdam và Tuyên ngôn Cairo, đừng bao giờ lặp lại những điều thiếu hiểu biết như vậy.”
Vương Nghị – Ngoại trưởng Trung Quốc
Theo Vương Nghị, năm 1945 Nhật Bản đã tuyên bố đầu hàng vô điều kiện trong Tuyên bố Potsdam, trong đó điều thứ 8 của tuyên bố này quy định thực hiện Tuyên ngôn Cairo ký năm 1943 giữa Tổng thống Mỹ Franklin D. Roosevelt, Thủ tướng Anh Winston Churchill và Tổng tư lệnh Trung Hoa Dân Quốc Tưởng Giới Thạch.
Trong đó, ông Nghị cho rằng nội dung chính của bản Tuyên ngôn Cairo là “Nhật Bản phải trả lại Trung Quốc những phần lãnh thổ mà nước này đã đánh cắp”, điều đã được Lý Khắc Cường công khai lên tiếng hôm 26/5 vừa qua.
Việc Ngoại Trưởng Trung Quốc Vương Nghị đòi chánh văn phòng nội các Nhật học lại lịch sử đã khiến không ít người phải giật mình trước phát ngôn của vị này. Tuy nhiên, trên thực tế, trước đó Vương Nghị cũng đã có nhiều phát ngôn trắng trợn, leo thang về chủ quyền.
Hãng tin CNA Đài Loan ngày 3/5 đưa tin, trong chuyến công du Indonesia ngày 2/5, Vương Nghị đã công khai chụp mũ cho “một số quốc gia và thế lực cá biệt” khuấy động căng thẳng Biển Đông, bất chấp một thực tế chính Bắc Kinh mới là kẻ leo thang, gây căng thẳng trên vùng biển này.
Khi hội đàm với người đồng cấp nước chủ nhà, Ngoại trưởng Marty Natalegawa, Vương Nghị nói rằng ông ta cảnh báo “một số thế lực và quốc gia cá biệt chớ có sinh sự”, khuấy căng thẳng trên Biển Đông, đồng thời rêu rao về cái gọi là “chủ quyền” hết sức phi lý và phi pháp đối với quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Vương Nghị khẳng định một cách ngoan cố rằng Trung Quốc sẽ “bảo vệ” cái gọi là chủ quyền ấy một cách “rõ ràng, kiên quyết, nhất quán”.
Video đang HOT
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị và người đồng cấp Indonesia Marty Natalegawa. Ảnh: gazette
Cũng trong phiên hội đàm với Ngoại trưởng Indonesia, Vương Nghị nêu ra nguyên tắc 3 điều bất biến, nhưng những điều đó lại trái ngược hoàn toàn với những gì Trung Quốc đã và đang làm khiến Biển Đông trở nên căng thẳng. Nói cách khác, giới chức Trung Quốc đang nói một đằng làm một nẻo.
Thứ nhất, ông Nghị nói rằng Trung Quốc “duy trì hòa bình và ổn định ở Biển Đông”, đây là một điều trái ngược hoàn toàn giữa thực tế những gì Trung Quốc đã làm căng thẳng trên Biển Đông với những phát ngôn chính thức, đặc biệt kể từ sau khi Bắc Kinh thành lập cái gọi là “thành phố Tam Sa” phi pháp và phi lý hồi tháng 6 năm ngoái.
Thứ hai, Vương Nghị nói Trung Quốc nỗ lực hết sức trong việc thực hiện “hiệu quả” Tuyên bố của các bên về ứng xử trên Biển Đông (DOC), trong khi thực tế chính Bắc Kinh thường xuyên vi phạm các thỏa thuận chung đã đạt được giữa ASEAN và Trung Quốc thông qua DOC năm 2002, đồng thời tìm mọi cách né tránh đàm phán, ký kết bộ Quy tắc ứng xử của các bên trên Biển Đông (COC) có tính ràng buộc pháp lý chặt chẽ hơn.
Thứ ba, Ngoại trưởng Trung Quốc vẫn khăng khăng đòi “đàm phán tay đôi” với từng nước có tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông, một con bài chính trị nhằm làm suy yếu sức mạnh đoàn kết của ASEAN quá ư lộ liễu.
Thủ tướng Thái Lan tiếp Vương Nghị, Ngoại trưởng Trung Quốc
Trước đó vào ngày 1/5, trong cuộc gặp Thủ tướng Thái Lan Yingluck Shinawatra, ông Vương Nghị lại tái khẳng định quan điểm của Trung Quốc trong tranh chấp biển đảo: chỉ muốn thương lượng tay đôi với từng nước có tranh chấp ở Biển Đông thay vì đưa vấn đề này ra ASEAN. Cũng trong ngày 2/5, tờ Bưu điện Hoa Nam buổi sáng xuất bản tại Hongkong cho rằng, Ngoại trưởng Vương Nghị đã lobby Thái Lan hỗ trợ Bắc Kinh xung quanh vấn đề Biển Đông sau khi tới Bangkok.
“Trung Quốc hy vọng Thái Lan với tư cách là điều phối viên sẽ đóng một vai trò xây dựng trong việc hỗ trợ sự phát triển của mối quan hệ ASEAN – Trung Quốc”,Vương Nghị nhấn mạnh. Ngoại trưởng Trung Quốc nói thêm, ông hy vọng các nước ASEAN có thể “ngăn chặn” vấn đề (Biển Đông?) và tập trung vào hợp tác với Trung Quốc.
Những phát ngôn của Vương Nghị cho thấy tham vọng và sự trắng trợn của Trung Quốc trong tranh chấp lãnh thổ ở biển Đông cũng như biển Hoa Đông.
THeo vietbao
Báo Đảng TQ cổ súy leo thang gây hấn trên Biển Đông
Song song với những hoạt động gây căng thẳng trên biển Đông của chính quyền Trung Quốc, thời gian qua, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã lợi dụng vụ tàu Philippines bắn chết 1 ngư dân Đài Loan liên tục cổ súy các hành động làm căng thẳng, phức tạp tình hình tranh chấp lãnh hải, từ đó nhằm "đục nước béo cò" trên Biển Đông
Thủ đoạn Nhân dân nhật báo, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc và Thời báo Hoàn cầu, phụ san của Nhân dân nhật báo, thường dùng là liên tục đăng tải ý kiến của dàn "hỏa lực mồm", tuyên truyền sai trái, kích động giới chức quân sự leo thang gây hấn trên Biển Đông.
Mới đây nhất, ngày 16/5, Nhân dân Nhật báo đăng tải lại lời kêu gọi của La Viện, viên học giả đeo lon Thiếu tướng nổi tiếng "diều hâu" khi ông ta trả lời phỏng vấn chuyên mục Tiêu điểm trong ngày của Đài truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV). Theo đó, La Viện cao giọng kêu gọi 2 cụm chiến hạm hạm đội Đông Hải và Nam Hải, Trung Quốc đang hoạt động trái phép ở Biển Đông ngầm phối hợp và trợ uy cho Đài Loan, sẵn sàng ngắm bắn mục tiêu khi tình huống xảy ra.
La Viện trong một lần trả lời phỏng vấn CCTV
Trước đó, ngày 13/5, Thời báo Hoàn cầu cũng đăng bài phân tích của La Viện trên các diễn đàn quân sự và báo điện tử Trung Quốc kêu gào giới chức Bắc Kinh cần đánh chiếm các đảo Philippines chốt giữ (trái phép) ở quần đảo Trường Sa của Việt Nam để trả đũa vụ bắn tàu cá Đài Loan hôm 9/5. La Viện đe dọa, chỉ cần Philippines "khiêu khích" 1 lần, Trung Quốc sẽ đánh chiếm 1 đảo, bãi đá hoặc rặng san hô và cứ như vậy, Bắc Kinh sẽ đánh chiếm 8 điểm đảo, bãi đá, rặng san hô mà Philippines đồn trú (trái phép) ở quần đảo Trường Sa.
Tương tự, ngày 15/5, Nhân dân nhật báo đăng bài phân tích với tít bài hết sức ngông cuồng: "Hai bờ (Trung Quốc và Đài Loan) phải chia nhau 'trị' Philippines và Việt Nam mới có hiệu quả", xoay quanh việc cổ súy Đài Loan cùng Trung Quốc leo thang trên Biển Đông.
Nhân dân nhật báo xúi Đài Loan nên "cứng rắn với Việt Nam" ở Trường Sa bằng cách "không cần cảnh cáo, bắn thẳng vào tàu hoặc máy bay của Việt Nam" nếu đi vào vùng biển phụ cận đảo Ba Bình - một kiểu hành xử côn đồ, xã hội đen, bất chấp mọi nguyên tắc cơ bản của luật pháp quốc tế.
Theo tờ báo này, trong trường hợp Việt Nam phản kích lại khi bị Đài Loan tấn công ở đảo Ba Bình, Trung Quốc sẽ lập tức nhảy vào, Nhân Dân nhật báo cho rằng có Trung Quốc hậu thuẫn đằng sau, Việt Nam "sẽ không dám làm gì Đài Loan" ở Trường Sa?!
Sau khi xảy ra vụ bắn tàu cá, Thời báo Hoàn cầu cũng đã đăng bài xã luận sặc mùi hiếu chiến bày mưu tính kế 'dạy cho Philippines một bài học'. Theo đường đi nước bước mà Hoàn cầu vạch ra, Trung Quốc nên tổ chức nhiều đội tàu cá kéo ra vùng biển tranh chấp giữa Philippines và Trung Quốc (bãi cạn Scarborough và quần đảo Trường Sa, trong đó Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam, cả Philippines và Trung Quốc cũng tuyên bố chủ quyền - PV) và phái tàu chiến hộ tống.
Tuy nhiên, âm mưu của Thời báo Hoàn Cầu cũng như những kẻ đứng sau nó đã bị cựu Thứ trưởng Quốc phòng Đài Loan Lâm Trung Bân bóc mẽ. Bắc Kinh chỉ muốn lợi dụng vụ tàu Cảnh sát biển Philippines bắn tàu cá Đài Loan làm cái cớ đục nước béo cò, leo thang hơn nữa trên Biển Đông vốn đã rất căng thẳng (vì những hành động leo thang của Trung Quốc).
Ông Bân và một số học giả Đài Loan kêu gọi Mã Anh Cửu nên phản ứng hết sức tỉnh táo, nếu không sẽ mắc bẫy của giới chức Trung Quốc.
Diện mạo của Thời báo Hoàn cầu
Bên cạnh những lời lẽ hiếu chiến, cũng có lúc Thời báo Hoàn cầu đưa những thông tin hòng đánh lừa dư luận. Ngày 16/5, tờ báo này đăng bài phỏng vấn của Tưởng Vĩ Liệt, Tư lệnh Hạm đội Nam Hải về chuyện Trung Quốc sẽ tiếp tục tăng cường tập trung xây dựng, nâng cao sức mạnh "đảm bảo an ninh trên Biển Đông", "Trên thực tế Trung Quốc đã kiểm soát hiệu quả an ninh ở Biển Đông và có đủ năng lực làm điều đó".
Cách đặt vấn đề của ông Liệt về việc Trung Quốc "đảm bảo an ninh" hay "kiểm soát an ninh" ở Biển Đông chỉ là những lời lẽ ngụy biện cho hàng loạt hành vi leo thang gây căng thẳng trên Biển Đông của quân đội Trung Quốc, mà điển hình là hạm đội Nam Hải, vừa không giấu diếm âm mưu độc chiếm Biển Đông làm "ao nhà" của Bắc Kinh, vừa thể hiện tham vọng xưng hùng xưng bá trong khu vực.
Những bài viết trên Nhân dân Nhật báo, Thời báo Hoàn cầu trái ngược hẳn với lời ngon ngọt của giới chức Trung Quốc. Hồi đầu tháng 5/2013, trong chuyến côn du vòng quanh Đông Nam Á, Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đã bất ngờ đưa ra đề xuất đàm phán với ASEAN về Bộ quy tắc ứng xử có tính ràng buộc trên biển Đông.
Theo đó, Ngoại trưởng Trung Quốc tái khẳng định lập trường "muốn giải quyết tranh chấp với một số nước ASEAN thông qua thương lượng và hợp tác cùng có lợi", đồng thời nhấn mạnh sự cần thiết tăng cường quan hệ đối tác chiến lược giữa Trung Quốc và các nước ASEAN, hi vọng ASEAN có thể tập trung thúc đẩy mối quan hệ đối tác chiến lược này lên một tầm cao mới.
Ông Vương Nghị cũng cho biết Trung Quốc luôn sẵn sàng thảo luận về vấn đề COC. Ngoại trưởng Trung Quốc nói thêm: "Thực tế, chúng tôi đã nhất trí với ASEAN rằng hai bên sẽ xây dựng một COC trên cơ sở đồng thuận."
Ông Vương Nghị cho rằng, về vấn đề Biển Đông Trung Quốc tỏ thái độ mong muốn hòa bình và ổn định, đồng thời cam kết giải quyết hòa bình các tranh chấp lãnh thổ thông qua sự đồng thuận với các bên liên quan.
Nhân dân Nhât báo ra đời ngày 15/6/1948, cung cấp thông tin trực tiếp về các chính sách và quan điểm của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Báo này có nhiêu ân phâm bằng nhiêu thứ tiêng và các kênh tuyên truyên bằng nhiêu phương tiên. Nhân dân Nhật báo được xuất bản trên toàn thế giới với số lượng từ 3 đến 4 triệu bản. Thời Báo Hoàn Cầu được thành lập ngày 1/3/1993, có hai sản phẩm là báo giấy và điện tử bằng tiếng Trung (huanqiu.com) và tiếng Anh (Global Times) với nội dung tương tự nhau. Đây là tờ báo đứng thứ ba ở Trung Quốc với 2,4 triệu người đọc báo in mỗi ngày và 10 triệu lượt độc giả đọc báo mạng.
Theo vietbao
Báo Mỹ: TQ hung hăng, châu Á chạy đua vũ trang Các nhà phân tích của Washington cho rằng các nước châu Á đua nhau mua sắm vũ khí là do cái gọi là "sự hung hăng" của Trung Quốc ở biển Đông vàHoa Đông gây ra. Theo tin của website quân sự Defense News của Mỹ, do cục diện và sự cạnh tranh trong khu vực ngày càng phức tạp, các nước châu...