Những phát ngôn “để đời” của sao nhí “Bố ơi mình đi đâu thế?”
Các sao nhí của “Bố ơi mình đi đâu thế” phiên bản Việt khiến khán giả không khỏi bật cười vì những câu nói dí dỏm, hồn nhiên và đáng yêu của mình.
Chỉ mới phát sóng được 6 tập song chương trình truyền hình thực tế Bô ơi mình đi đâu thê đã trở thành một món ăn tinh thần không thể thiếu cho các gia đình vào trưa thứ 7 hàng tuần. Không chỉ đem đến cho khán giả những trải nghiệm thú vị của các cặp bố con, giúp người hâm mộ hiểu thêm về con người thường nhật của các ông bố vốn là những ngôi sao nổi tiếng, Bố ơi mình đi đâu thế còn mang lại nhiều tiếng cười sảng khoái cho mọi người bởi những câu nói rất dí dỏm, đầy hồn nhiên trong sáng của các bé tham gia chương trình.
“Bố ơi, con đi tè sao chú nhìn con”, bé Bờm – con trai của đạo diễn Trần Lực thắc mắc khi thấy chú quay phim lúc bé đang đi tè.
“Em ghét bà này lắm”, Bờm nói về “bà tổng đài điện thoại”.
Khi được hỏi cháu đã đi du lịch với bố bao giờ chưa, Suti hồn nhiên trả lời: “Đi du lịch là đi cái gì hả cô?”
Khi bị Tê Giác – con trai của Hoàng Bách trêu đùa, Suti ước mình không được sinh ra để không bị quấy phá.
Bờm gọi bố là “Chị Lực”.
Khi bối hỏi muốn vẽ gì, Bờm đã trả lời bé muốn vẽ một bức tranh trong đó bố Trần Lực đánh răng còn bé thì đang đi tè.
“Con bò gái và con bò trai” – cách miêu tả bò cái và bò đực rất đáng yêu của Suti.
Khi chọn nhà, Bờm thích ở nhà bò vì có phân bò.
Video đang HOT
Trên đường bưng cơm về nhà cho bố, Tê Giác tự hỏi chú quay phim của chương trình có phải là vệ sĩ của mình không mà cứ đi theo bé.
Khi mới gặp nhau, Bờm chưa nhớ tên của Suti, nên đã nhầm sang thành “Ngati”
Bờm khiến khán giả bật cười khi khuyên các bạn: “Xin nhà nào xin nhà giàu đi, nhà nghèo chắc không có gạo ăn đâu.”
Bờm tranh cãi với Tê Giác về cách hát để xin đồ ăn: “Ở Hà Nội em toàn xin như thế, người ta cho luôn!”
Cậu con trai lém lỉnh của Trần Lực sẵn sàng thể hiện ngay bài hát “tự chế” khi xin đồ ăn: “Con nhà nghèo, ăn bánh bèo, Man City” (Man City là đội bóng yêu thích của bố Lực).
Trong bữa ăn sáng, Bờm đã xin bố Lực để lại quả trứng gà luộc cho cậu bé ấp thành con.
Song Bờm lại nói nhầm: “Lúc đấy nó gọi con là con luôn!”
Bờm còn rất ra dáng một bà “Mẹ” khi cưng nựng quả trứng: “Con ơi, mẹ đây!”
Trong thử thách ở tập 3, bố Hoàng Bách tặng cho Tê Giác một con gà trống. Khi nhìn thấy quà của bố, Tê Giác liền hỏi: “Sao nó ghê vậy bố?”
Bố Trần Lực thích thú nói với Bờm: “Sô cô la có cả cô gái nữa này”. Bờm đáp lại chưng hửng: “Bô mê gái hả bố?”
“Những quả này đều có đít” là cách Tê Giác miêu tả quả dâu tây.
Khi bố Bách hỏi “có đít là sao”, Tê Giác hồn nhiên trả lời: “Là nó có 2 bên mông ớ!”
Tê Giác phản ứng khi bị quay lúc đi vệ sinh: “Mấy chú không được quay cảnh con… ị.”
Khi được Phan Anh giao cho nhiệm vụ đi tìm nhíp để bắt ve cho chú cún bị lạc, bé Bờm đã nhầm nhíp là “chíp”.
Trong thử thách bán dâu, Tê Giác đã nói nhầm dâu thành “nho” khi giới thiệu với khách hàng: “Đây là nho tự hái sạch! Tụi con lấm lem bùn đất.”
Bờm đặt tên cho nhóm chăm sóc chó của mình và các bạn là “Hội chuồng của chó”.
Bờm nói với Phan Anh về việc chú cún cứ đi theo mình: “Nó cứ đi theo con kiểu như nó gọi con là bố hay sao ý”. Đây là lần thứ hai cậu bé lém lỉnh này thể hiện mong ước có con.
Bé Bo – con gái của Phan Anh nhận xét về chú cún một cách ngộ nghĩnh: “Em ấy chưa đẹp trai hay xinh gái cả, mà em chỉ là đáng yêu thôi được chưa?”
Khi bố Lực hỏi Bờm đã nghe thấy âm thanh gì trong đêm ở Đà Lạt, Bờm vô tư đáp: “Con thấy con vật đang đi tè.”
Theo Hân Như / Trí Thức Trẻ
Học trò tả cô giáo dáng như siêu mẫu, tóc màu nâu đỏ
"Dáng người cô nhỏ nhắn, xinh xinh, thanh cao. Dáng đi của cô đi như siêu người mẫu. Khuôn mặt cô hình trái xoan. Mái tóc cô xoăn và có màu nâu đỏ".
Đó là bài văn của học sinh lớp 5 do cô giáo Lê Cẩm Vân - trường tiểu học Nam Đồng - Nam Trực - Nam Định chủ nhiệm. Cô Vân ra đề như sau: "Hãy tả một người mà các em thường gặp".
Cô giáo trẻ cho biết: "Trước khi làm bài, mình sẽ hướng dẫn về cấu tạo của bài văn tả người, cách viết, còn suy nghĩ là của riêng từng con. Mình khuyến khích các con không nên dựa vào văn mẫu mà hãy viết bằng tư duy của mình. Các con tả ai? Họ như thế nào và tình cảm dành cho họ ra sao? Sự sáng tạo, thật thà và ngây thơ trong bài văn sẽ được đánh giá cao".
Hầu hết học sinh đều lựa chọn tả mẹ hoặc cô giáo. Trong đó có những bài viết về cô giáo 9X rất thật thà, ngộ nghĩnh.
Em Vũ Thị Ngân - học sinh lớp 5B miêu tả như sau: "Cô cao một mét sau mươi bảy, dáng đi siêu mẫu. Mỗi khi cô đi chơi cô thường mua đồ ăn cho chúng em. Cô dạy chúng em rất hiểu bài. Lời nói của cô với các thày cô giáo rất lịch sự, lễ phép. Cô ăn mặc rất sạch sẽ, gọn gàng, phù hợp. Sở thích của cô là trang điểm và thích mặc đồ thời trang".
Bài văn của học sinh Vũ Thị Ngân.
Trong một bài viết khác, học sinh Trần Đình Kiên cô giáo giống siêu mẫu: "Dáng người cô nhỏ nhắn, xinh xinh, thanh cao. Dáng đi của cô đi như siêu người mẫu. Khuôn mặt cô hình trái xoan. Mái tóc cô xoăn và có màu nâu đỏ".
Trần Đình Kiên miêu tả cô giáo rất chân thật.
Em Trần Hồng Hạnh có cách so sánh rất ngộ nghĩnh: "Hàm răng cô trắng như những bông hoa huệ ở trong tổ".
Trần Hồng Hạnh viết về cô giáo đầy yêu thương,
Cô giáo trẻ sinh năm 1991 rất thú vị trước suy nghĩ của học sinh. Vân kể lại: "Mình hỏi các em: "Cô giống người mẫu lắm à?". Học sinh bảo: "Không ạ, cô giống siêu mẫu".
Cô giáo Vân cao 1,68m - là người cao nhất trong trường, nặng 49,5 kg. Khi lên lớp, trang phục chủ yếu của Vân là quần jean, áo sơ mi và dép cao gót. Cô kể lại: "Có học sinh hồn nhiên hỏi: "Cô ơi sao cô còn cao hơn cả bố em vậy?".
Cô giáo 9X Cẩm Vân nhí nhảnh trong cuộc sống thường ngày.
Có kinh nghiệm trong nghề sư phạm được 2 năm, Vân chia sẻ, niềm vui trong nghề dạy học là được trò chuyện, vui chơi cùng học trò.
Theo Zing
Túi xách ngộ nghĩnh mang nét vẽ của trẻ tự kỷ Các sản phẩm sinh động khai thác 'vẻ đẹp hồn nhiên' dựa trên hình vẽ thể hiện trí tưởng tượng phong phú của các em nhỏ thiệt thòi. Dựa trên suy nghĩ "tranh của trẻ em là một chuẩn mực về cái đẹp", người đàn ông tên Nguyên đã thành lập dự án mang tên Tò he, khai thác "vẻ đẹp hồn nhiên",...