Những phát minh khoa học vĩ đại nhất trong lịch sử loài người
Thế giới ngày nay đang thay đổi rất nhanh chóng nhờ vào những phát kiến của con người. Nhiều phát kiến đã trở thành những bước ngoặt lớn trong lịch sử, tạo nên tiền đề cho sự phát triển mạnh mẽ của loài người ngày nay.
Lửa (năm 400.000 TCN): Việc biết cách tạo ra lửa là một phát minh vào buổi đầu của thời kỳ đồ Đá được khẳng định qua một vài bằng chứng chứng minh lửa xuất hiện từ rất sớm – cách đây hàng trăm nghìn năm. Hầu hết các nghiên cứu đều cho rằng nó có thể cách đây khoảng 200.000 đến 600.000 năm.
Tàu (4.000 TCN): Khoảng năm 4.000 TCN, người Ai Cập cổ đại đã biết làm những chiếc thuyền buồm bằng gỗ. Sau đó, khoảng năm 1200 TCN, người Phoenician (nền văn minh cổ đại nằm ở miền bắc khu vực Cannan cổ đại và trung tâm nằm dọc vùng eo biển Liban, Syria và bắc Israel ngày nay) và Hy Lạp đã bắt đầu làm được những chiếc thuyền lớn hơn.
Bước tiến có ý nghĩa tiếp theo trong lịch sử cải tiến thế giới đó chính là sự ra đời của bánh xe, được các nhà khoa học cho rằng có nguồn gốc vào khoảng giữa năm 3.300 đến 3.500 TCN. Do chính những khó khăn trong quá trình sử dụng các khúc gỗ để vận chuyển vật nặng mà con người đã nghĩ ra giải pháp kết hợp bánh xe với các thanh ngang đặt bên dưới có tác dụng ngăn bánh trượt ra ngoài.
Thủy lực (200 TCN): Thủy lực lần đầu tiên được người dân ở khu vực Fertile Crescen (một khu vực trải dài qua Ai Cập, Israel, Thổ Nhĩ Kỳ và Iraq ngày nay)sử dụng vào năm 200 TCN. Họ đã áp dụng các nguyên lý cơ bản để tạo ra các máy móc dùng sức nước, thuyền buồm, kênh tưới và hệ thống cấp nước…
Điện (1600): Năm 600 TCN tại Hy Lạp, nhà toán học lừng danh Thalès de Milet đã tiến hành khảo cứu mọi sự vật và hiện tượng xung quanh, nhận thấy rằng khi xát mạnh miếng hổ phách thì miếng này sẽ hút được các vụn gỗ. Trải qua 22 thế kỷ tới năm 1600, Sir William Gilbert là người đầu tiên khảo cứu về điện học và từ học.
Động cơ (1712): Thomas Newcomen (1663 -1729) một thợ rèn tại Darthmouth, Anh đã chế tạo ra động cơ hơi nước đầu tiên. Phát minh của Thomas Newcomen bắt đầu từ mong muốn bơm nước ra khỏi các hầm mỏ khai thác than thời bấy giờ do càng đào xuống sâu trong lòng đất thì nước tràn vào các hầm mỏ càng nhiều.
Video đang HOT
Chiếc ô tô đầu tiên được sáng tạo ra vào năm 1769. Tác giả của nó là Nicola Cunio, người Pháp. Đó là một cỗ xe ba bánh cồng kềnh chạy bằng động cơ hơi nước và nồi hơi có kích thước lớn. Nó chạy với vận tốc 5km/h và cứ 24 tiếng lại phải nạp nhiên liệu một lần.
Năm 1893, Edison đã khiến cả thế giới phải công nhận bóng đèn sợi đốt là 1 phát minh của ông bằng cách làm được cái điều mà hơn 20 nhà khoa học trước ông đã không làm được đó là tìm ra được thứ mà ngày nay chúng ta vẫn gọi là dây tóc bóng đèn: 1 sợi chỉ than.
Chiếc máy bay đầu tiên trên thế giới có thể thực hiện một chuyến bay thành công là phát minh của hai anh em Orville và Wilbur Wright. Trong chuyến bay đầu tiên vào ngày 17 tháng 12 năm 1903, chiếc máy bay của anh em nhà Wright đã bay được 40 m trong 12 giây trên không trung và trở thành chiếc máy bay đầu tiên trong lịch sử cất cánh thành công.
John Logie Baird – nhà phát minh người Scotland được xem là người đặt dấu mốc vô cùng quan trọng trong lịch sử phát triển của công nghệ truyền hình. Vào ngày 27/01/1926, chương trình truyền hình lần đầu tiên được phát sóng là một màn múa rối do chính Baird thực hiện.
Ý tưởng về chiếc điện thoại được Johann Philipp Reis nghĩ ra lần đầu vào năm 1860. Đó là một thiết bị có khả năng chuyển biến âm thanh thành các tín hiệu điện tử để truyền đi xa. Vào ngày 10/3/1876 , cuộc gọi đầu tiên được thực hiện giữa nhà phát minh Alexander Graham Bell và người trợ lí của ông ngồi cách đó 4,5 m.
Năm 1896, Ernest Duchesne đã từng sử dụng nấm mốc Penicillium để chữa trị bệnh thương hàn ở chuột lang. Tuy nhiên, thời đó, các nhà khoa học chưa xem xét một cách nghiêm túc về công trình này nên Duchesne chưa bao giờ nhận được bằng sáng chế. Mãi cho tới năm 1928, Alexander Fleming mới phát hiện ra những mảng vi khuẩn nằm xung quanh tảng nấm bị phá hủy.
Những chiếc máy tính đầu tiên được sử dụng trong chiến tranh thế giới lần thứ 2 với mục đích hỗ trợ việc tính toán trong các đơn vị thông tin, pháo binh, không quân. Đó là hệ thống ENIAC của Mỹ, Z3 của Đức, Colossus của Anh…Chiếc máy tính phục vụ thương mại đầu tiên đến từ Apple trên nền tảng Unix.
Năm 1958, Mỹ thành lập tổ chức DARPA và khởi xướng chương trình nghiên cứu về một cách thức truyền thông mới để phản pháo lại phía Liên Xô. Kết quả nghiên cứu là sự ra đời của mạng ARPAnet – ông tổ của Internet ngày nay.
Edison và chiếc máy "trò chuyện với linh hồn"
Ngoài những phát minh sáng chế hữu dụng trong cuộc sống, nhà khoa học nổi tiếng người Mỹ, Thomas Alva Edison, còn được cho là đã tạo ra chiếc máy giao tiếp với những linh hồn.
Thomas Edison (1847 - 1931), nhà khoa học đạt kỷ lục về phát minh sáng chế.
Mặc dù những gì người ta biết về chiếc máy này còn quá ít ỏi nhưng ý tưởng của ông vẫn được đánh giá cao.
"Chế tạo" hay "Nghĩ đến"?
"Tôi đã dành thời gian chế tạo một cỗ máy để xem liệu những cá nhân đã rời bỏ cõi đời này có thể truyền thông điệp với chúng ta hay không". Đây là những lời nói của nhà phát minh vĩ đại Thomas Edison trong cuộc phỏng vấn vào tháng 10/1929, do tờ The American Magazine thực hiện.
Edison sinh năm 1847, được xem là nhà phát minh lỗi lạc vào thời điểm cuộc cách mạng công nghiệp đang ở đỉnh cao, con người đã làm chủ máy móc. Ông là một trong những nhà khoa học có nhiều phát minh nhất lịch sử. Những thiết bị do ông chế tạo góp phần to lớn giúp con người thay đổi cách sống, đáng kể là bóng đèn điện, máy quay phim, máy chiếu và máy hát.
Tuy nhiên, có một thiết bị mà Edison từng thừa nhận "chế tạo" hay "nghĩ đến" được mọi người bàn tán nhiều là chiếc máy "trò chuyện với linh hồn". Chuyện này chưa bao giờ được công bố chính thức nhưng trong giới siêu linh đã tin rằng, thực sự đã tạo ra một thiết bị như vậy. Thiết bị này đã thất lạc ở một nơi nào đó, không còn nguyên mẫu hoặc sơ đồ để lại.
Ngoài cuộc phỏng vấn đăng trên tờ The American Magazine, cùng tháng và năm đó, cũng có phát biểu trên tờ Scientific American. Cũng với chủ đề " máy trò chuyện với ma", tờ báo này đăng lời ông: "Tôi đã dành thời gian nghĩ đến một cỗ máy hay thiết bị có thể được hoạt động bởi những người đã đến với đời sống khác hoặc thiên thể khác".
Trong hai cuộc phỏng vấn được thực hiện gần như cùng thời điểm, có hai trích dẫn tương tự, nhưng một thì Edison nói đã "chế tạo" thiết bị, và một, ông cho biết chỉ đơn thuần "nghĩ đến" nó.
Do không có bằng chứng đã làm ra hoặc thiết kế, người ta đi đến kết luận, chiếc máy này chỉ là một ý tưởng không thành hiện thực. Nhưng có một điều chắc chắn qua phát biểu trên hai tờ báo, thực sự có mối quan tâm đến lĩnh vực siêu linh. Vào thời điểm trên, cùng với dòng thác cách mạng công nghệ cuộn chảy về phía trước, thế giới phương Tây cũng đón chào một phong trào với loại hình khác, đó là thuyết Duy linh. Hai lĩnh vực này rõ ràng có sự trái ngược nhau, một đằng phát triển triết học, logic, khoa học, cơ học mang tính thực dụng, đằng khác thì chú trọng về mặt tinh thần, tâm linh.
Ý tưởng không thành hiện thực?
Trên tờ Modern Mechanix tháng 10/1933 có bài viết về chiếc máy bí ẩn của Edison.
Như vậy, tại sao là nhà khoa học với những sáng chế dựa trên thực tiễn nhưng lại quan tâm đến lĩnh vực thuộc thế giới bên kia? Một số người giải thích rằng, do trong giới ngoại cảm thời đó lan truyền việc họ có thể truyền thông với người chết nên nảy ra ý tưởng dùng phương tiện khoa học để làm việc này, thay vì thông qua ông đồng bà cốt.
"Tôi không cho rằng những người trên trái đất khi qua đời sẽ đi đến đời sống khác hay tinh cầu khác", ông nói với Scientific American, "Bởi vì tôi không biết gì về chủ đề trên. Và cũng không có người nào biết cả. Nhưng theo tôi, có thể làm ra một thiết bị để nếu có những thực thể thuộc đời sống khác hoặc tinh cầu khác muốn tiếp xúc với chúng ta. Họ có cơ hội tốt hơn để bày tỏ với nhau, thay vì qua cầu cơ, con lắc, gọi hồn và thông qua các đồng cốt, cùng những phương pháp thô sơ khác. Tôi tin rằng, nếu thực sự có những tiến bộ trong nghiên cứu về tâm linh, chúng ta sẽ thực hiện nó với thiết bị khoa học, theo phương thức khoa học, cũng như chúng ta từng làm trong y học, điện, hóa học và các lĩnh vực đời sống khác".
Edison tiết lộ rất ít chi tiết về thiết bị mà ông dự định chế tạo. Điều này cũng dễ hiểu vì ông không muốn những đối thủ tiềm tàng biết nhiều về phát minh của mình, hoặc ông thực sự không có nhiều ý tưởng vững chắc. Ông ví việc vận hành cỗ máy giống như xoay chiếc van để khởi động một turbine hơi nước khổng lồ. Theo cách tương tự, tiếng thì thầm tối thiểu từ một linh hồn có thể tác động đến van với độ nhạy cao, rồi được phóng đại lên nhiều lần.
Từ những chi tiết nêu trên, có thể xác định đã hình thành trong đầu một công cụ săn ma. Ông cho biết, một trong những nhân viên của ông đang làm việc với thiết bị trên chẳng may qua đời, và nếu phát minh này thành công, "ông ta phải là người đầu tiên sử dụng nó...".
Nhưng chẳng có bằng chứng nào về sự hoạt động của máy, từ đó nhiều người nêu giả thuyết rằng nó đã được chế tạo nhưng không vận hành được nên đã phá hủy nó và tiêu hủy những giấy tờ có liên quan. Theo đó, sau khi đã hoàn thành nguyên mẫu chiếc máy, ông đã mời các nhà ngoại cảm đến nhờ gọi những hồn ma về để ông xác định họ qua thiết bị của mình. Tuy nhiên, không có gì xảy ra cả. Điều này dấy lên sự nghi ngờ, có phải Edison đã cộng tác với những nhà ngoại cảm "rởm" hay thiết bị của ông chưa hoàn chỉnh, hoặc hồn ma không thực sự tồn tại?
Đến lúc qua đời, 18/10/1931, Thomas Edison đã sở hữu một kỷ lục đáng nể về sáng chế, với 1.093 bằng phát minh, trong đó có 389 về bóng đèn điện và năng lượng, 195 về máy hát, 150 về điện báo, 141 về pin và 34 về điện thoại...
Qua các cuộc phỏng vấn trên báo chí, không tán thành các quan niệm truyền thống về sự sống sau khi chết. Ông tin rằng, cuộc sống rất bền vững, không thể bị hủy diệt và "cơ thể của chúng ta bao gồm vô số thực thể nhỏ, mỗi thực thể là một đơn vị của sự sống. Linh hồn cũng giống như cơ thể con người, có dạng vật chất gồm những thực thể siêu nhỏ, tương tự khái niệm hạt nguyên tử ngày nay.
Ông nhận định, những thực thể này tồn tại sau khi người ta chết đi. Đó là phần còn lại của linh hồn gồm những ký ức và suy nghĩ riêng rẽ. Nếu các hạt nhỏ này tồn tại, chúng có thể tập hợp lại trong không trung, được khuếch đại nhờ thiết bị tinh vi có độ nhạy cao, giống như cách khuếch đại âm thanh và thu vào máy quay đĩa.
Cho dù sự thực về chiếc máy này như thế nào, ý tưởng của vẫn được giới khoa học trân trọng và tiếp tục nghiên cứu.
Phân tích bộ gien người cổ đại Đông Á cho thấy mối liên hệ với cư dân cổ đại Đông Nam Á và Đài Loan Đây là lần đầu tiên bộ gien của những người nông dân thời cổ đại vùng Đông Á được phân tích trên quy mô lớn để làm sáng tỏ nguồn gốc và sự di cư của các cư dân nơi đây. Hài cốt của một phụ nữ sống cách đây gần 5.000 năm (ảnh minh họa: The Atlantic) Các nghiên cứu quy mô...