Những phận người lao động “chui” trên đất Nga (Kỳ 1)
Lúc này, trong tôi dâng lên niềm hối hận vô bờ. Bằng này tuổi đầu (lúc này tôi 29 tuổi) mà bố mẹ vẫn phải lo lắng từng li từng tí mà chưa làm gì báo hiếu được.
Đây là hình ảnh thường thấy của tôi trước khi sang Nga
Trong cuộc đời của mỗi con người luôn luôn trải qua những thăng trầm của tạo hoá nên để lại rất nhiều kỷ niệm. Có người thì nhiều kỷ niệm đẹp và ngọt ngào, có người lại nhiều kỷ niệm buồn và cay đắng hơn.
Tôi thuộc về kiểu người thứ 2 hơn, là người có nhiều chuyện bi hài trong cuộc sống hơn những người còn lại là do chính bản thân mình gây ra chứ không phải hoàn toàn là do tạo hóa.
Vì vậy tôi xin kể lại nhưng tâm sự của đời mình để mong mọi người có thể rút ra được những kinh nghiệm trong cuộc sống và đừng mắc phải những sai lầm như tôi.
Tôi sinh ra ở Hải Phòng trong một gia đình kinh tế có phần khá hơn bình thường. Bố tôi là cán bộ có năng lực và nhiệt huyết trong công việc kinh doanh và lại là người có nhiều tình cảm, dễ hoà đồng giao tiếp, nhiệt tình giúp đỡ mọi người nên có rất nhiều bạn bè.
Mẹ tôi là người giàu tình cảm và khoan dung nên cuộc sống tình cảm trong gia đình cũng ổn định.
Nhà tôi có hai chị em. Tôi là trai út nên được bố mẹ chiều chuộng rất nhiều. Tôi cũng là người năng động, hoạt bát và có tính háo thắng, không chịu bằng lòng những gì mình có nên nhiều khi vì tính này đã gây ra những chuyện quá buồn ảnh hưởng đến cả cuộc đời.
Video đang HOT
Khi còn nhỏ, tôi là người hiếu động nên nổi tiếng nghịch ngợm và hay đánh nhau nên mọi người trong khu xóm đôi khi cũng ngại tiếp xúc với tôi.
Học hết cấp 3 tôi lên Hà Nội vừa học vừa làm ở một trung tâm đào tạo tin học. Đi làm được khoảng 3 năm, tôi đi học trường kỹ thuật tin học ESTIH rồi quay về Hải phòng làm việc tại đội xây dựng của công ty LISEMCO-LILAMA trước khi sang Nga.
Tôi có sở thích xấu là cờ bạc. Lúc thua hay về nhà lấy tiền nên đã gây cho bố mẹ nhiều phiền phức. Đã vậy đôi khi còn tụ tập bạn bè đi đánh nhau khắp nơi khiến bố mẹ phải lao tâm khổ tứ rất nhiều để tôi không bị dính vào vòng lao lý của pháp luật.
Năm 24 tuổi tôi lấy vợ và có một cậu con trai bụ bẫm kháu khỉnh, thông minh và rất tình cảm nên được mọi người rất yêu quý.
Tưởng sau khi lấy vợ mọi việc sẽ tốt đẹp hơn nhưng tôi lúc thì mải mê cờ bạc, lúc thì lại đi làm xây dựng xa không quan tâm đến gia đình nên ngày càng có nhiều rạn nứt. Và rồi chuyện gì đến thì cũng đã đến, 2 vợ chồng từ chỗ ly thân rồi đến ly hôn khiến bố mẹ 2 bên rất là buồn rầu.
Khi xa vợ con, tôi chán nản và lại càng có thời gian cờ bạc hơn, chơi ở mức độ lớn hơn. Từ chỗ trước kia chỉ thua hết tiền làm ra, rồi nợ vài triệu, rồi vài chục triệu… Đến khi dính vào cá độ bóng đá tôi đã thua số tiền cả trăm triệu 1 ngày.
Bố mẹ thương con nên cũng cố gắng giúp con trả nợ hết lần này đến lần khác, từ chỗ rút hết số tiền tích góp bao năm làm việc đến lúc phải bán một số mảnh đất gia đình, nhưng đến khi lực bất tòng tâm không còn cách nào khác đành phải cho tôi đi trốn nợ.
Để trốn nợ, tôi buộc phải sang Nga lao động chui
Do một lần tình cờ bố đến chơi nhà bạn có con trai đi Nga từ những năm 90, nên bố tôi đã nẩy sinh ý định đưa tôi sang đấy làm việc để mong rằng có thay đổi làm lại được cuộc đời tôi vì sang Nga bán quần áo cũng tốt lắm.
Và tôi sang Nga mà không có một ý thức nào về Nga cả cũng như chẳng biết gì về cuộc sống ở đấy.
Tôi sang Nga như một cuộc chạy trốn về cuộc đời, về cờ bạc cá độ bóng đá và cũng từ đây thì bắt đầu xảy ra những câu chuyện bi hài, khổ nhục vì mưu sinh mà tôi muốn kể với các bạn những cuộc sống của đa phần con người Việt lao động sinh sống tại Nga.
Ngày sang Nga, bố mẹ đã chuẩn bị sẵn đồ đạc cho tôi. Ngoài mấy bộ quần áo là một thùng lớn toàn rau cần, rau ngót, ớt tươi, thịt trâu và một thùng nhỏ thịt chó. Những thực phẩm này là của ông chủ (người lo cho tôi sang Nga làm việc) nhờ mang sang.
Nghe nói là sang bên Nga không có rau cần, muốn mua thì lại đắt và khó mua nên phải đem từ Việt Nam qua.
Đêm hôm ấy tôi ngồi tâm sự cùng bố mẹ và cảm thấy rất hối hận nhưng không còn cách nào khác nên đành chấp nhận. Bố mẹ động viên tôi cố gắng thay đổi để làm lại cuộc đời, tôi chỉ biết im lặng mà lòng quặn đau.
Lúc này, trong tôi dâng lên niềm hối hận vô bờ. Bằng này tuổi đầu (lúc này tôi 29 tuổi) mà bố mẹ vẫn phải lo lắng từng li từng tí mà chưa làm gì báo hiếu được cho bố mẹ.
Khi chia tay tại sân bay, ngoài câu bảo bố mẹ giữ gìn sức khoẻ gắng chờ con thay đổi trở về, tôi không nói được câu nào. Lòng nghẹn ngào nuốt nước mắt vào trong không phải vì sợ sang nước Nga một thân một mình mà cảm giác muốn được sống cùng gia đình đang trỗi dậy.
Gửi nhanh hành lý rồi bước cũng nhanh vào phòng chờ với tâm trạng như chạy trốn tất cả mọi thứ, tôi không dám quay đầu lại nhìn bố mẹ vì sợ mình sẽ không kìm nổi nước mắt. Vậy là tôi đã sang Nga như thế đấy.
Còn nữa…
Theo xahoi
Hai lao động Việt Nam tử nạn tại Hàn Quốc
Trong lúc vận chuyển sắt đến công trình thì xe bị lật khiến 4 lao động tử nạn, trong đó có 2 lao động Việt Nam.
Theo xác nhận vào sáng 25/2/2013 của Sở LĐ-TBXH tỉnh Quảng Ngãi, tai nạn xảy ra chiều 19/2. Ngoài 2 lao động là người Hàn Quốc tử nạn còn có 2 lao động Việt Nam, cùng ở tỉnh Quảng Ngãi. Đó là anh Bùi Hiền, 30 tuổi (trú thôn Định Tân - xã Bình Châu, huyện Bình Sơn) và anh Võ Xuân Quý; 31 tuổi (thôn Đông xã An Vĩnh, huyện đảo Lý Sơn).
Theo ông Bùi Thọ, cha ruột của nạn nhân Bùi Hiền, ngày 8/2 (tức 28 Tết), anh Hiền có gọi về nhà, nói thời hạn lao động theo hợp đồng tại Hàn Quốc chỉ còn 2 tháng nên anh và một số lao động Việt Nam cố gắng làm để tranh thủ kiếm thêm thu nhập. Đến chiều 19/2, (mùng 10 Tết Quý Tỵ), gia đình nhận được điện thoại từ phía sử dụng lao động (Hàn Quốc) báo hung tin trong lúc vận chuyển sắt đến công trình, anh Hiền cùng 3 lao động khác (gồm anh Quý và 2 người Hàn Quốc) bị tử nạn do lật xe chở sắt.
Ông Phạm Văn Thọ, cán bộ Phòng LĐ-TB-XH huyện Lý Sơn, cho biết hiện các ngành chức năng của huyện Lý Sơn và tỉnh Quảng Ngãi đang phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại Hàn Quốc hoàn tất thủ tục để đưa thi thể của anh Hiền và Quý về quê an táng.
Được biết, anh Hiền và anh Quý sang Hàn Quốc làm việc từ năm 2010, cả hai đều có hoàn cảnh gia đình khó khăn.
Theo Dantri
Hàn Quốc "cấm cửa" lao động Việt Nam Do không cải thiện được tình trạng lao động bỏ trốn, Việt Nam không được Hàn Quốc phân bổ hạn ngạch tuyển dụng lao động năm 2013. "Do chúng ta chưa cải thiện được tình trạng lao động bỏ trốn nên Hàn Quốc không cấp chỉ tiêu hồ sơ tuyển mới lao động Việt Nam theo hạn ngạch tuyển dụng lao động nước...