Những phần mềm điện thoại độc đáo của Triều Tiên
Phần mềm chỉnh sửa ảnh đầu tiên hay trò chơi bắn lính Mỹ là hai trong số các ứng dụng độc đáo dành cho điện thoại di động tại Triều Tiên.
Sử dụng điện thoại di động ngày càng phổ biến tại Triều Tiên (Ảnh: AFP)
Mặc dù các phần mềm chỉnh sửa ảnh đã trở nên quen thuộc với người dân ở nhiều nước trên thế giới, song đối với những người sử dụng điện thoại di động ở Triều Tiên đây là lần đầu tiên họ được trải nghiệm một phần mềm có tên gọi Bomhyanggi 1.0 (Hương thơm Mùa xuân).
Theo trang tin DPRK Today, phần mềm của Triều Tiên giúp người sử dụng “khám phá những kỹ thuật trang điểm phù hợp nhất với gương mặt của mình bằng cách giới thiệu nhiều kiểu trang điểm khác nhau”. Phần mềm này đã nhận được sự phản hồi rất tích cực từ những người phụ nữ Triều Tiên.
Phần mềm chỉnh sửa ảnh của Triều Tiên (Ảnh: BBC)
Một cuộc khảo sát do trang tin Daily NK có trụ sở tại Hàn Quốc cho biết phụ nữ Triều Tiên ngày càng quan tâm tới việc chăm sóc da và làm đẹp. Lý do dẫn tới xu thế này bắt nguồn từ các bộ phim truyền hình Hàn Quốc được đưa trái phép vào Triều Tiên.
Triều Tiên có hai mạng điện thoại di động chính thức, tuy nhiên việc kết nối với thế giới bên ngoài thông qua điện thoại hoặc mạng lưới internet toàn cầu gần như không thể với đa số người dân nước này. Do vậy, việc phát triển các ứng dụng di động nội địa để phục vụ nhu cầu đọc tin tức cũng như giải trí tại Triều Tiên ngày càng gia tăng, trong đó nhiều ứng dụng được phát triển tương tự các sản phẩm đã có từ trước đó của nước ngoài.
Trò chơi bóng đá trên di động của Triều Tiên có nhiều nét tương đồng với các ứng dụng từng có trước đó của nước ngoài. (Ảnh: BBC)
Video đang HOT
Soccer Fierce Battle là một trong số các phần mềm được phát triển tại Triều Tiên và có thể hoạt động trên các thiết bị di động sử dụng hệ điều hành Android hoặc máy tính. Đây là trò chơi bóng đá điện tử và có nhiều điểm tương đồng với các phần mềm từng được sử dụng rộng rãi trên thế giới. Một trò chơi điện tử phổ biến khác ở Triều Tiên là Hunting Yankee, trong đó người chơi sẽ chọn mục tiêu tấn công là các binh sĩ Mỹ.
Theo BBC, Triều Tiên cũng đã sản xuất được điện thoại di động và máy tính bảng của riêng nước này, trong đó sử dụng phiên bản hệ điều hành Android được xây dựng nội địa. Báo Nikkei của Nhật Bản ước tính có khoảng 3,5 triệu người Triều Tiên sử dụng các thiết bị này.
Theo New York Times, ngoài tự sản xuất, Triều Tiên được cho là cũng nhập khẩu điện thoại di động và thiết bị điện tử từ các công ty Trung Quốc.
Thành Đạt
Theo BBC
Theo Dantri
Khát vọng về nhà của người phụ nữ Triều Tiên lưu lạc ở Hàn Quốc
Ri Gum Ryong và con gái ông, Ri Ryo Gun sống trong một căn hộ hiện đại, rộng rãi ở thủ đô Bình Nhưỡng, Triều Tiên. Nhưng nỗi buồn, sự đau đớn vẫn hiện diện trong gia đình Ri bởi sự vắng mặt của bà Kim Ryon Hui, vợ ông Ri Gum Ryong vốn sống lưu lạc nhiều năm ở Hàn Quốc nhưng không có cách nào để trở về nhà.
Một gia đình bị chia cắt ở 2 biên giới
Ri Gum Ryong đã không gặp vợ và con gái ông, Ri Ryo Gun đã phải xa mẹ trong suốt 6 năm qua. Bà Kim Ryon Hui vẫn còn sống và ngày đêm mong mỏi được đoàn tụ với gia đình ở Triều Tiên.
Bà Kim sống ở Hàn Quốc, vốn chỉ cần ngồi lên máy bay trong 20 phút là có thể về nhà, nhưng việc đoàn tụ với gia đình lại là một mơ ước tuyệt vọng đối với bà. Chia tách gia đình bà là một trong những biên giới không thể vượt qua trong lịch sử hiện đại.
"Đã hơn 2.150 ngày kể từ khi tôi và mẹ chia xa. Không phải một hay hai ngày, mà là 6 năm", cô gái trẻ Ri Ryo Gun, 23 tuổi chia sẻ.
Ri Ryo Gun chia sẻ về nỗi đau phải xa mẹ trong 6 năm qua
Mẹ của Ri, bà Kim Ryon Hui đã sống một cuộc đời tương đối thoải mái ở Triều Tiên cho đến khi bà mua vé tàu 1 chiều sang Trung Quốc thăm thân nhân và chữa bệnh gan năm 2011. Khi đến Trung Quốc, bà Kim mới biết rằng, phí điều trị phải trả trước và khoản tiền này vượt quá khả năng chi trả của bà.
Ở Hàn Quốc, bà Kim từng giả vờ làm gián điệp những mong bị trục xuất về Triều Tiên. Tuy nhiên, bà bị bắt giam rồi bị kết án 2 năm tù vì gian lận hộ chiếu và làm gián điệp. Đang trong cảnh bế tắc, bà Kim tình cờ gặp một kẻ môi giới, người nói có thể đưa bà sang Hàn Quốc để làm việc kiếm tiền. Bà Kim đồng ý mà không hề biết rằng, một khi ký vào giấy từ bỏ quốc tịch Triều Tiên, bà sẽ không bao giờ có thể trở về nhà để đoàn tụ với chồng con được nữa.
Việc thư từ hay thăm viếng Triều Tiên trên lý thuyết là được phép, nhưng phải có sự chấp thuận của Bộ trưởng Thống nhất Hàn Quốc. Tuy nhiên, do là một tội phạm nên mọi chuyến đi tới Triều Tiên của bà Kim hiện là điều không được phép. Nếu cố tình vi phạm, bà có thể bị khép vào tội có án tù 10 năm.
Xúc động phút giây đoàn tụ qua điện thoại
Nhờ sự kết nối của hãng tin CNN, bà Kim có cơ hội hiếm hoi để bà Kim được nhìn và nói chuyện với chồng và con gái ở Triều Tiên qua một cuộc gọi video điện thoại.
"Con xin lỗi đã khóc, lẽ ra con phải mạnh mẽ trước mặt mẹ", Ri Ryo Gun, con gái của bà Kim khóc nức nở nói với người mẹ đã 6 năm không gặp.
Bố con Ri kể với bà Kin rằng hiện họ đã được cấp một căn nhà mới rất đẹp và luôn chờ đợi ngày bà trở về.
Bố con ông Ri Gum Ryong xúc động khi được nói chuyện điện thoại bằng video với bà Kim
Trong khi đó, bà Kim xúc động vì con gái mình hiện đã tốt nghiệp đại học và đã trưởng thành rất nhiều.
"Con bé chỉ là một đứa trẻ đang chơi đùa trong vòng tay tôi. Đó là hình ảnh tôi vẫn nhớ khi nghĩ về con gái", bà Kim rơi nước mắt chia sẻ.
Người phụ nữ Triều Tiên nói thêm rằng, điều làm bà đau đớn hơn cả là trong 6 năm lưu lạc, bố mẹ bà đã già đi nhiều đến mức bà không thể nhận ra sau khi được nói chuyện video với họ.
"Bố mẹ của con, những ngày cuối đời đáng ra bố mẹ phải được hạnh phúc, vui vẻ nhưng con lại khiến bố mẹ đau lòng, làm bố mẹ rơi nước mắt, con xin lỗi", bà Kim xót xa nói với bố mẹ mình.
Bà Kim khóc nức nở trong cuộc trò chuyện với người thân ở Triều Tiên.
Trong lần đầu tiên được nói chuyện với con gái sau 6 năm xa cách, bố mẹ của bà Kim, ông Kim Se Hwam và bà Jo Won Hui hiện đều ở độ tuổi 70 cũng xúc động đến trào nước mắt.
Cụ bà Jo Won Hui chia sẻ : "Trái tim tôi đau lắm. Con gái tôi dặn dò chúng tôi phải giữ sức khỏe và sống vui vẻ. Nhưng tôi mong con trở về đây ôm tôi và để tôi được ôm nó. Sẽ ra sao nếu khi nó trở về tôi đã qua đời rồi?".
Khi được hỏi về thông tin chính phủ Triều Tiên sẽ trừng phạt người thân của những người đào thoát khỏi đất nước, cụ ông Kim Se Hwam phủ nhận và nói rằng, đó chỉ là "tin bịa đặt, tuyên truyền".
"Chính phủ không trừng phạt hoặc đối xử với chúng tôi một cách phân biệt đối xử. Chính phủ luôn cố gắng giúp đỡ chúng tôi càng nhiều càng tốt", cụ ông khẳng định.
Theo Danviet
Ban nhạc nữ xinh đẹp do Kim Jong-un tinh tuyển sắp "đổ bộ" HQ Sự xuất hiện của ban nhạc Triều Tiên tại Hàn Quốc có thể thu hút rất nhiều sự chú ý quốc tế. Ban nhạc nữ Moranbong biểu diễn tại Bình Nhưỡng Một cuộc đàm phán vừa được tổ chức về việc ban nhạc nữ Triều Tiên đến biểu diễn tại Thế vận hội mùa đông Pyeongchang ở Hàn Quốc. Tuần trước, Triều Tiên...