Những phận đời bắt rắn mưu sinh
Giữa vùng rừng núi mênh mông không chỉ có mối nguy từ những loài rắn độc, mà còn vô vàn những loài thú khác nhưng họ chấp nhận những hiểm nguy.
Thành quả một đêm săn rắn
Cuộc hành trình mạo hiểm
Chiều mùa mưa trên núi rừng Tây nguyên, tôi theo chân một nhóm thanh niên làng De Gir (xã Đắc Sơ Mei, Đắc Đoa, Gia Lai) dưới chân đỉnh Kon Ka Kinh hùng vĩ. Thời điểm này ở Tây nguyên, nhiều người dân không chỉ ở làng De Gir và các làng khác lân cận như ở Hải Yang, làng Bong Yot và nhiều làng khác lân cận khu vực vườn quốc gia Kon Ka Kinh cũng kéo nhau vào rừng bắt rắn.
Trong làng Dê Gir này, Đinh Văn Sân (39 tuổi, người Ba Na) là người được dân làng kính nể về khả năng săn bắt rắn với hơn 10 năm kinh nghiệm. Kể từ ngày còn là cậu bé choai choai theo cha vào rừng, Sân đã chứng tỏ mình là một tay bắt rắn thiện nghệ.
Buổi tối trước khi vào rừng, bên nhà sàn đỏ lửa, đưa tôi ly rượu rắn ngâm hơn 1 năm được anh rất quý, anh Sân nói: “Uống vài ly cho đỡ lạnh! Thời tiết miền núi khắc nghiệt lắm”. Rồi anh tất tả chuẩn bị cho đêm bắt rắn. Đồ nghề là một cây sào bằng tre có một thân sắt được uốn cong thành hình lưỡi câu buộc chặt trên đọt sào và một bộ đèn pin rọi sáng, dao quắm, lưới, bao tải, dây thừng. Vậy là đủ hành trang cho một chuyến bắt rắn đêm. Trời ngớt mưa, tôi cùng anh Sân và một vài người nữa rời khỏi nhà bắt đầu một cuộc hành trình nhọc nhằn tìm rắn mưu sinh.
Cuộc hành trình phải lội bộ qua những vùng cây cối rậm rạp đầy gai góc, cỏ mọc um tùm cao tới bắp chân. Bóng đêm bao trùm cả một không gian rộng lớn. Ánh sáng của đèn pin le lói chiếu rọi một khoảng không gian nhỏ hẹp.
Khi vào đến khu vực bắt rắn, anh Sân dùng đèn pin rọi vào những khu vực có bụi cây rậm rạp. “Ban đêm rắn hay tìm đến những bờ rào rậm để ngủ. Chiếu đèn pin thấy có ánh sáng trắng đích thực là rắn nó đang ngủ say trên cây. Không có gì phải sợ, nếu gặp nó bắt dễ thôi”, anh Sân trấn an tôi. Bỗng mấy người đi cùng chúng tôi kêu lên nho nhỏ. Đưa mắt nhìn theo hướng đèn pin của mọi người, tôi nhìn thấy rất rõ một con rắn to hơn ngón chân cái, màu đen bóng đang khoanh tròn trong bụi cây.
Những người thợ săn rắn đêm.
Sợ hãi, tôi vội lùi ra xa hơn 3m để đảm bảo khoảng cách an toàn. Anh Sân cười khúc khích bảo loài rắn này có cắn thì cùng lắm là chảy máu thôi chứ không độc như những loài rắn hổ, rắn lục. Anh Sân đi một vòng quanh bụi cây quan sát địa thế, rồi từ từ lấy cây sào bắt rắn đang cầm trên tay đưa thẳng về hướng con rắn đang nằm. Một hành động nhanh như chớp. Anh Sân giật mạnh móc sắt tung ra hướng mình. Con rắn bị móc sắt kéo văng ra ngay vị trí anh đứng. Anh vội đưa tay chụp lấy giữa thân con rắn một cách gọn lỏn khi nó chưa kịp chạm xuống đất. Tay phải cầm rắn quây tròn nhiều vòng rồi đưa tay trái vuốt từ dưới đuôi con rắn lên ngay vị trí cổ của rắn rồi nắm chặt.
Cuộc hành trình tìm rắn trong đêm vẫn tiếp tục. Thêm một con rắn nữa được phát hiện. Lúc này, rắn nằm ở độ cao thấp hơn thân người nên trong chớp mắt anh Sân choàng tay ra túm lấy ngay con rắn bỏ vào bao mà không cần đến dụng cụ hỗ trợ.
Video đang HOT
Mấy anh em đi trong đêm hôm ấy cho biết muốn bắt rắn bò trong rừng hay lùm cây thì khi nắm được đuôi, đừng ghì chặt mà phải nương tay để rắn từ từ bò tới. Nếu giữ chặt một chỗ thì con nào cũng quay đầu lại cắn tự vệ. Gặp rắn hổ chúa phải dùng cây có nạng chống giữ đầu rắn ở dưới đất.
Người đi bắt rắn thường dùng cái mũ làm bao tay mới dám bóp đầu rắn bỏ vào bao. Đối với rắn hổ chúa chỉ cần xước nhẹ vào răng nó là đủ chết, chưa nói đến chuyện bị nó cắn. Biết là nó độc, vậy mà nhiều người ham tiền vẫn lao vào, dẫn đến hậu quả khó lường. Anh Sân cho biết muốn bắt rắn phải “canh” thời tiết. Mùa mưa như thế này, sau 2 – 3 ngày mưa dầm, cũng là lúc rắn ra ngoài, đi bắt nhất định trúng. Mùa mưa, sau khi dứt mưa trời hửng nắng, đi bắt rắn thì nhìn lên đọt cây vì rắn nằm trên đó phơi da. Còn mùa nắng thì lùng sục trong các gốc cây, hang đá, bụi rậm, rắn đi ăn mồi hoặc trú ẩn ở đó.
Thợ săn rắn chỉ có đôi bàn tay để mưu sinh.
Đang đi, anh Sân bỗng giữ lấy vai tôi rồi ra hiệu cho tôi đi nhẹ, rồi anh soi đèn pin xuống chân tôi, một chú rắn lục nhỏ gần bằng ngón tay út đang từ từ quấn lấy ngang chân. Chân tôi như tê cứng khi anh Sân từ từ đưa cây sào lên rồi lập tức giật mạnh. Con rắn rơi xuống đất một cái bịch. Nó ngóc đầu lên, phùng mang trợn mắt nhìn chúng tôi rồi lập tức trườn mình chạy.
Anh nhanh chóng thả cây sào lao tới chụp giữa thân, con rắn quay đầu lại cắn, phập. Nhanh như cắt, tay trái của anh bóp được đầu con rắn, và chỉ một động tác đơn giản, con rắn đã nằm gọn trong một chiếc bao riêng dành cho các chú rắn độc. “Đi rừng đêm đặc biệt phải quan sát dưới chân, nhất là qua những lối có cây xanh phủ ra ngoài vì khi có mưa, loài rắn lục thường nằm ngay bên rìa cành cây nhỏ để bắt mồi. Không cẩn thận và phát hiện nó kịp thời thì sẽ bị nó cắn ngay. Có người bị nó cắn chết rồi đó”. Anh sân nhắc và tôi lạnh cứng người.
Gần 2 giờ sáng, chúng tôi vẫn còn ở trong rừng sâu. Hai chân tôi mỏi nhừ sau nhiều giờ lội bộ hàng chục cây số đường rừng, trong khi anh Sân và những người khác còn tỏ ra khá sung sức. Trời bỗng chốc đổ mưa. Chúng tôi khoác áo mưa về làng khi trong bao tải đã rủng rỉnh một số rắn.
Đánh đổi mạng sống với nghề
Bắt rắn, một công việc vô cùng nguy hiểm, song vẫn có người chọn làm kế mưu sinh. Phải lội suối, đạp gai, luồn vào bao nhiêu bụi rậm mới bắt được rắn.
Rắn đã trở thành “đặc sản” nên giá ngày càng cao, bị con người truy lùng ráo riết. Hiện nay, một kg rắn hổ chúa giá 780.000 đồng, dưới 8 lạng mua theo giá hổ trâu 260.000 đồng/kg, còn rắn lãi 80.000đồng/kg.
Rắn bị lùng ráo riết, chưa kịp lớn thì đã bị bắt và trở thành đặc sản. Thế là chuột tha hồ sinh sôi, cắn phá hoa màu. Nhiều người đổ công sức tiền của đầu tư trồng trọt, bị chuột cắn phá, đến mùa thu hoạch trắng tay…
Về đến căn nhà nhỏ nằm khuất sâu trong xóm núi, anh Sân trút bỏ đồ nghề, mở bao rắn rồi thò tay vào bao nắm cả đống rắn lôi ra ngoài đếm. Điều lạ là chẳng có con rắn nào cắn anh. Đêm ấy, anh Sân và mấy người khác đã bắt được gần 3kg rắn các loại. Ánh mắt anh sáng ngời, anh Sân cho biết chừng này cũng được gần 700 ngàn, chia đều cho mỗi người thì cũng được chừng hơn 100 ngàn.
Đêm núi rừng Tây nguyên huyền diệu. Ai nấy chếnh choáng trong hơi men của rượu rừng và khí núi. “Hôm nay may đó chú à, còn có cái mà nhậu, có hôm không có gì, mà đa phần là về không!”, anh Sân cho biết. Theo lời anh Sân kể, trong làng cũng có nhiều người bị rắn cắn mà tử vong hay mang tật suốt đời. Như anh Đinh Văn Neo ở cùng làng, trong khi bắt rắn, sơ ý bị rắn hổ phù cắn vào chân bên phải.
Nhập viện, anh bị cưa chân sát háng. Xuất viện về nhà anh bị tâm thần từ đó đến giờ. Còn một người nữa cũng ở xã Đắc Sơ Mei này bắt rắn hổ phù bỏ vào bao tải chở đi bán, anh ngồi ở sau cầm. Rắn cắn xuyên qua lớp vải trúng tay, anh được chở thẳng vào bệnh viện, bàn tay còn quẹo đến bây giờ. Nhiều trường hợp đi săn rắn bị rắn cắn phải bỏ mạng, leo rừng leo dốc ngã gãy chân, gãy tay. Nhưng ở cái nơi ít đất nhiều đá này, bà con không biết làm nghề gì ngoài vào rừng.
Người dân ở đây chỉ đi bắt rắn bằng tay không, thấy rắn là lao vào, tóm nó bằng bàn tay của mình, bàn tay không đeo găng, cũng không có bất cứ thứ gì để bảo vệ. Họ cũng không mang theo thuốc chữa rắn cắn, thứ thiết yếu nhất mà lẽ ra bất cứ người hành nghề bắt rắn nào cũng luôn phải mang bên mình. Vũ khí duy nhất họ mang theo là một con dao. Biết bắt rắn là nghề nguy hiểm, nhưng họ phải làm để mưu sinh.
Theo Xahoi
Đối mặt với ung thư chỉ bằng... thiền định và niềm tin (Kỳ 3): Câu chuyện kinh ngạc của sư thầy Pháp Đăng
Chánh niệm mạnh ví như ánh sáng của mặt trời. Tâm bạn có thể ví như căn phòng tối, có chánh niệm tâm bạn sẽ sáng lên.
Rất nhiều tăng ni, phật tử khỏi bệnh nhờ thiền (Ảnh minh họa)
Sau khi chúng tôi đăng loạt bài về phương thuốc thần kỳ đối mặt với ung thư chỉ bằng thiền định, chúng tôi đã nhận được rất nhiều thư và yêu cầu của độc giả cả nước muốn tìm hiểu thêm về phương pháp thiền định và chánh niệm. Chúng tôi đã có cuộc nói chuyện với sư thầy Chân Pháp Đăng đã tu tập để vượt qua được căn bệnh ung thư đại tràng.
Thưa thầy buổi giao lưu của thầy với các giáo sư Trường đại học Harvard có hơn 1200 quan khách trong hội trường, trong đó có rất nhiều giáo sư y khoa, bác sĩ hàng đầu nước Mỹ. Họ đã vô cùng kinh ngạc câu chuyện chiến thắng bệnh tật của thầy. Kết thúc buổi nói chuyện nhiều người đã xin gặp thầy và họ nói gì với thầy?
Họ bày tỏ sự ngạc nhiên vì phương pháp điều trị ung thư duy nhất của Mỹ và trên thế giới là hoa trị, xạ trị. Giáo sư Jon Kabat - Zinn, một trong những giáo sư y học hàng đầu nước Mỹ cũng nói với tôi, ông vô cùng bất ngờ và thích thú khi biết tôi thoát khỏi bàn tay sắc lạnh của tử thần chỉ bằng chánh niệm.
Trong suốt thời gian đi theo thiền sư Thích Nhất Hạnh và tăng đoàn làng Mai qua nhiều bang, nhiều thành phố ở Mỹ để tổ chức những khóa tu và thuyết pháp. Thầy đã gặp nhiều tăng ni phật tử và giúp họ vượt qua những căn bệnh hiểm nghèo chỉ bằng thiền, trong đó có bệnh ung thư gan, ung thư phổi... Điều đó chứng tỏ công dụng trị liệu bệnh ung thư của pháp môn làng Mai là có thật. Xin thầy chia sẻ thêm về phương pháp trị liệu đặc biệt này?
Trước khi chia sẻ thêm về phương pháp tôi xin nói thêm về chánh niệm. Bởi với tôi chánh niệm là thần dược. Chánh niệm là năng lực nhạy cảm, sức sống mãnh liệt có khả năng tiếp nhận được nhiều nguồn năng lượng tươi mát, làm mạnh để nuôi dưỡng thân tâm, trị liệu bệnh tật cho nên chánh niệm chính là nền tảng của mọi phương pháp trị liệu, cũng giống như thuốc trụ sinh có công năng trị được nhiều bệnh.
Xin thầy cắt nghĩa rõ hơn về thuật "chánh niệm"?
Đạo Bụt gọi chánh niệm và tỉnh thức. Tỉnh thức là biết, là ý thức và cảm nhận... đưa tâm trở về lại với thân trong trại thái hợp nhất.
Chánh niệm là ánh sáng chiếu lên mọi hiện tượng trong sự sống, giống như ánh sáng mặt trời chiếu lên mọi loài, cây cỏ hoa lá. Bệnh ơi chào em, đau nhức ơi chào em... Bạn dùng ánh sáng đó vỗ về, ôm ấp, chấp nhận cơn bệnh.
Vậy làm thế nào để có được năng lực chánh niệm, thưa thầy?
Bạn có thể sử dụng hơi thở, bước chân hay nụ cườ để làm phát khởi năng lượng chánh niệm. Tuy nhiên chánh niệm được tạo ra không những trong thời gian thực tập thiền ngồi, thiền đi, mà còn được chế tác trong bất cứ sinh hoạt nào của đời sống hàng ngày như: tưới rau, rửa bát, nấu cơm... bạn biết là bạn đang có chánh niệm trong tâm bạn. Bước đi bạn ý thức được bước chân... Chánh niệm ví như ánh sáng lờ mờ của ngọn đèn. Chánh niệm mạnh ví như ánh sáng của mặt trời. Tâm bạn có thể ví như căn phòng tối, có chánh niệm tâm bạn sẽ sáng lên.
Chánh niệm giống như ngọn lửa hồng rực sáng có thể đốt cháy mọi tâm hành như buồn, giận, lo sợ, tuyệt vọng...
Thầy Pháp Đăng
Xin thầy nói rõ hơn về vấn đề bạn đọc hiện đang rất quan tâm, đó là làm sao để dùng chánh niệm trong điều trị bệnh tật?
Bệnh tật là em bé đang khóc, và cơn đau là tiếng khóc lạ. Khi cơn đau phát khởi bạn không nên phản ứng bằng lo sợ, la hét hoặc đi bác sĩ mà bạn nên trở ngay về với ý thức, chế tác năng lượng tỉnh thức, sáng suốt để ôm lấy cơn đau. Niềm đau ấy chỉ là nỗi đau thân xác, và nó muốn báo động cho bạn biết chuyện gì đang xảy ra trong cơ thể bạn. Bạn dùng hai cánh tay ôm lấy cơ thể, đầu hơi cúi xuống như hình ảnh người mẹ ôm lấy con để ôm ấp cơn đau, tật bệnh đang ở trong cơ thể. Hãy thực tập thở trong tư thế này nhiều lần. Bạn hình dung cơn đau là em bé và cái tâm sáng suốt, tỉnh thức bà mẹ. Mẹ ôm lấy em bé trong vòng tay yêu thương. Từ từ hai nguồn năng lượng ấy sẽ hòa tan và nhau để trị bệnh. Bạn thở, mỉm cười và gọi tên căn bệnh và bạn sẽ cảm thấy yên ổn. Thế nào cơn đau, bệnh tật ấy cũng từ từ vơi nhẹ mà thôi. Hãy dùng tình thương của người mẹ ôm ấp con như lúc đau bạn ôm ấp lấy bệnh tật, hãy dùng năng lượng lành mạnh của người mẹ để trị liệu cho em bé.
Những điều thầy vừa nói là thân bệnh. Vậy đối với những trường hợp tâm bệnh, có thể dùng chánh niệm điều trị được không?
Cơn giận hờn cũng làm em bé bị thương khác đang khóc, bởi giận hờn, lo lắng, tuyệt vọng... đều là tâm bệnh. Thông thường tâm bệnh nặng nề khó điều trị. Bạn phải có thời gian tiếp xúc với em bé ấy trong bạn, giúp bạn chữa lành vết thương ấy. Sử dụng năng lượng chánh niệm để có mặt với em bé, ôm lấy em bé, nói chuyện và an ủi... bạn cũng tapạ quán tưởng bố mẹ cũng là em bé năm tuổi hay ba tuổi, rất mong manh, dễ bị thương tích như hồi bạn còn nhhỏ. Bạn thấy được bố mẹ cũng có thể đã là nạn nhân của sự lạm dụng, hành hạ, đánh đập từ hồi còn ấu thơ thì chất liệu hiểu và thương trào ra trong trái tim bạn. Từ đó những vết thương xưa bắt đầu có cơ hội được chữa trị.
Nhưng đối với những người không tu tập, việc dùng năng lượng chánh niệm để trị liệu những vết đau, nhất là những vết đau tâm hồn có khó khăn không?
Người không tu học thì hay tìm cách đè nén, trốn chạy hoặc khỏa lấp niềm đau bằng cách tiêu thụ như ăn nhậu, xem ti vi, lên mạng... đè nén và khỏa lấp như thế, nỗi khổ và buồn đau không có cơ hội được trị liệu. Ai cũng muốn trốn chạy nỗi khổ vì họ sỡ sẽ bị chìm vào nỗi đau ấy.
Nuôi dưỡng và duy trì chánh niệm sẽ làm phát sinh ra năng lượng tập trung của tâm lý vào một đối tượng nào đó gọi là chánh định. Vì thế, chánh định còn có tên gọi là "tâm nhất cảnh", nghĩa là tâm ở trên một đối tượng. Chánh định như ngọn lửa có thể đốt cháy mọi tâm tư, ý nghĩ, tình cảm không lợi ích của bạn. Cùng với chánh định, chánh niệm giúp bạn nhìn sâu vào bản chất của niềm đau chuyển hóa tận gốc. Năng lượng chánh định nếu đủ hùng hậu sẽ giúp bạn khám phá được sự thật của niềm đau, tật bệnh ấy gọi là trí tuệ. Niệm, định và tuệ là ba nguồn năng lượng, ba loại ánh sáng được chế tác trong khi thực tập.
Theo Xahoi
Những phụ nữ kiếm tiền "lì" nhất miền Tây Rất nhiều phụ nữ vùng sông nước miền Tây đã chọn những công việc hết sức mạo hiểm để kiếm tiền, như nuôi rắn độc, "săn" tắc kè, bù cạp, chuột... Dù biết việc mình làm chỉ cần sơ xuất nhỏ có thể mất mạng như chơi, nhưng những phụ nữ chân yếu tay mềm này lại không chút sợ sệt. "Mùa nào...