Những phán đoán ban đầu về mỏ neo gỗ khổng lồ dưới đáy biển
Chiếc mỏ neo bằng gỗ dài 8,1m mà anh Nguyễn Văn Chinh (Thuận An, Phú Vang, TT-Huế) vừa mua lại từ một lão ngư có nhiều điểm rất độc đáo, cần được cơ quan chuyên môn vào cuộc xác minh lai lịch, niên đại.
Mỏ neo gỗ khổng lồ có thể thuộc tàu biển xưa cỡ lớn
Theo nhà nghiên cứu chuyên về cổ vật dưới nước tại Huế là ông Hồ Tấn Phan, khi xét đến mỏ neo bằng gỗ khổng lồ, điều quan tâm nhất là tầm vóc của nó. Với kích thước lớn dài hơn 8 mét, khả năng mỏ neo này thuộc tàu đi đường biển Bắc – Nam của Việt Nam vào thời kỳ chúa Nguyễn và vua Nguyễn. Có thể nghĩ đến là một tàu buồm cỡ lớn của cơ quan nhà nước.
Chiếc mỏ neo dài 8,1 mét
Đây là loại neo có 2 ngạnh.
Tiếp đến, xét về phần gỗ của neo vẫn còn tương đối và phần sắt bọc ở đầu mỏ neo không bị phong hóa quá nhiều, dự đoán nhiều khả năng là thời vua Nguyễn thế kỷ 19.
Vì mỏ neo nằm ngay ở đập Hòa Duân hiện nay – xưa kia là cửa Thuận An cũ, nơi giao thương tàu bè đến kinh đô Huế nên xu hướng đây là 1 tàu có ra vào cửa biển Thuận An chứ không phải tàu đi ngang qua.
Do chưa thể xác định kỹ, nhất là với một bộ phận nhỏ như neo thì khó có thể xác định neo gỗ này thuộc tàu buôn hay tàu chiến. Nhưng hồi đó, tàu phải có cỡ lớn thì mới có neo lớn như chiếc mỏ neo gỗ vừa phát hiện. Nhà nghiên cứu cho biết, khi việc chế tác neo bằng thép, sắt chưa phổ biến, neo bằng gỗ được sử dụng rất nhiều.
“Với 1 cái neo lớn như vậy, theo kinh nghiệm cá nhân của tôi chưa từng thấy. Nếu nói về tàu, thuyền, kỹ thuật đóng tàu dưới thời vua chúa Nguyễn thì có; hay nếu bản vẽ, hình chụp thì cũng chụp tàu thuyền chứ vẽ hay chụp lại cái neo thì ít. Trong sách vở của tôi về tàu thuyền từ xưa cũng ít, mà trong thư tịch còn lại cũng không nhiều. Ngay ở Huế cũng có ít người chuyên nghiên cứu về tàu thuyền cổ.
Đầu ngạnh neo bọc sắt
Chưa xác định được loại gỗ làm neo.
Ở các bảo tàng của Huế chưa có cái neo nào như thế này. Bảo tàng trên cả nước với một cái neo gỗ lớn như vậy cũng rất ít. Tuy nhiên, cần phải khảo sát kỹ để biết chính xác nguồn gốc, niên đại, chất liệu của neo gỗ khổng lồ này” – ông Phan đề xuất.
Video đang HOT
Dài nhất trong số các mỏ neo tìm thấy tại Việt Nam
Anh Nguyễn Hữu Hoàng, nhà chơi đồ cổ tại Huế nhận xét: “Tôi cũng đã từng thấy cổ vật mỏ neo bằng gỗ từ một số anh em chơi đồ cổ ở trong miền Nam. Các mỏ neo thu mua được từ dân chài lưới trên sông Đồng Nai có xuất xứ từ các thuyền buôn nhà Thanh, thời chúa Nguyễn nhưng cũng chỉ dài 3-4 mét chứ không được hơn 8 mét như mỏ neo ở Huế này. Đây là một hiện tượng đặc biệt cần đáng quan tâm”.
Theo TS. Phan Thanh Hải, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn di tích cố đô Huế, nếu thời gian tới, xác định mỏ neo này thuộc triều Nguyễn thì rất đáng quý, cần phải được lưu giữ. Hiện ở các bảo tàng tại Huế chưa có mỏ neo nào như vậy.
Ông Nguyễn Lưu (cha anh Nguyễn Văn Chinh – người mua neo gỗ khổng lồ) với kinh nghiệm làm nghề biển lâu năm, cho rằng neo gỗ được làm bằng loại gỗ còn tốt và cứng hơn gỗ lim. Phần mỏ neo có 2 ngạnh không được lấy dây thừng buộc, có thể được nối bằng chốt lọng ở trong và được bịt sắt ngoài nên cực kỳ cứng.
Sách sử ghi chép lại rằng, cửa Hòa Duân (xưa kia là cửa Thuận An) vốn là nơi tàu bè của vua chúa Nguyễn tại Huế giao thương đi vào ra hàng trăm năm trước. Có khả năng một tàu lớn bị đắm hay đứt neo ngay tại cửa biển rồi mỏ neo bằng gỗ nằm ở đó cho đến ngày nay.
Được biết cách đây 15 năm, có ông Quách Văn Địch ở Hà Nội đã mua 2 mỏ neo dài hơn 6 mét bằng gỗ với giá 11 cây vàng. Sau đó, các chuyên gia đã xác định niên đại một neo gỗ một ngạnh có từ thế kỷ 13, chiếc neo 2 ngạnh thuộc thế kỷ 15.
Chiếc mỏ neo khổng lồ vừa được tìm thấy có thể coi là mỏ neo lớn nhất từ trước đến nay, rất xứng đang được quan tâm nghiên cứu.
Lỗ trên thân neo được xác định là chỗ để giằng dây.
Đại Dương
Theo Dantri
Phát hiện mỏ neo khổng lồ bằng gỗ dưới đáy biển
Một mỏ neo cực lớn làm bằng gỗ nguyên khối có bọc sắt ở đầu vừa được ngư dân phát hiện ở cửa biển Thuận An cũ (huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên - Huế).
Hơn 1 tuần trước, ngư dân Nguyễn Hảo (43 tuổi, trú thị trấn Thuận An) trong lúc lặn bắt cá ở khu vực biển Hòa Duân (là cửa biển Thuận An xưa) đã phát hiện một mỏ neo lớn bằng gỗ. Sau khi biết tin, anh Nguyễn Văn Chinh (30 tuổi, cùng trú thị trấn Thuận An) đã mua lại mỏ neo với giá 3 chỉ vàng và 2 thùng bia (khoảng hơn 10 triệu đồng) rồi đem về để trong sân vườn.
Mỏ neo khổng lồ bằng gỗ
Qua đo đạc ban đầu, mỏ neo có chiều dài 8,1m, dày 30cm, mỏ neo được bọc sắt ở phần đầu, 2 ngạnh neo có sắt bọc 2 lớp. Gỗ của mỏ neo này rất tốt, cứng và dường như không bị tác động bởi nước biển. Riêng phần sắt bọc đã bị oxy hóa phần lớn.
Ông Nguyễn Lưu, cha anh Chinh kể: "Mỏ neo được vận chuyển bằng thuyền từ khu vực biển Hòa Duân về đến sân sau nhà tui. Nó nặng lắm, phải buộc với các phi nhựa cứng rỗng ở dưới để cho nổi lên mới kéo được trên nước. Khi đưa lên đất liền, phải 8 thanh niên dùng đòn bẩy mới được".
Phần đầu mỏ neo
Theo ông Lưu, kinh nghiệm đi biển lâu năm cho thấy, mỏ neo này là mỏ neo cổ, tương ứng với thuyền cực kỳ lớn. Để thả neo này xuống biển phải cần khoảng 20 người.
Sau khi mua mỏ neo về, anh Chinh đã báo tin cho Trung tâm Bảo tồn Di tích cố đô Huế vì nghĩ rằng đây là một cổ vật quý của triều Nguyễn cần được lưu giữ.
Trao đổi với PV Dân trí, TS. Phan Thanh Hải, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích cố đô Huế cho hay, Trung tâm đang cử cán bộ của Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế (đơn vị trực thuộc Trung tâm) về xác minh lai lịch, nguồn gốc, niên đại của mỏ neo nói trên.
"Thời xưa, khi kỹ thuật chế tác mỏ neo bằng sắt chưa có thì các mỏ neo bằng gỗ rất thịnh hành. Nếu mỏ neo thuộc triều Nguyễn thì rất đáng quý, cần phải được lưu giữ. Hiện tại ở trong bảo tàng của chúng tôi và cả Thừa Thiên Huế chưa có một mỏ neo bằng gỗ nào như vậy nên rất đáng lưu ý" - TS. Hải trao đổi.
Mỏ neo có chiều dài đến 8,1 mét
Bề dày 30 cm với các thớ gỗ chắc chắn không bị bào mòn nhiều bởi nước biển
Ông Cao Huy Hùng, Giám đốc Bảo tàng Lịch sử và Cách mạng tỉnh Thừa Thiên - Huế, sáng nay cho biết ông chưa nhận thông tin gì về mỏ neo khổng lồ nói trên, nhưng ông Hùng rất quan tâm vì bảo tàng của ông chưa có mỏ neo nào tương tự như vậy. Ông Hùng cho biết sẽ liên lạc với cán bộ phụ trách văn hóa ở Thuận An để phối hợp làm việc, bảo vệ mỏ neo.
Còn theo nhà nghiên cứu về đồ cổ Huế - Hồ Tấn Phan, dựa trên hình dáng của mỏ neo, có khả năng mỏ neo này của một tàu lớn thời chúa Nguyễn đến vua Nguyễn (thế kỷ 18-19) khi ra vào cửa biển Thuận An, bị đắm tàu hay đứt mỏ neo bất ngờ.
Ông Phan cho biết thêm, ông chưa từng thấy mỏ neo bằng gỗ nào kích thước lớn đến vậy - cả trong sách cổ, thư tịch lẫn kinh nghiệm trong nghề.
Đại Dương
Một mỏ neo cực lớn làm bằng gỗ nguyên khối có bọc sắt ở đầu vừa được ngư dân phát hiện ở cửa biển Thuận An cũ (huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên - Huế).
Hơn 1 tuần trước, ngư dân Nguyễn Hảo (43 tuổi, trú thị trấn Thuận An) trong lúc lặn bắt cá ở khu vực biển Hòa Duân (là cửa biển Thuận An xưa) đã phát hiện một mỏ neo lớn bằng gỗ. Sau khi biết tin, anh Nguyễn Văn Chinh (30 tuổi, cùng trú thị trấn Thuận An) đã mua lại mỏ neo với giá 3 chỉ vàng và 2 thùng bia (khoảng hơn 10 triệu đồng) rồi đem về để trong sân vườn.
Mỏ neo khổng lồ bằng gỗ
Qua đo đạc ban đầu, mỏ neo có chiều dài 8,1m, dày 30cm, mỏ neo được bọc sắt ở phần đầu, 2 ngạnh neo có sắt bọc 2 lớp. Gỗ của mỏ neo này rất tốt, cứng và dường như không bị tác động bởi nước biển. Riêng phần sắt bọc đã bị oxy hóa phần lớn.
Ông Nguyễn Lưu, cha anh Chinh kể: "Mỏ neo được vận chuyển bằng thuyền từ khu vực biển Hòa Duân về đến sân sau nhà tui. Nó nặng lắm, phải buộc với các phi nhựa cứng rỗng ở dưới để cho nổi lên mới kéo được trên nước. Khi đưa lên đất liền, phải 8 thanh niên dùng đòn bẩy mới được".
Phần đầu mỏ neo
Theo ông Lưu, kinh nghiệm đi biển lâu năm cho thấy, mỏ neo này là mỏ neo cổ, tương ứng với thuyền cực kỳ lớn. Để thả neo này xuống biển phải cần khoảng 20 người.
Sau khi mua mỏ neo về, anh Chinh đã báo tin cho Trung tâm Bảo tồn Di tích cố đô Huế vì nghĩ rằng đây là một cổ vật quý của triều Nguyễn cần được lưu giữ.
Trao đổi với PV Dân trí, TS. Phan Thanh Hải, Giám đốc Trung tâm Bảo tồn Di tích cố đô Huế cho hay, Trung tâm đang cử cán bộ của Bảo tàng Cổ vật Cung đình Huế (đơn vị trực thuộc Trung tâm) về xác minh lai lịch, nguồn gốc, niên đại của mỏ neo nói trên.
"Thời xưa, khi kỹ thuật chế tác mỏ neo bằng sắt chưa có thì các mỏ neo bằng gỗ rất thịnh hành. Nếu mỏ neo thuộc triều Nguyễn thì rất đáng quý, cần phải được lưu giữ. Hiện tại ở trong bảo tàng của chúng tôi và cả Thừa Thiên Huế chưa có một mỏ neo bằng gỗ nào như vậy nên rất đáng lưu ý" - TS. Hải trao đổi.
Mỏ neo có chiều dài đến 8,1 mét
Bề dày 30 cm với các thớ gỗ chắc chắn không bị bào mòn nhiều bởi nước biển
Ông Cao Huy Hùng, Giám đốc Bảo tàng Lịch sử và Cách mạng tỉnh Thừa Thiên - Huế, sáng nay cho biết ông chưa nhận thông tin gì về mỏ neo khổng lồ nói trên, nhưng ông Hùng rất quan tâm vì bảo tàng của ông chưa có mỏ neo nào tương tự như vậy. Ông Hùng cho biết sẽ liên lạc với cán bộ phụ trách văn hóa ở Thuận An để phối hợp làm việc, bảo vệ mỏ neo.
Còn theo nhà nghiên cứu về đồ cổ Huế - Hồ Tấn Phan, dựa trên hình dáng của mỏ neo, có khả năng mỏ neo này của một tàu lớn thời chúa Nguyễn đến vua Nguyễn (thế kỷ 18-19) khi ra vào cửa biển Thuận An, bị đắm tàu hay đứt mỏ neo bất ngờ.
Ông Phan cho biết thêm, ông chưa từng thấy mỏ neo bằng gỗ nào kích thước lớn đến vậy - cả trong sách cổ, thư tịch lẫn kinh nghiệm trong nghề.
Đại Dương
Theo Dantri
Cụ già nhặt ve chai chết đuối trên sông Một cụ già làm nghề nhặt ve chai đã bị chết đuối thương tâm tại khu vực sông Nong thuộc xã Lộc Bổn, huyện Phú Lộc, tỉnh TT-Huế. Vào khoảng 9h sáng 11/7, người dân ở gần sông Nong phát hiện một thi thể cụ già nổi trên sông. Sau khi công an và người dân vớt thi thể vào bờ, xác định...