Những phận “chuột chũi” lội cống giữa Sài thành
Nhiều người hành nghề nhặt rác dưới lòng cống đã tử vong vì mưa lớn.
Hiện nay, tại TP.HCM đang tồn tại một loại nghề nghe rất lạ tai: Nghề chuột chũi. Đây là những con người suốt ngày lủi thủi trong chiếc cống hôi tanh, bẩn thỉu để kiếm cơm qua ngày.
Ông Ba Lâm, 56 tuổi, quê An Giang, đang chui cống tìm phế liệu.
Tìm gặp ông Ba Lâm, 56 tuổi, quê An Giang, người chuyên chui cống nhặt phế liệu tại TP. HCM rất khó. Bởi vì từ sáng đến tôi, người đàn ông này thoát ẩn thoát hiện trong các hố cống. Sau 2 ngày quần thảo khu vực Q.Thủ Đức, chúng tôi bắt gặp ông đang ngồi thở dốc bên một miệng cống lộ thiên. Người lấm lem bùn đất, phả ra mùi hôi rất khó chịu, ông Lâm cho biết: “Tôi đã chui cống được 15 năm nay. Mỗi ngày thường chui vào 5 – 6 lòng cống để vớt các loại chai, lọ mang về bán cho đồng nát”. Được biết, dụng cụ duy nhất để những người làm nghề “chuột chũi” này sử dụng là một chiếc đèn mang pin buộc trên đầu. Đưa tay khoe bọc phế liệu vừa nhặt được, ông Lâm bảo, sau một giờ chui trong các đường cống, ông thu được hơn 11 kg phế liệu.
Dưới cái nắng gay gắt, chúng tôi tìm đến khu đô thị Thủ Thiêm, (Q.2, TP.HCM), nơi được dân chui cống mệnh danh là “thiên đường” của phế liệu. Bởi vì, ở khu vực này có hàng trăm miệng cống có thể chui vào. Gặp em Nguyễn Văn Tâm, 12 tuổi, đang hì hục bên miệng cống mãi không leo vào được. Tâm bảo, ống cống này bị vỡ nên không có đường để leo xuống. Được biết, cậu bé này đã theo nghề móc cống được hơn 1 năm. Mỗi ngày chui cống nhặt phế liệu, Tâm kiếm được từ 80 – 100 ngàn đồng.
Có thâm niên nhiều năm chui cống nhưng anh Nguyễn Văn Bắc, công nhân Công ty Môi trường đô thị TP.HCM không tìm chai, lọ, phế liệu mà làm công việc khai thông lòng cống bị tắc. Mỗi ngày, người công nhân này phải chui vào những khoảng hầm đen kịt, tối om với đủ thứ mùi hôi thối. Bật đèn pin trên đầu, anh Bắc chui vào lòng cống để đưa bùn đất, rác bị ứ đọng do cơn mưa lớn gây ra. Anh Bắc cho biết, cái đặc trưng trong nghề của anh là làm việc, ăn uống, nghỉ ngơi đều gắn với những lòng cống.
Nhiều khi, những người mưu sinh dưới cống cũng cảm thấy rùng mình khi gặp phải những tình huống oái oăm. Lật giở những ký ức về xác chết lòng cống, ông Ba Lâm cho biết: “Có một lần, đi sâu vào cống được vài chục mét thì thấy một bao tải được cột kỹ càng. Tôi rất vui mừng vì nghĩ có thể kiếm chác được nhiều thứ từ bao tải đó. Tuy nhiên, lúc tôi mở ra thì phát hiện một xác người đang trong quá trình phân hủy. Tôi như rụng rời chân tay không thể cất bước leo lên trên bờ. May nhờ đứa cháu dìu lên mặt đất mới có thể đến công an phường để trình báo sự việc”.
Video đang HOT
Anh Bắc, công nhân Công ty Môi trường đô thị TP.HCM
Hay trường hợp của anh Bắc, nhiều lần tham gia vớt xác người dưới lòng cống tại TP.HCM nhưng có lẽ anh không thể quên được xác một cháu bé 3 tuổi bị chết đuối dưới lòng cống. Anh Bắc cho biết: “Trong một lần đi vớt rác sau trân mưa lớn, có nhiều người dân quanh khu vực nhờ tôi đi vào các lòng cống tìm cháu bé. Dò tìm từng mét một, tôi mới phát hiện xác cháu mắc trong một khe nứt của lòng cống. Gần một tiếng hồ đồng dò đường đi, tôi mới có thể đưa xác nạn nhân lên bờ cho gia đình “.
Chứng kiến những công nhân môi trường và người vớt rác ngập ngụa trong lòng cống hôi thối, quần áo ướt sũng khiến chúng tôi không khỏi chạnh lòng. Vừa lên đến mặt đường, tất cả chạy ào lại thùng nước đặt bên đường tranh nhau múc nước dội vào người. Nhìn những hình ảnh này mới thấy được cái khổ cực của nghề đặc biệt nhất Sài thành. Với nguy cơ bệnh tật thường trực, nhiều người sống bằng nghề “chuột chũi” đang phải đối diện với những cái chết vô hình.
Bỏ mạng dưới cống vì mưa lớn Trao đổi với PV Người đưa tin, anh Phạm Minh Hải, 42 tuổi, làm nghề chui cống ở các quận trung tâm TP.HCM cho biết, hai người thân của anh làm nghề nhặt rác dưới cống đã bỏ mạng vì những cơn mưa lớn bất ngờ tại TP.HCM. Do miệng cống nhỏ cộng với trời mưa to, liên hồi nên nước đã cuốn trôi họ vào lòng cống. Chính anh Hải từng nhiều lần suýt chết vì nguyên nhân tương tự. Người đàn ông này cho biết, nhiều người cũng muốn lên bờ để thấy ánh sáng nhưng họ không bằng cấp nên cuộc đời có lẽ phải gắn chặt với nghề “chuột chũi”.
Theo NDT
Cám cảnh cậu bé câm nhặt rác mưu sinh
Đã nhiều tháng nay, người dân xã Đại Yên, huyện Chương Mỹ, TP. Hà Nội chẳng lạ gì với hai mẹ con chị Đỗ Thị Thu. Hàng ngày hai con người, hai số phận ấy vẫn lận đận nhặt rác mưu sinh. Càng đặc biệt hơn, cậu bé đã 9 tuổi mà không biết nói, không mảnh vải che thân, bất kể trời nắng, mưa hay mùa đông giá rét vẫn lặn lội nhặt rác cùng mẹ kiếm sống...
Khốn khổ mối tình con
Nhiều tháng nay, người dân xung quanh khu vực bãi rác không lạ lẫm gì với hai mẹ con người đàn bà khắc khổ nhặt rác mưu sinh. Nói không lạ lẫm cho có vẻ thân quen, chứ tôi đoán chắc chẳng ai "rỗi hơi" quan tâm đến tên tuổi của mẹ con chị. Vì khi chúng tôi hỏi phần lớn những người xung quanh ai cũng lắc đầu không biết. Những người đi đường thấy cám cảnh phận đời của mẹ con chị thì rút ví cho vài đồng tiền lẻ nhưng sự thiện tâm ấy chỉ đếm trên đầu ngón tay. Hai mẹ con vẫn cứ mò mẫm, bới móc, đánh vật trên bãi rác để mỗi ngày, khi mặt trời lặn, bán "sản phẩm" được hơn chục ngàn đồng làm tiền mưu sinh.
Cậu bé câm lủi thủi theo mẹ đi bới rác
Chị Thu cho biết: "Đời tôi khổ lắm, có gì vui đâu mà kể, kể rồi có thay đổi được gì?". Đưa đôi bàn tay nhem nhuốc lên gạt những giọt mồ hôi nhễ nhại, chị ngượng ngùng kể về cuộc đời mình. Thước phim quay lại đầy nỗi đắng cay được chị bắt đầu kể, từ chuyện người chồng mới sang thế giới bên kia được hơn 100 ngày.
Chồng chị là anh Đỗ Văn Tước, SN 1955, ở thôn Trung Tiến, xã Thụy Hương (huyện Chương Mỹ, Hà Nội). Năm 1973, anh Tước tham gia quân đội nhưng không lâu sau bỗng mắc bệnh tâm thần, được đơn vị cho xuất ngũ. Căn bệnh tâm thần mỗi ngày một nặng khiến anh Tước chỉ biết đập phá, la hét buộc gia đình phải cho lên chữa bệnh ở trại tâm thần tại Ba Vì.
Cũng thời gian đó, chị Thu đang là bệnh nhân điều trị bệnh tâm thần tại trại. Nghe chị nói (lúc minh mẫn nhất) thì chị vốn là thanh niên xung phong, hết tiếng bom đạn rồi, không hiểu sao tinh thần chị cũng điên loạn, rồi phải nhập trại. Tại cái nơi ai cũng "hồn nhiên" vin cành, hái búp ấy, bỗng nhiên hai người chạm mặt nhau và thấy nhịp tim rung động. Cảm giác khác lạ cứ đắp đầy tâm hồn 2 người bệnh tâm thần sau hơn 3 năm trời trong trại... Rồi một ngày, nó trở thành tình yêu. Bệnh thuyên giảm, đôi tình nhân ra trại và quyết định gắn bó trọn đời với nhau bằng một đám cưới hạnh phúc.
Thế nhưng, ngày cưới thật buồn tẻ, không đàn hát, chẳng tiệc tùng, khách khứa mà diễn ra âm thầm. Chỉ có một cái lễ nhỏ đưa về quê nhà chị tận xã Thụy An, huyện Ba Vì. Chị Thu tâm sự: "Nó báo hiệu một cuộc sống ảm đạm, tương lai bất hạnh chờ phía trước". Kể đến đây, chị Thu ngửa mặt lên trời như để giấu những giọt nước mắt đang lăn dài trên khuôn mặt. Chị nghẹn ngào: "Bây giờ bảo gì tôi cũng làm, miễn là có tiền nuôi con, nuôi thân. Đời tôi đã quá khổ rồi".
Cám cảnh cậu bé câm nhặt rác
Sau ngày cưới, cuộc sống của vợ chồng chị khó khăn trăm bề, liên tiếp xảy ra biến cố. Chồng chết, mẹ con chị mãi lang thang nay đây mai đó. Hết việc để làm thuê thì mẹ con chị rủ nhau ra bãi nhặt rác. Theo những người nhặt rác cùng cho biết: Chị có hai cậu con trai, đứa lớn đang đi làm ăn xa, còn cậu con trai nhỏ Đỗ Hồng Quân vẫn hàng ngày đều đặn đi theo mẹ nhặt rác. Điều khác lạ ở chỗ, mặc dù cậu bé đã 9 tuổi nhưng chẳng thấy nói năng gì, suốt ngày mình trần bên bãi rác. Cũng chính vì cảnh tượng đó mà ai đi qua cũng cảm thương cho cảnh đời của mẹ con chị.
Chị Thu bên cậu bé câm tội nghiệp
Đưa mắt nhìn cậu bé đứng cách đó không xa, đang với tay bới rác tôi bỗng nghẹn giọng hỏi: "Sao chị không để cháu ở nhà mà để cháu ra bãi rác trong khi trên người không chiếc quần, cái áo?", chị Thu cúi mặt, giọng khản đặc: "Có hai mẹ con thì phải đi với nhau chứ. Nó còn sống với tôi ngày nào thì phải ở bên tôi ngày đó, không thể khác được. áo quần đầy ra đấy nó có mặc đâu".
Chị còn bảo, mỗi lần sau khi lăn lộn trên bãi rác cậu bé lại nhảy tùm xuống cái ao cá đối diện đằm mình trong thứ nước nhớp nháp, bẩn thỉu. Trên thân hình dường như rất "tốt ăn" ấy là từng mảng chất cáu bẩn tích tụ, những nốt ghẻ lở, dày kịt trên khắp cơ thể khiến tôi không khỏi rùng mình. Mỗi lần bới trong đống rác cao ngất thấy có cái quần, cái áo nào vừa vặn là chị lại kéo ra ao giũ, vò rồi phơi ra lề đường để mặc cho con. Nhưng chỉ vừa quàng lên người vài phút thằng bé lại dứt ra quẳng xuống ao rồi lại tiếp tục ở trần. Tuy bị câm nhưng cậu bé vẫn biết nhiều người châm chọc cái thứ "mốt" mà mẹ cậu bới từ đống rác lên quàng vào người con.
Nhiều người qua đường thấy thương tâm dừng lại giúp đỡ lấy một cái bánh mì hay một vài nghìn tiền lẻ nhưng xem ra chẳng thấm tháp gì. Những buổi trưa nhịn ăn, bé Quân lại ra nằm co ro trên manh chiếu nhặt từ đống rác dải ở bờ ao làm một giấc dài. Nắng cũng như mưa, ngày nào cậu bé cũng ở trần không trên đống rác thải ngập ngụa bùn đất đen kịt, cùng với ruồi nhặng bu bám.
Cũng là kiếp người...
Tôi tìm đến nhà chị ở thôn Trung Tiến, xã Thụy Hương (Chương Mỹ - Hà Nội) vào tầm giữa trưa. Ngôi nhà bé xíu, bên ngoài cửa đóng then cài xung quanh chỉ thấy quần áo rách treo lơ lửng. Ông Đỗ Văn Nhạ, anh chồng của chị Thu bảo, hai mẹ con đã dắt nhau đi từ sáng sớm, không biết đi đâu. ông Nhạ cũng cho biết, bệnh tâm thần của chị lúc này lại đang phát, suốt ngày lang thang khắp cùng đường cuối chợ để kiếm sống. Rồi ông Nhạ kể tiếp cho chúng tôi nghe chuỗi bi kịch sau cái đám cưới ảm đạm ấy: Năm 1993, sau ngày cưới được hơn 1 năm thì vợ chồng Thu sinh đứa con trai đầu lòng đặt tên là Đỗ Viết Thăng. Gia cảnh nghèo nàn, vợ chồng bệnh tật không làm gì ra của cải trang trải sinh hoạt hàng ngày nay lại có thêm đứa con khiến cho gia cảnh càng thêm túng bấn.
Khi thằng Thăng học đến lớp 8 thì nghỉ học vì chỉ suốt ngày đánh nhau, phá phách. Nó không học được vì sinh ra đã không được tinh anh như người khác do phần nào ảnh hưởng của bố mẹ. Thời gian này nó theo nhóm thanh niên đi làm ngoài thành phố hình như đi tháo cốp pha gì đó. Nghe nói mỗi tháng nó gửi về cho mẹ được khoảng 200.000 đồng nhưng lâu nay không thấy nữa mà cũng không thấy nó về nhà. Năm 2003, đứa con trai thứ 2 chào đời, được đặt tên Đỗ Hồng Quân. Trớ trêu thay đã 9 tuổi mà thằng bé vẫn chưa nói được một từ nào. Không có tiền nên chẳng bao giờ vợ chồng chị dám nghĩ đến việc đưa con đi khám. Tuổi thơ của đứa con thứ 2 đành phải chấp nhận phũ phàng, quay quắt, đớn đau như thế.
Mấy năm gần đây ngoài căn bệnh tâm thần thì chú Tước đánh vật với căn bệnh ung thư dạ dày. Cho đến một ngày đầu tháng 6 vừa qua thì chú ấy vội vã ra đi để lại chồng chất nỗi cùng cực trên đôi vai người vợ tâm thần. Hôm chồng ra đi cô Thu cứ chạy lăng xăng chạy hết nơi này đến nơi khác gặp ai miệng cũng lảm nhảm: "Chồng tôi chết rồi tôi thông báo để chị biết".
Chồng chết, con trai đầu đi lang thang và, đến giờ mẹ con Thu cũng lang thang cho đỡ cơn sầu. Đi đâu Thu cũng dắt theo đứa con trai út Đỗ Hồng Quân lôi thôi, lếch thếch làm người đồng hành bất đắc dĩ. Đầu tiên chỉ là đi cho hết giờ, hết ngày sau đó là tập tành mưu sinh trên những bãi rác. Đến bây giờ thì thành "bới rác chuyên nghiệp", công cán mỗi ngày cũng được bát phở chia đôi cho hai mẹ con. Nhưng thằng bé ăn rất khỏe nên có hôm chị nhịn 2 bữa để dồn lại cho con được một bữa no.
Trên đường về, câu hỏi của chị Thu luôn văng vẳng trong đầu chúng tôi: "Chú có biết đường về Ba Vì không? Lâu rồi tôi chẳng còn nhớ, mà biết rồi thì cũng chẳng lấy đâu tiền để về"...
Theo Nguoiduatin
Nữ sinh mảnh mai nhặt rác gây xúc động cư dân mạng Đoạn clip dài hơn 5 phút về cô gái xinh đẹp, một tay cầm bao tải rác, một tay thoăn thoắt kéo các thùng đựng đồ bước đi vội vàng trong dòng người..., đang gây chú ý và khiến cư dân mạng thán phục. Hình ảnh cô gái nhỏ nhắn, thoăn thoắt làm công việc quét dọn khiến mọi người xúc động Đoạn...