Những pha xử lý tình huống thất bại trong Counter Strike: GO
Counter Strike: GO đang là tâm điểm của giới game thủ FPS khi thời gian gần đây phong trào CS lại bất ngờ nở rộ cùng các giải đấu lớn vô cùng hấp dẫn. Trong chuyên mục clip tuần này, chúng ta hãy cùng đến với những pha xử lý tình huống thất bại của các game thủ ở trò chơi này.
Việc di chuyển, ẩn nấp và chọn địa điểm là những yếu tố vô cùng quan trong ở thể loại bắn súng. Ngoài ra, còn phải kể đến cách sử dụng các khẩu súng mà game thủ áp dụng như thế nào trong game. Trong clip này, không ít game thủ có thể rút ra bài học bằng cách quan sát cách tiếp cận đối thủ.
Hãy cùng đến với clip vui nhộn dưới đây của trò chơi Counter Strike: Global offensive.
Theo VNE
Game bắn súng FPS ở thị trường Việt: Chật vật tìm lối thoát
Trong khi các trò chơi thể loại gmO, MOBA hay client game đang phát triển mạnh mẽ, ngày càng củng cố vị thế của mình thì các trò chơi bắn súng FPS (góc nhìn thứ nhất) ở thị trường Việt Nam lại có khuynh hướng thoái trào một cách rõ rệt.
Game bắn súng: Liệu có quá bạo lực?
Video đang HOT
Có một thực tế cho thấy rằng, bất cứ trò chơi nào mang "nhãn" bắn súng hay thể loại đối kháng ở Việt Nam đều bị quy chụp là game bạo lực cần kiểm duyệt kỹ càng. Trong quá khứ, đã có khá nhiều trò chơi bị các chức trách "khai tử" một cách không thương tiếc. Có thể kể đến đơn cử rõ ràng nhất chính là các trò chơi đình đám được các ông lớn VNG, FPT mang về như: Biệt Đội Thần Tốc, Đặc Nhiệm Anh Hùngvào năm 2010. Tuy nhiên, không hiểu lý do gì sau một thời gian hoạt động, tất thảy các trò chơi nêu trên đều tuyên bố đóng cửa một cách khó hiểu.
Biệt đội Thần Tốc là game từng phải đóng cửa vào năm 2010
Sự trỗi dậy mạnh mẽ của các tựa game bắn súng năm 2013 như Avatar Star, Peta City hay mới đây nhất là Warface lại một lần nữa dấy lên nhiều hy vọng cho game thủ về sự trở lại của thể loại bắn súng góc nhìn thứ nhất được các fan hâm mộ cực kỳ yêu thích. Nhưng rồi vấn nạn hack, cheat và thói quen xấu của gamer Việt trong các trò chơi này đang ngày càng hủy hoại những nỗ lực xây dựng cộng đồng của các nhà phát hành.
Quay lại về vấn đề bạo lực. Thật sự đứng trước bất kỳ một vấn đề nào đó, nếu như chúng ta có cái nhìn thông thoáng thì có thể thấy rằng, vấn nạn bạo lực trong game bắn súng luôn luôn có hai mặt. Tính chất chung của thể loại này đó chính là tiêu diệt quân địch, xây dựng hỗ trợ lực lượng nhóm, rèn luyện thêm nhiều kỹ năng khác cho người chơi chứ không hề chỉ là bắn giết đơn thuần. Game thủ cũng được học hỏi rất nhiều điều, từ việc rèn dũa bản năng nhanh nhạy, khả năng thi đấu nhóm khi tham gia trận chiến. Từ đó, góp phần xây dựng đội quân của mình mạnh mẽ. Đã có rất nhiều tình cảm bạn bè anh em, đồng đội nảy sinh trong các chế độ chơi (co-op) phối hợp. Việc gặp gỡ, giao lưu kết bạn cũng vì vậy gia tăng nhiều hơn.
Game bắn súng: Đơn giản chỉ là bạo lực?
Liệu những góc nhìn tôt đẹp ấy về thể loại bắn súng có được các cơ quan thẩm quyền nhìn nhạn một cách thấu đáo hay lại dễ dàng bị quy chụp là máu me và đầy tính bạo lực?
Văn hóa hack, cheat vẫn còn nhức nhối
Trò chơi Warface từng là cái tên được rất nhiều game thủ Việt mong chờ nhất vào năm ngoái khi nhà phát hành VTC mang về thị trường Việt. Nhưng trước tình cảnh hack đầy rẫy vô tội vạ của game thủ, đã không ít người quan ngại game sẽ đi vào vết xe đổ của các trò chơi khác như tượng đài Đột Kích là một ví dụ. Về phía nhà phát hành, VTC, Net2E hay FPT cũng đã đưa ra một số biện pháp mạnh tay nhằm trừng trị những hacker trong game. Tuy vậy, điều đáng bàn là văn hóa các game thủ Việt dường như vẫn không thể xóa bỏ. Những hành động xấu xí nêu trên đã làm ngày càng đẩy gamer chân chính nản chí và rời xa rời thể loại này nhiều hơn.
Đột kích là trò chơi được giới game thủ hacker lộng hành nhiều nhất đến nay
Thứ văn hóa xấu xí ấy vẫn có thể được khắc phục nếu như từng cá nhân trong cộng đồng game thủ bắn súng nhận thức và thay đổi thói quen hằng ngày. Bởi nếu không sớm hay muộn, chính những con sâu làm giầu nồi canh ấy sẽ phá hoại bất kỳ trò chơi bắn súng nào về thị trường Việt. Và như vậy, sẽ chẳng có nhà phát hành nào dám đầu tư ở thể loại bắn súng bởi quá nhiều yếu tố bất lợi nêu trên.
Ánh sáng cuối đường hầm.
Nếu như người viết thử đặt một câu hỏi : "Liệu nhu cầu trải nghiệm các trò chơi FPS của các gamer Việt liệu có còn được như trước?
Câu trả lời đó chính xác vẫn sẽ vô cùng lớn. Đại đa số những người thật sự đam mê thể loại bắn súng nói chung và FPS nói riêng, ngoài những trò chơi trong nước ra đều tìm đến những chân trời mới ở phương Tây để trải nghiệm. Các trò chơi đinh đám như Titan Fall, Battlefield hay Call of Duty vẫn đang là đề tài bàn luận sôi nổi hằng ngày của các hội nhóm game offline hay online. Tuy nhiên, vấn đề phí bản quyền, cộng với dung lượng cài đặt khủng là một rào cản không nhỏ cho giới game thủ bắn súng Việt thưởng thức các trò chơi bom tấn.
Titan Fall là một trong những trò chơi bom tấn được game thủ Việt khát khao trải nghiệm
Những ngày gần đây, cộng đồng FPS đang rỉ tai nhau về trò chơi CS: GO Online và các giải đấu đầy chất lượng của tựa game này. Kế thừa nhiều tinh hoa từ Counter Strike 1.6 huyền thoại, CS: Go hiện đang làtựa game bắn súng FPS nhận được rất nhiều sự quan tâm từ game thủ Việt. Những thay đổi lớn về lối chơi, đồ họa đang làm sống lại niềm vinh quang của các game thủ Việt ở chân trời FPS. Các giải đấu của trò chơi này tuy không hoành tráng như Warface hay Đột Kích, nhưng với sự khởi đầu thuận lợi đó, CS GO đang lấy lại niềm tin chân chính của những con chiên bắn súng thực thụ. Và biết đâu, những trò chơi như CS: GO lại mở ra ánh sáng cuối đường hầm cho thể loại bắn súng ở thị trường Việt? Chúng ta đang rất cần những tựa game như vậy để vực dậy cả cộng đồng bắn súng đã chìm sâu quá lâu.
Counter Strike: GO liệu sẽ là cứu cánh ở thị trường Việt?
Đã đến lúc tất cả chúng ta, từ game thủ, nhà phát hành đến các cơ quan có thẩm quyền cần có cái nhìn rõ ràng và chu đáo hơn về thể loại bắn súng ở thị trường Việt. Một ngày nào đó, khi thời cơ đã đến, cộng đồng bắn súng chắc chắn có những giải đấu hoành tráng vào một ngày không xa.
Theo VNE
Warface chạm mốc với 25 triệu lượt người chơi đăng ký Vừa qua, Crytek đã tiết lộ một thông tin đáng chú ý trên trang chủ của mình: Tựa game Warfaceđã chạm mốc 25 lượt triệu người đăng ký ở các quốc gia khác nhau. Đây là con số được nhà phát hành xây dựng trong khoảng thời gian 2 năm kể từ lần đầu tiên game được ra mắt trên hệ PC tại...