Những pha “rảnh rỗi sinh nông nổi” của dân tình thế giới trong mùa Covid-19
Ở nhà mãi bị cuồng chân, dân tình thế giới đã nghĩ ra nhiều trò để khiến mỗi ngày trôi qua thú vị hơn.
Theo The Guardian đưa tin, trên mạng xã hội truyền thông Twitter đang xuất hiện một trào lưu mới với hashtag #StayHomeChallenge, dành cho những người hiện đang bị cách ly tại nhà vào mùa Covid-19.
Một tài khoản Twitter có tên là Snoubal đã chia sẻ một đoạn clip lên mạng cho thấy anh đeo headphone, kính đen và bật một đoạn nhạc sôi động trong khi thực hiện những động tác của một DJ thực thụ trên… bếp ga của gia đình.
Những pha “ rảnh rỗi sinh nông nổi” của dân tình thế giới trong mùa Covid-19
Một tài khoản khác có tên là Tina E đã rảnh rỗi đến mức viết lên giấy vệ sinh các thứ trong tuần để nhắc nhở mọi người tiết kiệm giấy vào lúc này.
Một người dùng khác có tên là Angie đã chia sẻ một đoạn clip hài hước với cảnh một người đàn ông đang nhún nhảy theo điệu nhạc. Người này viết thêm dòng trạng thái rằng: “Đây là tôi khi chuẩn bị vào bếp ăn bữa ăn cách ly tại nhà cuối cùng.”
Tất cả các bài viết đều có hashtag StayHomeChallenge.
Dường như việc ở nhà quá lâu đã khiến nhiều người bí bách và phải tự tạo ra những niềm vui riêng cho mình. Trên Facebook, một tài khoản Mari Isa đã chia sẻ một đoạn clip dài khoảng 12 giây cho thấy những trò “rảnh rỗi sinh nông nổi” của mình.
Những pha “rảnh rỗi sinh nông nổi” của dân tình thế giới trong mùa Covid-19
Vì quá đam mê bơi lội nhưng không thể ra khỏi nhà, anh mặc đồ bơi và nằm lên chiếc ván trượt rồi tạo những động tác bơi lội… trên sàn nhà. Tiếp theo, anh mặc đồ bảo hộ và đạp xe qua lại trong phòng. Cuối cùng là… chạy bộ trong căn hộ bé xíu.
Theo ABCNews, hàng triệu người Mỹ đã bắt đầu thích nghi với việc phải ở nhà trong ít nhất là vài tuần tới, và trên Twitter xuất hiện một trào lưu mới với hashtag #QuarantineLife (tạm dịch: Cuộc sống khi bị cách ly).
Nước Mỹ hiện đang kêu gọi người dân tránh tụ tập hơn 10 người trở lên, tránh ăn uống trong các quán bar, nhà hàng và khu ẩm thực, thậm chí chính quyền còn khuyến khích người dân nên ở trong nhà vào thời điểm này. Chính vì thế, hàng ngàn người đã sử dụng phương tiện truyền thông xã hội để chia sẻ hình ảnh, video cho thấy những thay đổi trong cuộc sống của họ vào mùa Covid-19.
Một người dùng Twitter có tên là Tempestgrace4 đã chia sẻ danh sách các hoạt động mà cô có thể làm trong những ngày này, trong đó bao gồm sắp xếp lại phòng của mình và học một kỹ năng mới.
Trong khi đó, một người dùng có tên là Sofi Ameli đã đăng tải một bức ảnh chụp chồng Nate của mình làm việc trên sofa trong khi người bạn 4 chân của gia đình đang nằm thư giãn trên đùi anh.
Còn một người dùng có tên là Jamie đang cảm thấy mình nhận được rất nhiều sự chú ý từ “đồng nghiệp” mới là hai chú mèo xinh xắn Ned và Momo khi anh làm việc tại nhà.
Theo The Guardian, ABC News/nhipsongviet
Rộ trào lưu biến tấu thơ, ca dao gây 'hack não' của giới trẻ
Trong những ngày qua, mạng xã hội Facebook xuất hiện hàng loạt câu thơ, ca dao, tục ngữ... được giới trẻ biến tấu gây 'hack não' nhiều người.
Xu hướng chế thơ, tục ngữ khó hiểu của giới trẻ trong những ngày qua - Chụp màn hình
Khó có thể biết chính xác xu hướng biến tấu thơ, ca dao... này xuất phát từ đâu, từ khi nào nhưng nó đã trở thành một trào lưu mới đang được giới trẻ rầm rộ chia sẻ.
Theo đó, những câu thơ, ca dao, tục ngữ rất quen thuộc với mọi người được các bạn biến tấu một cách khó hiểu. Thường cư dân mạng sẽ chọn 2 câu thơ hoặc ca dao nào đó rồi biến tấu. Giữ nguyên các dòng chữ và chỉ thay đổi 1 hoặc 2 chữ cuối của câu thơ thứ 2.
Tuy nhiên, việc biến tấu này tạo nên những đoạn thơ hoàn toàn vô nghĩa hoặc một số câu lại trở thành "có lý" một cách tình cờ. Đôi lúc tạo sự khó chịu khi đọc vì các vần âm trong câu bị thay đổi.
Những câu thơ, ca dao, tục ngữ trở thành đề tài "đăng Face" của người trẻ - Chụp màn hình
Ví dụ như những câu "hack não" người đọc như: "Bầu ơi thương lấy bí cùng/Tuy rằng khác giống nhưng chung bí cùng. Hoặc Cái cò, cái vạc, cái nông/Ba cái cùng béo vặt lông cái nông...".
Bạn Nguyễn Phước Huy, quản lý một trang thương mại điện tử (khu công nghệ cao, Q.9, TP.HCM), cho biết không biết trào lưu chế thơ này xuất phát từ đâu. Huy chỉ biết nhìn bạn bè đăng tải rồi bắt chước làm theo. Mặc dù huy thừa nhận hoàn toàn không hiểu nghĩa của các câu thơ mà mình đã biến tấu ra.
Tuy nhiên, đâu đó những câu được chế lại vô tình có nghĩa - Chụp màn hình
Huy chia sẻ thêm: "Trào lưu này đã tạo thành tranh luận hai chiều. Một chiều cảm thấy vui và một chiều cho rằng làm giảm sự trong sáng của ca dao tục ngữ Việt Nam".
Cũng theo trào lưu này, bạn Lưu Bảo Trân, ngụ đường Trần Xuân Soạn, Q.7, TP.HCM cũng "treo" 2 câu thơ: "Công cha như núi Thái Sơn/ Nghĩa mẹ như nước trong núi Thái Sơn". Bảo Trân thừa nhận, sở dĩ viết 2 câu thơ trên dòng trạng thái chỉ "đu theo trend" cùng mọi người. Do đó, có hiểu hay không cũng không quan trọng.
Tuy nhiên, Trân cũng cho rằng, chế thơ, ca dao, tục ngữ bỗng nhiên có vài câu trở thành có nghĩa. Trân lấy ví dụ: "Có không giữ, mất đừng giữ.
Chỉ là "trend" nhất thời ?
Trần Tấn Phát, 23 tuổi cựu sinh viên Trường CĐ Phát thanh - Truyền hình II TP.HCM, cho biết: "Tôi thấy đây cũng là một trào lưu của giới trẻ thôi. Nó chỉ mang tính nhất thời, vui là chính. Tuy nhiên nghe có vẻ vui tai nhưng vô hình trung nó sẽ gây cho người xung quanh cảm thấy ca dao, tục ngữ bị "xúc phạm".
Giống như Tấn Phát, Nguyễn Quốc Khắc Huy, 24 tuổi, công tác tại số 475 Nguyễn Tri Phương P.8 Q.10, TP.HCM, cho biết: "Mình thấy việc chế như thế chỉ là trò vui hay chỉ là trend nhất thời của giới trẻ thôi. Nhưng phải có định hướng từ những người lớn vì đây đa phần đều là những câu ca dao, tục ngữ của ông bà ta, nếu cứ để như vậy thì sẽ làm mất đi những giá trị của nó. Vì những câu ca dao, tục ngữ đều là những lời khuyên, lời dạy dễ nghe, dễ hiểu, dễ nhớ và mang tính giáo dục sâu sắc cho các thế hệ".
Mất đi sự trong sáng của tiếng Việt
Anh Hồ Thanh Long, 36 tuổi, làm việc tại số 123 Võ Văn Tần, Q.3, TP.HCM, cho biết cách sửa vần, sửa chữ này của giới trẻ sẽ đem lại hệ lụy không nhỏ. Thứ nhất là sai về nguyên tắc gieo vần trong thơ ca, trong ca dao tục ngữ. Thứ 2 là những câu bị thay đổi nó chẳng mang một ý nghĩa nào. Ví dụ như câu "gần mực thì đen - gần đèn thì đen" nó sai cả về nguyên tắc gieo vần lẫn ý nghĩa của câu. Thứ 3 là nó không mang lại ý nghĩa giáo dục, gây phản cảm khó chịu. Ví dụ như câu "Muốn sang thì bắt cầu kiều - muốn con hay chữ phải yêu cây cầu".
"Nếu trào lưu này kéo dài có thể sẽ ăn sâu vào tâm trí giới trẻ cũng như trẻ con. Làm cho nhiều bạn lầm tưởng như thế là đúng là hay. Dần dần sẽ làm mất đi sự trong sáng của tiếng Việt, mất đi sự giáo huấn của ông bà ta trong những câu ca dao, tục ngữ...", anh Thanh Long nhìn nhận.
Có thể ảnh hưởng không hay đến học sinh
Thầy Phạm Thanh Tuấn, giáo viên giảng dạy môn giáo dục công dân Trường THCS - THPT Diên Hồng (TP.HCM), cho rằng đây là một trong những trào lưu mới thu hút các bạn trẻ tham gia bằng việc chế lại các câu ca dao, tục ngữ. Trào lưu này đang gây "bão" mạng xã hội.
"Riêng với một người làm nghề giáo thì tôi nghĩ điều này không nên lạm dụng. Vì nếu làm như vậy sẽ mất đi tính trong sáng của ca dao, tục ngữ. Điều này có ảnh hưởng đến việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt. Nếu như có nhiều dị bản không chính thức lan truyền có thể ảnh hưởng rất lớn đến nhiều bạn trẻ, đặc biệt là học sinh", thầy Phạm Thanh Tuấn cho biết.
Theo thanhnien
Điểm danh 'sương sương' những trend pose hình đầu năm 2020: 'chất phát ngất' Cứ vài ngày lại có một trào lưu mới, tốc độ 'đua trend' của cư dân mạng đúng là không đùa được! Chưa bao giờ trở thành 'người tối cổ' lại dễ như bây giờ, bởi nếu không chịu khó lướt mạng hàng ngày, rất có thể bạn sẽ vô tình bỏ qua những trào lưumới của cư dân mạng. Mỗi ngày, chỉ...