Những pha khống chế khủng bố của ‘lực lượng thép’
Đu dây từ nóc nhà cao tầng, đánh úp vào phòng bắt khủng bố có vũ khí… là những buổi huấn luyện của Đại đội cảnh sát đặc nhiệm cơ động Sài Gòn.
Trung Đoàn cảnh sát cơ động (trực thuộc Ban Chỉ huy Cảnh sát nhân dân – Công an TPHCM) ra đời năm 1988, trong bối cảnh thành phố cần phải có một lực lượng tinh nhuệ, ứng phó kịp thời với các tình huống phức tạp, đảm bảo an ninh trật tự, sẵn sàng trấn áp và ngăn chặn kịp thời những vụ bạo loạn hoặc gây rối trật tự công cộng, bố trí đóng quân tại các cửa ngõ của thành phố.
Suốt 26 năm qua, Đại đội cảnh sát đặc nhiệm thuộc Trung đoàn cảnh sát cơ động thực hiện nhiều nhiệm vụ khó khăn như giải cứu con tin, chống khủng bố và trấn áp các băng nhóm manh động, có hàng nóng… được coi là ‘Quả đấm thép’ của Công an TP HCM.
Ngoài những chiến công về giải cứu con tin, truy quét tệ nạn xã hội, bắt nhiều kẻ có lệnh truy nã, trộm cướp… lực lượng cảnh sát cơ động còn thực hiện nhiều nhiệm vụ khó khăn khác như bắt trùm ma túy Phạm Văn Hạnh (tức Hạnh Cầm) hồi cuối tháng 8/2003.
Lần đó, nhận được lệnh hỗ trợ, trung đoàn đã điều động Đội Đặc nhiệm, 10 chó nghiệp vụ và một trung đội của Tiểu đoàn 3 tham gia phối hợp với ban chuyên án để phá vụ án buôn ma túy tại xã Xuân Tân (Long Khánh, Đồng Nai). Những tên trong băng nhóm Hạnh Cầm đều trang bị súng ngắn, AK, lựu đạn… và sẵn sàng bắn trả nếu bị truy bắt.
Video đang HOT
Rạng sáng 22/8/2013, nhiều mũi trinh sát đã cắt hàng rào, áp sát mục tiêu. Khi được lệnh, đồng loạt nhiều mũi tấn công trực hiện vào căn nhà là sào huyệt bắt được Hạnh và đồng bọn. Nhiều vũ khí, heroin, ngoại tệ của nhóm này bị thu giữ.
Hay mới đây, khi Trung Quốc hạ đặt trái phép dàn khoan Hải Dương vào thềm lục địa Việt Nam, hàng nghìn người trên khắp cả nước tuần hành phản đối. Lẫn trong số đó, rất nhiều kẻ kích động người dân đập phá các khu công nghiệp, KCX… nơi có các doanh nghiệp nước ngoài kinh doanh.
Tại TP HCM, các KCN, KCX là mục tiêu được ưu tiên bảo vệ nên hàng nghìn chiến sĩ CSCĐ được huy động tham gia phối hợp, ngăn chặn, án ngữ tại cổng các KCX để tạo thành những hàng rào người, ngăn chặn đám đông quá khích.
Suốt nhiều giờ đồng hồ, lớp lớp các chiến sĩ tay chắc lá chắn, dàn hàng ngang hứng chịu những đợt “mưa” gạch đá, bom xăng, ớt bột, gậy gộc của đám người kích động. Sau khi đẩy lùi các nhóm người phá hoại, suốt nhiều ngày sau đó cảnh sát cơ động tiếp tục thay nhau bám trụ để tuần tra, bảo vệ.
“Đây được xem là cuộc trấn áp qui mô lớn nhất từ trước đến nay của Trung đoàn. Do triển khai lực lượng nhanh và kịp thời theo chỉ đạo xử lý dứt điểm nên đã giảm tối đa thiệt hại cho các cụm KCN, KCX tại TP HCM so với các địa phương khác”, trung tá Huỳnh Văn Hùng, Phó Trung đoàn trưởng, Trung đoàn cảnh sát cơ động (công an TP HCM) cho hay.
Đặc thù của lính cơ động là chiến đấu tập trung và chủ yếu là các chiến sĩ trẻ. Trung đoàn luôn chuẩn bị sẵn sàng lực lượng, thường xuyên luyện tập thuần thục các kỹ, chiến thuật tấn công. Ngoài ra, lực lượng cơ động gồm 4 tiểu đoàn lên nhiều kế hoach tuần tra kiểm soát, phối hợp với các công an địa phương để đảm bảo an ninh trật tự nhiều khu vực phức tạp.
Trong 6 tháng đầu năm nay, Trung đoàn cảnh sát cơ động, công an TP HCM tham gia tuần tra kiểm soát độc lập và phối hợp với gần 100.000 lượt cán bộ, chiến sĩ, 348 lượt chó nghiệp vụ; hàng nghìn lượt môtô, xe bán tải, canô tuần tra… Đã phát hiện, tiếp nhận xử lý gần 5.000 trường hợp có hành vi vi phạm pháp luật.
Theo Ngôi sao
Lực lượng bí mật của cảnh sát hình sự
Đội quân này có nhiệm vụ giải quyết tức thì các địa bàn có băng nhóm tội phạm có tổ chức lộng hành. Quy tắc làm việc của họ là bí mật, đánh mạnh, thắng gọn.
Ở Tổng cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm (Tổng cục VI) có căn phòng không biển hiệu của một tổ công tác đặc biệt. Ban đầu, họ gồm hơn chục người được trưng dụng để khám phá, điều tra một vụ án phức tạp. Vụ án kết thúc thắng lợi và lãnh đạo Tổng cục VI thấy rất cần phải có một tổ công tác đặc biệt tinh nhuệ để tung vào những vụ án khó, phức tạp. Từ cuối năm 2012, "binh chủng" mới được thành lập tại Tổng cục VI mang tên "113". Đơn vị đặc biệt này bao gồm các cán bộ chỉ huy, các trinh sát, điều tra viên có năng lực, có tư duy tốt, dám lăn xả vì nhiệt huyết với công tác đấu tranh chống tội phạm.
"Đây là lực lượng tinh nhuệ nhằm đánh mạnh vào các băng nhóm tội phạm đang có dấu hiệu hoạt động lộng hành ở các địa phương", trung tướng Phan Văn Vĩnh, Tổng cục trưởng Tổng cục VI tự hào khi kể về họ.
Hiện tổ công tác đặc biệt được bổ sung thành 22 cán bộ, trực tiếp do tướng Vĩnh chỉ huy. Điều thuận của tổ công tác đặc biệt là họ gồm những trinh sát trẻ, năng động và tinh thông nghiệp vụ, còn các điều tra viên đều giỏi và có kinh nghiệm. Hễ nơi nào có băng nhóm tội phạm đang nổi lên, gây bức xức dư luận là các cán bộ, chiến sĩ của "binh chủng" đặc biệt này lập tức lên đường. Họ luôn đi đầu, tạo ra các cú "knock out" trong việc triệt phá các băng nhóm, nhưng bao giờ cũng ẩn về phía sau các danh hiệu, không một dòng tên trên các phương tiện thông tin đại chúng. Bởi quy tắc làm việc của họ là bí mật, đánh mạnh, thắng gọn.
"Đội quân này có nhiệm vụ giải quyết tức thì các địa bàn có băng nhóm tội phạm có tổ chức lộng hành. Đồng thời, họ có nhiệm vụ phối hợp với công an và chính quyền địa phương trong công tác phòng ngừa tội phạm", trung tướng Phan Văn Vĩnh cho biết. Từ cán bộ chỉ huy đến lính thiện chiến trong tổ công tác đặc biệt, ai cũng rất kiệm lời khi nói về công việc và thành tích.
Chuyên án phá sới bạc thu gần 6 tỷ đồng, truy tố 89 người là một chiến công của tổ công tác đặc biệt.
Chiến công đầu tiên của họ phải kể đến vụ triệt phá các băng nhóm "cát tặc" trên sông Lô. Để phá án, các trinh sát, điều tra viên phải ém mình trên một số tàu qua lại trên sông để quan sát, thu thập chứng cứ. Thời điểm đó, sông nước hun hút gió lạnh buốt. Có những lúc, dù mặc áo dày cộp nhưng răng vẫn va lập cập. Đến ngày phá án, với các tài liệu chứng cứ thu thập được của tổ công tác đặc biệt, các lực lượng đã nhanh chóng bắt giữ 14 nghi can, thu hàng loạt vũ khí "nóng"...
Tiếp đó, kế hoạch triệt phá các băng nhóm tội phạm có tổ chức như Dũng "Mặt sắt" tại Quảng Ninh là cuộc đấu trí và đấu cả sức vô cùng căng thẳng. Bởi để tồn tại trong nhiều năm qua, băng nhóm này đã câu kết với một số cán bộ thoái hóa trong các cơ quan Nhà nước để "dùng bàn tay che bầu trời".
Để chứng minh việc buôn lậu, vận chuyển trái phép ôtô qua biên giới, các điều tra viên phải tìm được chứng cứ quan trọng nhất là số Vin thực tế của xe không đúng với số Vin mà các doanh nghiệp kê khai trong hồ sơ tạm nhập, tái xuất với cơ quan Hải quan. Nhưng để làm được điều này, suốt 6 tháng ròng rã, các điều tra viên phải "lang thang" ở các đơn vị hải quan để tìm hiểu về bản chất của việc buôn lậu qua đường tạm nhập, tái xuất, bản chất của số Vin... Nói như vậy bởi dù đang điều tra công việc nhưng vì để đảm bảo bí mật của chuyên án nên họ không thể làm việc trực tiếp với các cơ quan chức năng như bình thường. Thậm chí, nhiều lần, các anh phải tự lần mò ra các bãi xe, chui vào gầm xe để quan sát các số Vin, tìm hiểu việc nghi can có thể làm sai lệch số Vin như thế nào?
Đêm 5/5/2013, tất cả quân số "113" của Tổng cục VI phối hợp với các lực lượng khác như cơn lốc tấn công vào ổ nhóm của Dũng "Mặt sắt" khi chúng đang vận chuyển trái phép ôtô qua biên giới tại khu vực cửa khẩu Bắc Phong Sinh (huyện Hải Hà, Quảng Ninh). Trong cơn mưa tầm tã, do bị một chiếc ôtô cản đường, họ phải vác súng chạy bộ 5km để kịp thời bắt quả tang hành vi phạm tội. Quần áo ướt lại khô đến mấy lượt, công việc bắt giữ, khám xét mới tạm kết thúc.
Theo Công an nhân dân
Đặc nhiệm Sài Gòn bắt băng nhóm chém tay cướp xe máy Chúng đi "tuần" tại khu vực ngoại thành TP HCM, cầm hung khí uy hiếp hoặc ngang nhiên chém người đi đường để cướp tài sản. Ngày 6/1, Cảnh sát đặc nhiệm (Đội 3, Công an TP HCM) tạm giữ hình sự 15 nghi can trong băng nhóm do Nguyễn Minh Tuấn (tức "Tèo Ba Dê", 28 tuổi) cầm đầu để điều tra...