Những pha khốn đốn vì đồng nghiệp
1/3 tổng quỹ thời gian một ngày bạn dành cho công việc và những hoạt động nơi công sở. Sống trong cùng một môi trường, ắt hẳn sẽ nảy sinh tình cảm gắn bó giữa những người có cùng tần sóng. Và ngược lại, khi bị cạnh tranh nhau về lợi ích, xung đột là điều không tránh khỏi. Tuy nhiên, điều quan trọng là sau mỗi mâu thuẫn như thế, bạn rút ra được điều gì cho cuộc sống.
Cùng lắng nghe tâm sự dưới đây của các bạn trẻ về những điều không hay đang tồn tại hàng ngày nơi công sở:
“Ở đây người ta thích chơi trò ném đá và đánh hội đồng”
Minh (Ba Đình, Hà Nội) đã nhận xét về công ty và các đồng nghiệp của mình như vậy. Thương trường là chiến trường. Là dân kinh doanh, Minh hiểu rất rõ lý thuyết đó và chẳng có gì phàn nàn nếu những người đồng nghiệp của anh không đem tinh thần chiến đấu đó thực hành ngay trong công ty mình. Bản thân Minh cũng đã từng bị “thương tích” những buổi đầu lơ ngơ vào công ty.
Lần đầu thực hiện hợp đồng kinh tế, còn khá non nớt trong việc đưa ra các điều khoản với đối tác, Minh cầm bộ hồ sơ sang nhờ anh bạn ngồi cạnh chỉ giúp. Anh này sau khi xem xong chỉ bảo mỗi câu: Ừ, tùy cậu. Vụ đó, Minh bị hố với đối tác. Nhưng buồn nhất là trong buổi họp chuyên môn, chính anh bạn hôm trước đã nói rất nhiều rằng Minh nên thế này, thế kia.
“Tôi ghét công việc này”
Nếu ghét ngay từ đầu thì có lẽ Ngọc (Hai Bà Trưng, Hà Nội) đã chẳng nộp hồ sơ và thi tuyển gắt gao để vào đây làm. Sau nửa năm làm việc, Ngọc chán nản thốt lên như thế và bây giờ đang ra sức tìm kiếm công việc mới. Chuyện là đồng nghiệp cùng nhóm với Ngọc vốn là họ hàng với sếp. Biết là kiểu gì cũng có sự thiên vị nhưng nó lộ liễu quá khiến Ngọc không thể chấp nhận nổi. Nhóm có hai người nhưng công việc không bao giờ được chia đều 50/50. Ngọc luôn là người phải làm nhiều hơn. Cả những công việc phải chạy ra ngoài nhiều, gặp gỡ đối tác cũng do Ngọc đảm trách. Cô bạn kia thì chỉ ngồi văn phòng giải quyết công văn, giấy tờ.
Video đang HOT
Có lần cả gan thắc mắc, sếp chỉ giải thích vỏn vẹn rằng: Cân nhắc giao việc phù hợp tính cách. Có thể sếp đúng nhưng cái Ngọc muốn là sự công bằng cả về cách đánh giá và khối lượng công việc được giao.
“Đồng nghiệp đưa chuyện”
Ở công sở nào chẳng có hội bà Tám hay buôn chuyện này kia. Những câu chuyện đa dạng chủ đề, từ thời trang, gió bão đến diễn viên, phim ảnh. Nhưng ‘hot’ nhất vẫn là những câu chuyện liên quan đến sếp. Nga (Hoàng Mai, Hà Nội) cũng thuộc nhóm này. Nhưng sau một ‘tai nạn’ nho nhỏ, cô đã sống khép mình và dần tách mình khỏi đồng nghiệp.
Hôm đó, cả hội đang ngồi bàn tán về ảnh cưới của sếp, Nga buột miệng nói đùa: Sếp mình có khi phải chồng ba viên gạch mới chụp được ảnh này. Cả hội cười nghiêng ngả vì câu nói bông đùa ấy. Chuyện tầm phào chẳng ai để tâm nhưng không hiểu sao hôm sau đã đến tai sếp. Anh sếp trẻ, dễ tính nên cũng chẳng để bụng gì. Nhưng Nga lại thấy ngượng ngùng, xấu hổ.
Có thể những câu chuyện trên còn chưa đủ khái quát hết ‘mặt tối’ chốn văn phòng nhưng mong muốn rằng sau mỗi chuyện như thế, bạn biết cách hành xử tốt hơn với đồng nghiệp. Cố gắng đối thoại và luôn mỉm cười là hai yếu tố được các chuyên gia nhắc đến nhiều nhất khi nói về các yếu tố làm nên Tình đồng nghiệp.
Theo VNE
Bí quyết để kết thúc 'tình công sở'
Dù đã chia tay, đường ai nấy đi nhưng vì công việc, bạn và người ấy vẫn phải phối hợp trong các nhiệm vụ ở công ty. Làm sao để kiểm soát cảm xúc và vượt qua tình cảnh khó xử này?
1. Từng bước vượt qua sự đổ vỡ
Mối quan hệ kết thúc nhưng trên thực tế, những cảm xúc yêu thương trong bạn vẫn còn. Chúng không bao giờ mất ngay đi được cùng lời nói chia tay. Vì thế, thật dễ hiểu khi bạn vẫn nghẹn ngào lắm mỗi lần chạm mặt nhau tại công sở. Nhưng thay vì tiếc nuối chuyện đã qua một cách ủy mị hay tức giận bản thân bởi quá yếu đuối, hãy chia sẻ và lắng nghe lời khuyên của những người thân thiết. Hoặc tìm mối cuốn sách nào đó dạy bạn cách kiềm chế cảm xúc để đọc và thực hành theo.
2. Tạo dựng phong cách làm việc chuyên nghiệp
Bất kỳ điều gì xảy ra trong tình yêu cũng gây ảnh hưởng tới chất lượng công việc của bạn do tâm trí mất tập trung. Đừng vin vào việc đổ vỡ tình cảm để bỏ bê làm việc. Kể từ giờ phút này, hãy xem người ấy chỉ là một đồng nghiệp mà thôi, giống như tất cả người khác ở nơi làm việc. Tập trung miệt mài vào công việc. Thậm chí, nếu người cũ gây ảnh hưởng tới công việc thì cứ xử lý giống như tất thảy những đồng nghiệp phiền hà khác.
3. Thông báo tình trạng mối quan hệ nếu được hỏi
Quá khứ là quá khứ, đừng để nó ảnh hưởng đến cuộc sống hiện tại. Muốn làm được như vậy thì bạn phải rõ ràng ngay từ trong tư tưởng. Đừng làm lơ trước con mắt tò mò và lời dò hỏi của mọi người về mối quan hệ của hai bạn. Bởi như vậy cho thấy bạn chưa sẵn sàng chấp nhận sự thật.
Cứ làm gương trước đi. Rồi người ấy cũng tự khắc có hành động ứng xử phù hợp với bạn.
4. Tránh đề cập tới các chủ đề nhạy cảm
Vết thương lòng vẫn còn nguyên trong hai bạn. Vì vậy, đừng chà xát chúng thêm nữa bằng những chủ đề nhạy cảm như: kỷ niệm của hai bạn, món ăn chung ưa thích, kỳ nghỉ hè chung... Và đặc biệt, đừng bao giờ đem chuyện chia tay ra làm chủ đề của cuộc đối thoại.
5. Không kể lể chi tiết chuyện tình cảm với các đồng nghiệp khác
Mới nghe thì có vẻ mâu thuẫn với nguyên tắc thứ ba. Nhưng xin nhấn mạnh rằng, thông báo khác hoàn toàn với việc kể lể chi tiết. Dẫu biết rằng chia sẻ, tâm sự là nhu cầu chính đáng của tất cả mọi người, nhất là với phụ nữ. Nhưng đừng đem chuyện tình yêu ra kể nơi công sở. Một đồn mười, không thành có, khi các chi tiết được công khai, nó cũng dễ dàng bị xào nấu và đẩy bạn vào tình cảnh khốn khổ.
6. Dành thời gian cho mối quan hệ công việc
Không dễ dành để ngay lập tức chuyển từ tình yêu sang tình đồng nghiệp với người cũ. Vì vậy, hãy kéo những đồng nghiệp khác tham gia vào bàn bạc công việc cùng hai người. Thời gian đâu, đừng bao giờ ở lại khi văn phòng chỉ còn lại hai người.
Bên cạnh đó, hãy cố gắng tìm kiếm và phát hiện ra những điều tích cực của mối quan hệ đồng nghiệp với người cũ. Đây là trải nghiệm mới mẻ mà bạn chưa có khi hai người yêu nhau.
Theo VNE
Nguyên đại úy công an Đồng Nai bị tù vì trộm tiền sếp Mới đây, TAND TP Biên Hòa (Đồng Nai) tuyên phạt Vũ Thành Hưng (34 tuổi, TP Biên Hòa, Đồng Nai) 16 tháng tù về tội trộm cắp nhưng cho hưởng án treo. Hưng nguyên đại úy và là đội phó Đội Tổng hợp thuộc Văn phòng Công an tỉnh Đồng Nai. Theo hồ sơ vụ án, khoảng 17 giờ ngày 13-7-2013, ông Trần...