Những pha chọc mít kinh điển “đi vào lòng đất”, dù cẩn thận đến đâu vẫn bị lủng đầu, thủng cả mái nhà
Mít rất nặng nên mỗi lần hái mít là cực khổ lắm luôn mọi người ạ!
Mít là loại cây không khó trồng và thường ra quả rất sai. Tuy nhiên, công đoạn hái mít lại thường chiếm của người trồng khá nhiều thời gian suy nghĩ nát óc để làm sao vừa lấy được quả ngon mà lại an toàn tuyệt đối cho mình. Dẫu vậy, dù tính toán cẩn thận đến đâu thì trong một vài trường hợp, những sự cố vẫn xảy ra khiến người ta vừa bực vừa buồn cười.
Điển hình trong đó có đoạn clip từng được cư dân mạng chia sẻ mạnh mẽ cách đây khá lâu. Đó là hình ảnh 2 người đàn ông chọc mít ngay giữa phố. Dù mang cả chậu đi hứng và căn ke góc đứng rất cẩn thận nhưng quả mít không hiểu sao lại đi chệch quỹ đạo, rơi trúng đầu người chọc.
Pha chọc mít phải gọi là đi vào lòng đất được lưu truyền biết bao năm nay.
Phía dưới clip này, rất nhiều cư dân mạng đã bày tỏ sự khâm phục đối với sự phối hợp nhịp nhàng của 2 đấng mày râu. Nhưng rất tiếc, thành quả mang về lại là cái u đầu vì chiếc chậu quá nhỏ.
Dẫu vậy, mít cũng vẫn rụng và may còn có cái chậu đỡ cho nên tối hôm ấy, cả xóm cũng được một bữa liên hoan gọi là ngất trời.
Hai người đàn ông cũng phải gọi là khá thành công với phi vụ này đấy ạ.
Một lần khác, dân mạng lại có dịp chứng kiến màn chọc mít khác, khi mà quả mít ở quá cao nên gia chủ phải thiết kế hẳn chiếc ròng rọc để đưa trái chín xuống. Chỉ có điều, mít rơi rồi không còn là quả mít nguyên vẹn nữa mà thôi.
Mít mà mọc ở tận ngọn thì phải có cách mới lấy xuống được mọi người ạ!
Mặc dù dùng hẳn thúng để đưa mít xuống nhưng mít lại không ngoan chút nào khi không chịu ngồi vào thúng mà rơi thẳng xuống đất. Và thành quả là gì, trái mít bục tan tành đến mức trơ cả phần xơ ra ngoài. Tiếc quá trời quá đất luôn.
Quả mít rơi xuống đất, bục tan tành hết cả rồi.
Chưa thể dừng lại ở đó, trái mít chín tiếp tục là hắc tinh của những người yêu mít khi một cô gái chia sẻ về việc hái được 2 quả mít nhưng 1 quả thì rơi đúng chỗ còn quả kia thì không biết phải miêu tả làm sao.
Cụ thể, trong khi quả số 1 rơi vào khe tường và còn nguyên vẹn khiến gia chủ vui mừng thì quả số 2 cũng rơi xuống nhưng đã gây nên tội khi làm thủng luôn cả mái nhà.
Quả số 1 rơi vào vị trí khá đẹp.
Quả số 2 thì gây ra một sự cố không hề nhỏ cho gia chủ.
Đúng là những tình huống bi hài phải không ạ? Chắc chắn là trên thế giới này sẽ còn vô số ca chọc mít kinh điển khác nữa chứ chưa thể dừng lại ở đây được. Nếu có, các bạn hãy chia sẻ với chúng tôi nhé!
Sự thật việc mít bị xịt thuốc và bôi vôi cho mau chín
Mít vốn là một loại trái cây được nhiều người yêu thích. Không chỉ có thể ăn luôn mà nó còn được dùng để chế biến ra nhiều món khác nhau như xôi, chè,...
Tuy nhiên, thời gian gần đây, người dùng đang tỏ ra lo lắng khi thấy nhiều trái mít bị cắt một miếng rồi bôi một thứ bột màu trắng.
Không ít người cho rằng đây là thuốc ép chín, và nếu ăn phải sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Để giải đáp vấn đề này, một YouTuber đã trực tiếp đến gặp chủ vựa mít ở Cai Lậy - Tiền Giang để tìm hiểu câu trả lời chính xác.
Nhiều trái mít ngoài chợ hiện nay đều bị cắt một phần ở đầu như thế này. (Ảnh: Yêu trẻ)
Ông chủ vựa mít này cho biết, không phải trái mít nào cũng được xuất khẩu. Để kiểm tra, họ sẽ cắt một miếng ở phần đầu để xem trái mít có đạt yêu cầu hay không. Đó cũng chính là lý do vì sao chúng ta thường thấy những trái mít bị cắt mất một góc.
Còn với những trái mít vận chuyển đi xa, họ phải dùng thuốc bảo quản để giữ được độ tươi ngon cho trái cây. Tuy nhiên ông chủ khẳng định, loại thuốc này được đơn vị nhập khẩu hoàn toàn cho phép và đạt tiêu chuẩn để xuất đi.
Những trái mít được bôi một lớp bột mì sau đó quét vôi lên. (Ảnh: Chụp màn hình)
Nói kỹ hơn về loại thuốc bảo quản, ông chủ vựa cho biết, đó không phải hóa chất độc hại mà là thuốc hữu cơ, có nguồn gốc Thái Lan, sau đó pha với nước tinh khiết, loại nước có thể uống được. Nếu không có loại thuốc này, trái cây sẽ bị úng, hỏng và không thể giữ lâu.
Về việc nhiều người nghi ngờ liệu loại thuốc này có làm cho mít chín nhanh hơn, người đàn ông khẳng định, thuốc này an toàn và không có tác dụng thúc đẩy quá trình mít chín.
Sau khi xịt thuốc, những trái mít này sẽ tiếp tục được quét một lớp bột mì lên để hút hết mủ rồi bôi vôi. Đây cũng chính là loại vôi các bà các mẹ hay sử dụng để ăn trầu nên khá an toàn.
Các trái mít được bôi một lớp vôi trắng để giữ cho chúng không bị vi khuẩn, nấm mốc xâm nhập. (Ảnh: Cắt từ clip)
Bên cạnh đó, theo lời chủ vựa mít, những công đoạn này là bắt buộc phải làm và phía đối tác còn yêu cầu thực hiện đầy đủ, để đáp ứng những điều kiện như không để vi khuẩn xâm nhập, không bị nấm mốc khi vận chuyển xa.
Liên quan đến vấn đề này, một người nông dân trồng trái cây khác là anh T.V.T.D., trú tại ấp Long Vinh, xã Long Thới (Chợ Lách, Bến Tre) cũng từng chia sẻ trên Vietnamnet cho biết: "Khi thu mua, thương lái sẽ cắt một góc vuông trên đầu, gần với cuống quả mít để kiểm tra độ già của quả mít, kiểm tra độ to và dày của múi mít, kiểm tra màu sắc và bên trong quả mít có bị xơ đen hay không. Bởi vì, mít Thái là giống mít cho năng suất và chất lượng cao nhưng lại rất dễ bị xơ đen". Qua quan sát họ sẽ dễ dàng đánh giá được trái mít thuộc loại 1, 2 hay 3.
Về việc nhiều người lo sợ thứ thuốc được phun vào mít là để thúc chín, anh D. cho biết điều này là bất hợp lý. Bởi thời gian từ lúc hái đến khi vận chuyển qua Trung Quốc ít nhất là 7 ngày, nếu trái bị chín thì sẽ không bán kịp.
Việc cắt một phần trái mít chỉ là để kiểm tra chất lượng. (Ảnh: Vietnamnet)
Trước đó, Phó Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật (BVTV) Đồng Nai, ông Nguyễn Công Tú cũng đã phải lên tiếng trên Công an nhân dân về nhiều tin đồn cho rằng mít bị cho thuốc "cực độc" ép chín. Theo đó, ông khẳng định đây là tin thất thiệt, gây hoang mang, ảnh hưởng đến người nông dân.
Về vấn đề bôi vôi lên trái cây, ThS. Nguyễn Chí Hiếu, Trưởng phòng Bảo vệ Thực vật, Viện cây ăn quả miền Nam (Sofri) cho biết trên Vietnamnet, việc làm này nhằm tránh nấm bệnh, gây thối rữa. Tuy nhiên, để an toàn, mọi người chỉ nên dùng vôi tinh khiết, chuyên dùng cho thực phẩm.
Vôi được bôi lên mít là loại an toàn. (Ảnh: Nông nghiệp)
Ngoài ra, khi bôi vôi cũng phải cẩn thận không để nứt hay bong khỏi vết cắt trên trái cây bởi vi khuẩn, nấm mốc có thể nhờ đó mà xâm nhập. ThS. Hiếu nhấn mạnh mặc dù khi dùng một hàm lượng nhỏ, vôi không gây độc nhưng cũng cần chú ý liều lượng nhất định, tốt nhất nên thực hiện các xét nghiệm để xác định xem nó có an toàn hay không.
Các thông tin đời sống xã hội sẽ liên tục được cập nhật tại YAN!
Cây quả lúc lỉu, sai trĩu trịt khiến CĐM trầm trồ không ngớt: "Nhìn đã thấy thèm thuồng" Nhìn những cây ra trái trĩu trịt, dày đặc như thế này, ai cũng phải thích thú và ghen tị với chủ nhà. "Trồng cây mong đến ngày hái quả" - tâm lý chung của tất cả những gia đình gieo trồng một loại cây nào đó đều mong đến mùa thu hoạch. Thật đã mắt khi sau bao nhiêu công chăm sóc,...