Những ông trùm xã hội đen khét tiếng một thời ở miền Tây
Kỳ 1- “Ông trùm” Hiếu xì-po và 39 tên thuộc hạ hùng cứ vùng đất Chợ Mới – An Giang như thế nào?
“Ông trùm” Năm Cam “thống soái” của thế giới ngầm ở TP.HCM một thời, trải qua hai giai đoạn cuối thập niên 1970 đến sau 30/4/1975 tồn tại khoảng hai thập niên nữa thì bị triệt phá. Từ khi “Ông trùm” Năm Cam và một số đàn em dữ dằn bị đền tội cho đến nay, tuy vẫn còn những băng nhóm xã hội đen nhỏ lẻ ngóc đầu dậy mà lực lượng công an chưa tiêu diệt hết nhưng sự manh động có tính chất như một tổ chức xã hội đen giống Năm Cam không còn.
Ngược lại, ở miền Tây, lại nổi lên những băng nhóm xã hội đen rất manh động, hoạt động có tổ chức dưới trướng của một “ông trùm” giống như Năm Cam khiến dư luận hoang mang lo sợ trước thế lực của chúng. Rút ra bài học từ vụ án Năm Cam, lực lượng công an các tỉnh miền Tây trong thời gian qua đa tích cực trấn áp, truy quét các tổ chức xã hội đen, chặt đứt những vòi bạch tuộc muốn vươn ra thâu tóm quyền lực trong thế giới ngầm, tranh giành lãnh địa, thực hiện việc gây án tàn bạo chẳng khác gì Năm Cam.
Đa có ít nhất ba băng nhóm giang hồ thuộc loại dữ dằn, mang tính cát cứ nổi lên ở ba tỉnh, thành thuộc khu vực miền Tây như: Hiếu xì-po ở An Giang, Thạch Quang ở Bạc Liêu và Lê Ngọc Ẩn tức Ba Ẩn ở Cà Mau. Những băng nhóm giang hồ miền Tây này hoạt động ra sao, thế lực của chúng như thế nào và lực lượng công an đa phải vất vả triệt phá chúng trong những năm gần đây để mang lại sự bình yên cho người vùng sông nước ra sao?
Hiếu xì-po là biệt danh của Võ Hoàng Hiếu (SN 1970, ngụ ấp An Thái, xã Hòa Bình huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang). Xuất thân trong một gia đinh lao động nghèo, đông con (Hiếu có bảy anh chị em). Vì thế, Hiếu không được học hành tới nơi tới chốn mà phải bỏ ngang để đi “ở đợ” cho hàng xóm và lớn lên với nghề chăn vịt chạy đồng.
“Ông trùm” Hiếu xì-po
Chân dung “ông trùm” chợ mới
Sáng sớm, Hiếu theo đàn vịt cả ngàn con rong ruổi trên các cánh đồng vừa thu hoạch lúa với vài ba bộ đồ bạc màu. Một cái bếp dầu, cái nồi nhôm, mấy cái chén dĩa, tô tộ, đôi đũa tre… và tấm bạt cao su dựng lều ngủ tạm qua đêm với đàn vịt.
Đó là tất cả hành trang của một thiếu niên bỏ học sớm bước vào đời làm tay chăn vịt. Ban ngày, Hiếu rong theo đàn vịt, chiều tối lùa vịt về một gò đất giữa đồng dựng lều ngủ tạm qua đêm. Suốt một ngày dầu dãi nắng mưa, đói no theo đàn vịt, tứ chi rã rời nằm xuống là mắt híp lại nhưng Hiếu nào ngủ được yên giấc vì vẫn phải mắt nhắm, mắt mở để canh trộm. Mỗi lần nghe đàn vịt rộ lên Hiếu phải choàng dậy cầm đèn pin ra soi đàn vịt sợ bị trộm viếng.
May mắn một đêm bình yên trôi qua, sáng sớm Hiếu lại thả vịt ra đồng cho chúng “chạy mồi” rồi theo đàn vịt tới bất cứ đâu chúng thích. Tối lại lùa vịt lên một gò đất trống, quây cà-tăng nhốt lại, sáng thả ra. Cứ thế, gã thiếu niên nghèo khổ mải miết rong ruổi theo những lứa vịt lớn lên để chủ bán Tết rồi lại mua đàn vịt con khác cho Hiếu chăn đồng… Ngày tháng trôi qua, Hiếu lớn lên rồi trở thành một thanh niên 20 tuổi lúc nào không hay. Nhưng tự nhìn lại mình, Hiếu vẫn là anh chăn vịt chạy đồng, vẫn hai bộ đồ vá chằm vá đụp dính lưng chứ không thể thoát ra khỏi cảnh nghèo túng triền miên.
Thấy con trai đã lớn, không thể mãi là anh chăn vịt nghèo hèn, ông Võ Văn Dừa nghĩ cách cưới vợ cho Hiếu để hắn có trách nhiệm với gia đình, tập trung làm ăn thoát khỏi đời anh chăn vịt chạy đồng. Sau nhiều ngày đắn đo, cân nhắc ông Võ Văn Dừa quyết định cưới cô Văn Thị Tuyết Nhung, một thôn nữ cùng địa phương mà ông đã “chấm” cho Hiếu.
Video đang HOT
Những tưởng có vợ, Hiếu sẽ lo làm ăn gầy dựng gia đình, chăm lo cho vợ con, nhưng trong đầu gã chăn vịt thì có nghĩ được nghề nghiệp nào cho ra hồn mà chỉ muốn kiếm tiền nhanh bằng… cờ bạc, mà cờ bạc gian lận mới mau phất. Nhờ cờ gian bạc lận mà trong thời gian ngắn Hiếu có được một số vốn lận lưng nên rủ theo một số bạn bè ra Long Xuyên “làm ăn”. Chẳng biết Hiếu “làm ăn” gì mà ngày ngủ, đêm thức để “hành nghề”, thỉnh thoảng Hiếu còn phải chạy bán sống bán chết để trốn công an truy bắt.
Rồi hai đứa con lần lượt ra đời, con trai đầu SN 1991 Hiếu đặt tên là Võ Minh Chí, con gái kế SN 1995 đặt tên Võ Thị Hồng Gấm. Tuy là một tay cờ gian, bạc lận, lừa lọc ngoài xã hội để kiếm sống nhưng Hiếu vẫn thương vợ và hai đứa con. Khi rời thế giới lừa đảo, xô bồ, đầy mánh khóe thủ đoạn, về nhà hắn vẫn tắm mình trong không khí gia đình và xem đây là một mái ấm để tựa nương lúc tinh thần chao đảo.
Gây dựng thế lực giang hồ
Khi đã lận lưng được số vốn kha khá, Hiếu quyết định mở một quán cà phê cho vợ đứng ra trông coi, còn hắn sẽ dùng nơi này tập hợp đàn em tính chuyện “làm ăn lớn” sau này. Nghĩ là làm, Hiếu bung tiền ra thuê một miếng đất làm mặt bằng mở quán cà phê tại ấp An Thái (xã Hòa Bình, huyện Chợ Mới). Đúng như kế hoạch, quán cà phê chỉ là bề nổi, thể hiện sự làm ăn chân chính.
Còn bên trong Hiếu bắt đầu quy tụ đàn em về dưới trướng, đó là những tay anh chị trong thế giới cờ bạc mà Hiếu đã quen biết như các tên: Giàu thẹo, Lành tiến sĩ, Hậu Tony, Tinh thái sư… cứ nghe hỗn danh những tên này đã đủ biết là thành phần có “số má” trong giang hồ. Do vẫn còn bơ vơ, chưa có một “ông trùm” để cai quản nên Hiếu là người được bọn chúng chọn để quy phục đồng thời chính Hiếu cũng đang cần những tay sát thủ này về dưới trướng.
Thời gian này Hiếu mua chiếc xe gắn máy Sport để đưa đón con đi học nên có biệt danh là Hiếu xì-po. uán cà phê khaitrương chỉ ít lâu, một hôm Hiếu xì-po đưa con đi học chưa về kịp thì có một đám dân chơi ở địa bàn khác ào tới gây sự đập phá quán tan tành. Lúc đó, Tuyết Nhung, vợ Hiếu trông coi quán chỉ biết ôm mặt khóc.
Khi Hiếu xì-po về tới, thấy cảnh quán điêu tàn còn vợ thì khóc tức tưởi tính chuyện đóng cửa quán cho yên thân thì Hiếu xì-po sững cồ thách đố: “ĐM, tao mà không tính sổ bọn phá quán này thì thề không xứng danh là Hiếu xì-po”. Ngay lập tức Hiếu triệu tập đàn em lên kế hoạch “tính sổ” đám thanh niên đã dám trêu ngươi mình. Cuộc xuất quân “mở hàng” hoàn toàn thắng lợi, đám thanh niên chưa biết oai Hiếu xì-po bị đàn em của hắn “dần” cho một trận tơi tả.
Thế là ngày hôm đó danh tiếng của Hiếu xì-po đã nổi lên ở khu vực Chợ Mới. Cuộc “lấy số” giang hồ thành công mỹ mãn gắn với biệt danh Hiếu xì-po khiến giang hồ nể mặt “ông trùm” mới lộ diện. Nhân cơ hội này Hiếu xì-po thành lập luôn băng nhóm đòi nợ thuê, chém mướn do hắn làm “ông trùm” với 39 tên đàn em có máu mặt, số má giang hồ. Để có tiền nuôi quân, Hiếu xì-po mở trường gà tại nhà mình, đàn em về dưới trướng khá đông, sẵn có nghề, Hiếu xì-po dạy cho các đệ tử mánh khóe cờ gian, bạc lận, lắc bầu cua cho ra kết quả như ý muốn.
Quân lính đông phải có có “quan”, có “quân” cho ra một tổ chức xã hội đen, Hiếu xì-po bèn nghĩ ra chức “tổ trưởng phụ trách địa bàn” giao cho những đàn em thân tín đảm nhiệm. Thấy “tổ trưởng phụ trách địa bàn” có vẻ hành chính quá, chưa đủ “phê”, Hiếu xì-po bèn nghĩ ra thêm một chức “ác liệt” hơn, đó là chức “tổ trưởng tổ răn đe” chắc là để thi hành kỷ luật nội bộ và răn đe đối phương.
Thưởng phạt phân minh Mỗi đầu tuần Hiếu xì-po cũng… họp tổng kết hoạt động, đánh giá thành quả thu lượm được, rút kinh nghiệm ưu khuyết điểm, đàn em nào có công thì thưởng, có tội thì phạt, thưởng phạt phân minh rồi… phát lương nên đám đàn em rất nể oai phong của “ông trùm”.
(Còn tiếp)
Theo Congly
Vì sao trùm tội phạm Dũng "Phương" sắp được tự do?
Tin trùm tội phạm Trần Quốc Dũng, tức Dũng "Phương", bị bắt gây phấn khởi cho nhiều người dân và doanh nghiệp khu vực TP Cẩm Phả - Quảng Ninh. Tuy nhiên, bản án sơ thẩm mới được tuyên lại khiến cho không ít người lo lắng, bởi ngày ông trùm mãn án đã đến rất gần!
Bị hại sợ hãi, không dám tố cáo
Như Tiền Phong đã thông tin, tối 4/6/2013, Dũng "Phương" rủ em út tới quán bar O2 ở phường Cẩm Trung, TP Cẩm Phả, Quảng Ninh. Tại đây, anh Phùng Viết Thắng (SN 1986, trú tại phường Cẩm Thạch, TP Cẩm Phả) nhận nhầm bạn gái của Dũng là người quen, chạy tới chào hỏi. Cho rằng anh Thắng trêu bạn hắn, Dũng cùng đàn em đánh anh Thắng gãy xương sườn số 8, gãy răng 2.1, ngã gục tại chỗ. Sau đó, Dũng "Phương" trốn lên Hà Nội, chỉ đạo đàn em đe dọa, không cho anh Thắng tố cáo.
Công an Quảng Ninh với sự chỉ đạo, phối hợp của Bộ Công an đã kịp tiếp nhận đơn tố cáo của anh Thắng. Tối 19/6/2013, Dũng "Phương" bị bắt khẩn cấp tại Hà Nội, và di lý về Quảng Ninh. Ngay sau đó, anh Thắng bỗng có đơn xin... bãi nại cho Dũng "Phương". Được CQĐT động viên và bảo vệ, anh Thắng khai rõ, anh bãi nại bởi sợ hãi cho bản thân và cả gia đình anh. Việc bãi nại như vậy đương nhiên không được pháp luật chấp nhận, vụ án tiếp tục được điều tra.
Chân dung trùm Dũng "Phương"
Sau khi Dũng "Phương" bị bắt, CQĐT nhận được thêm đơn tố cáo của anh Lê Nhật Quang (SN 1987, trú Ngọc Lặc, Thanh Hóa). Theo đơn của anh Quang, vào ngày 26/8/2010, tại khu vực mỏ than Mông Dương, anh Quang đã bị Dũng "Phương" và đàn em bắt, giữ, đánh đập. Nhận thấy tố cáo của anh Quang có căn cứ, Công an Quảng Ninh đã kịp thời khởi tố thêm vụ án "bắt, giữ người trái pháp luật", "cố ý gây thương tích" đối với Dũng "Phương" và đồng bọn, bị hại là anh Lê Nhật Quang.
Kết luận điều tra, Dũng "Phương" đầu vụ
Ngày 17/12/2013, Công an Quảng Ninh ra kết luận điều tra, đề nghị truy tố Dũng "Phương" về tội "cố ý gây thương tích" đối với anh Phùng Viết Thắng, đồng thời đề nghị truy tố Dũng "Phương" và đồng bọn trong vụ "bắt, giữ người trái pháp luật" và "cố ý gây thương tích" đối với anh Lê Nhật Quang.
Đối với vụ việc gây ra cho anh Quang, tuy Dũng "Phương" chỉ bị đề nghị truy tố về hành vi "giữ người trái pháp luật", song CQĐT vẫn nhận định Dũng "Phương" là kẻ cầm đầu, tổ chức, phân công các đồng phạm khác. Không chỉ bắt, giữ anh Quang, Dũng "Phương" và đồng bọn còn có hàng loạt hành vi trái pháp luật khác tại bãi than nơi anh Quang làm thuê, việc này sẽ được nói ở số báo tới.
Trong vụ "bắt, giữ người trái pháp luật", Dũng "Phương" và đồng bọn còn có dấu hiệu "cướp tài sản", CQĐT đã khởi tố, nhưng sau đó đã tách vụ án để tiếp tục điều tra và xử lý sau.
Quán bar O2, nơi xảy ra vụ Dũng Phương đánh đập anh Phùng Viết Thắng
Khi ra cáo trạng, Dũng "Phương" cuối vụ!
Ngày 10/1/2014, Viện KSND tỉnh Quảng Ninh ra bản cáo trạng, truy tố Dũng "Phương" và đồng bọn ra toà. Với lý do "anh Phùng Viết Thắng có đơn rút yêu cầu khởi tố", Viện KSND tỉnh đã đình chỉ vụ án "cố ý gây thương tích" của Dũng "Phương" đối với anh Phùng Viết Thắng.
Đối với anh Lê Nhật Quang, tuy có nêu hàng loạt hành vi vi phạm pháp luật của Dũng "Phương" và đồng bọn tại bãi than nơi anh Lê Nhật Quang làm thuê (nổ súng thẳng vào người trên chòi canh, đánh đập nhiều người, lục soát điện thoại một số người, bắt tất cả họ quỳ trong nhà và ngoài sân), song cáo trạng không truy cứu trách nhiệm hình sự của Dũng "Phương" và đồng bọn về những hành vi này.
Với riêng Dũng "Phương", cáo trạng chỉ truy cứu một hành vi "giữ người trái pháp luật". Các đàn em khác của ông trùm có thêm các hành vi "bắt người trái pháp luật", "cố ý gây thương tích", vì vậy họ phải đứng trước Dũng "Phương", ông trùm thành ra "phải" đứng sau cùng trong danh sách các đối tượng bị truy tố.
Mức án nhẹ nhất, sắp mãn hạn tù
Ngày 17/3/2014, TAND tỉnh Quảng Ninh đã mở phiên toà sơ thẩm xét xử Dũng "Phương" và đồng bọn.
Đàn em nổi cộm nhất của Dũng "Phương" là Đồng Như Thanh (kẻ đã nổ súng tại bãi than nơi anh Lê Nhật Quang làm thuê) bị phạt 42 tháng tù về tội "cố ý gây thương tích", 15 tháng tù về tội "bắt, giữ người trái pháp luật". Một đàn em khác là Mai Thế Dũng tức Dũng "Con" bị phạt 30 tháng tù về tội "cố ý gây thương tích", 15 tháng tù về tội "bắt, giữ người trái pháp luật". Hai đối tượng còn lại chịu mức hình phạt bằng với Dũng "Con" hoặc nhẹ hơn chút ít.
Riêng ông trùm Dũng "Phương" chỉ bị phạt... 12 tháng tù về tội "giữ người trái pháp luật". Theo hồ sơ, Dũng "Phương" bị bắt ngày 20/6/2013. Với hình phạt "nhẹ hều" như vậy, chỉ hơn hai tháng nữa, ông trùm tội phạm khét tiếng vùng Đông Bắc lại được trở về xã hội.
(Còn tiếp)
Theo Tổ PV Điều tra (Tiền Phong)
Một vụ án lạ lùng giữa hai người đàn bà sinh năm 1953 Lạ lùng không phải bởi ngay từ cáo trạng đầu tiên, TAND TP.Pleiku, Gia Lai khi thụ lý đã phải trả lại yêu cầu điều tra bổ sung, cũng không phải qua hai phiên tòa hình sự sơ thẩm xét xử vụ án "cố ý gây thương tích" giữa hai bà già (sinh 1953) tiếp tục được trả lại để điều tra bổ...