Những ông hoàng bà chúa ‘hét ra lửa’ thống trị làng thời trang đương đại
Sau Karl Lagerfeld, những tên tuổi của các nhà thiết kế thời trang nổi tiếng thế giới này thường gắn liền với các thương hiệu thời trang đình đám mà thành tựu của họ đạt được như một cuộc cách mạng làm thay đổi bộ mặt của thế giới thời trang.
Dưới đây là một số nhà thiết kế thời trang nổi tiếng thế giới sau Karl Lagerfeld, họ là những con người cho tới hiện nay đã cống hiến suốt cuộc đời của mình cho ra đời những BST lẫy lừng, tỉ mỉ trong việc khắc họa, tô điểm vẻ đẹp của con người thông qua những kiệt tác thời trang của họ.
Vào năm 1997, nhà thiết kế Gianni Versace bị ám sát ngay trước thềm biệt thự cạnh bãi biển Miami, Florida (Mỹ). Dù có đau khổ nhưng cô em gái Donatella Versace vẫn thấy rõ trách nhiệm của mình trong việc thừa kế đế chế thời trang của gia đình.
Với vai trò phó chủ tịch kiêm nhà thiết kế chính của nhà mốt, Donatella vẫn “chèo lái” thành công thương hiệu mà anh mình gầy dựng đứng vững toàn cầu với hơn 81 cửa hàng flagship stores trên toàn thế giới và hơn 124 điểm bán lẻ trong các hệ thống trung tâm thương mại lớn ở Mỹ như Neiman Marcus, Bergdorf Goodman và Saks Fifth Avenue.
Donatella chụp hình cùng anh trai – nhà thiết kế huyền thoại Gianni Versace khi ông còn sống.
Đầu tháng 12/2017, NTK Donatella Versace nhận được giải thưởng “Biểu tượng thời trang của năm” do Hiệp hội Thời trang Anh trao tặng. Đây là sự tôn vinh xứng đáng mà làng mốt dành cho bà sau nhiều năm cống hiến. Gianni là người đã xây dựng đế chế Versace, nhưng Donatella mới là người kế thừa và nối tiếp sự thành công của thương hiệu cho đến thời điểm hiện tại.
Nhà thiết kế người Ý giỏi giang này đã thành công trong việc gầy dựng sự nghiệp mà anh trai để lại để cho tới tận thời điểm hiện tại, thương hiệu Versace vẫn luôn thành công và phát triển mạnh trong làng thời trang thế giới.
Trong show Xuân Hè 2018 của Versace với cảm hứng từ người anh quá cố. Bà đã tái hiện khoảnh khắc lịch sử năm 1991 với những siêu mẫu huyền thoại dưới thời người anh Gianni Versace gồm Helena Christensen, Cindy Crawford, Naomi Campbell, Carla Bruni và Claudia Schiffer. Họ catwalk đầy kiêu hãnh như những nữ thần gợi cảm trong mẫu đầm ánh kim lấp lánh.
BST Thu / Đông 2019-2020 của nhà mốt Versace tại Milan Fashion Week diễn ra vào tuần vừa qua.
Nhà thiết kế người Ý bén duyên với thời trang ngay từ năm 23 tuổi, bắt đầu bằng nghề trang trí cửa sổ cho những cửa hàng bán lẻ, nhưng phải đến năm 41 tuổi, Giorgio Armani mới thành lập thương hiệu của riêng mình. Ông là chứng minh sống cho câu nói “Tuổi tác nghiễm nhiên chỉ là một con số.”
Nhà thiết kế đa tài người Ý bắt đầu thành lập thương hiệu riêng vào năm 41 tuổi
Giorgio Armani mạnh dạn “phủ sóng” ở thị trường nhiều nước lớn như Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc từ rất sớm, nên danh tiếng của ông gây được tiếng vang trên toàn cầu. Ông còn là một nhà thiết kế đa tài, không chỉ làm ra quần áo cho nam giới và phụ nữ, mà có cả kính mắt, tất chân, bộ sưu tập quà tặng, đồng hồ, mỹ phẩm, trang sức , dầu thơm.v…v.
Nhà thiết kế 85 tuổi này là một trong những đế chế thời trang hiếm hoi vẫn thuộc sở hữu cá nhân và tất cả mọi lợi nhuận thu được đều “chảy” vào trong túi của ông hoàng thời trang danh tiếng này.
Giorgio Armani là NTK phương Tây đầu tiên mở cửa hàng thời trang của mình ở Trung Quốc vào năm 1998. Trong hình ông cùng dàn mẫu Trung Quốc tại show thời trang “One Night Only” diễn ra ở thành phố Bắc Kinh vào năm 2012.
Video đang HOT
Xuất thân từ một gia đình nghèo nhập cảnh vào Hoa Kỳ, nhà thiết kế Ralph Lauren sinh năm 1939 là con trai út một gia đình Do Thái ở Đông Âu nhập cư vào New York. Năm 1967, ông bắt đầu bước chân vào làng mốt với công việc thiết kế cà vạt cho đàn ông và thành lập thương hiệu Polo.
Sau khi thành công với thương hiệu Polo, năm 1997, công ty thời trang của Ralph Lauren được niêm yết trên thị trường chứng khoán và đã được định giá gần 1 tỉ USD. Sự thành công của thương hiệu Polo và các thương hiệu khác của Ralph Lauren đã làm cho tài sản của ông chủ tăng liên tục.
Những sản phẩm thiết kế khỏe khoắn, thanh lịch và đẳng cấp của Ralph Lauren vẫn đang ngày ngày hút hầu bao khách hàng vào két sắt cho ông.
Ông đặc biệt thích sản xuất các thiết kế couture và tổ chức những show trình diễn thời trang hoành tráng, thu hút sự quan tâm đặc biệt của báo giới và các tín đồ thời trang
Nhắc tới Ralph không ai không thể quên được dòng áo Polo kinh điển làm từ vải thun, tay cộc, cổ gập cùng hình ảnh đại diện cho môn thể thao quý tộc ở Anh một thời, cho đến thời điểm hiện tại dòng áo này vẫn được phái mạnh ưa chuộng.
NTK Ralph Lauren còn nhận được sự tín nhiệm của các nhân vật chính trị gia quyền lực để thiết kế các trang phục cho họ như bà Hilary Clinton hay Đệ nhất phu nhân Mỹ Melania Trump.
Chính trị gia Hillary Clinton đã lựa chọn cho mình bộ âu phục tinh tế và sang trọng đến từ NTK Ralph Lauren
Đệ nhất Phu nhân Mỹ Melania Trump chọn một thiết kế váy màu xanh biển thanh lịch của Ralph Lauren khi xuất hiện bên tổng thống Donald Trump.
Sau 50 năm cống hiến cuộc đời mình cho thời trang, NTK Ralph Lauren đã vinh dự nhận được danh hiệu Hiệp sĩ Danh dự từ Nữ hoàng Elizabeth II của Anh và ông cũng chính là nhà thiết kế Mỹ đầu tiên nhận được danh hiệu cao quý này.
Trong khuôn khổ Tuần thời trang New York 2018 năm ngoái, Ralph Lauren ra mắt bộ sưu tập đặc biệt ở giữa công viên trung tâm Manhattan nhân dịp 50 năm sự nghiệp của mình
Vivienne Westwood là nhà thiết kế người Anh, ban đầu bà theo học sư phạm rồi trở thành giáo viên tiểu học khi ra trường. Đến khi bà gặp Malcolm McLaren, niềm đam mê thời trang như trỗi dậy trong bà.
Vivienne và McLaren là người đầu tiên tạo ra trào lưu punk của thập niên 1970 phát triển với trang phục và các phụ kiện kèm theo như kim băng, vòng cổ mặt hình lưỡi lam hay xe đạp, trang sức đóng đinh nhọn. Cùng với đó là phong cách trang điểm, làm tóc thái quá và khá là dị biệt.
Tên tuổi của Vivienne Westwood gắn liền với xu hướng thời trang punk đình đám của thập niên 1970, bà như là nữ hoàng thời trang pha trộn rock -punk nổi loạn và cá tính.
Hiếm hoi khi NTK nổi loạn Vivienne được gặp gỡ với vị Công nương Diana
BST Red Carpet Capsule Collection của Vivienne Westwood trình diễn ở đại sứ quán Anh tại Tokyo, Nhật Bản nhân kỷ niệm 60 năm trị vì của Nữ hoàng Elizabeth II (2012)
Năm 2011, bà được vinh danh là nhà thiết kế thời trang vĩ đại nhất nước Anh Britain’s Greatest British Fashion Designer.Cùng tước hiệu: “Huân chương Đế chế Anh” do Nữ hoàng Elizabeth II phong tặng.
Một trong những shoot chụp hình thời trang độc đáo của bà. Vivienne Westwood tạo dáng cùng người mẫu Elsie Njeri bên cạnh đường ray xe lửa xuyên qua khu ổ chuột Kibera, Kenya
Bà từng nói :”Cuộc sống của bạn sẽ đa dạng và phong phú hơn nhiều nếu bạn mặc những trang phục gây ấn tượng”.
Thiết kế của bà gồm những trang phục pha trộn với các loại trang sức kỳ quặc, cùng những kiểu tóc khác thường, cá tính mạnh và cách trang điểm hơi quá dị nhưng rất đặc trưng mang đậm phong cách Vivienne.
Những thiết kế mang đậm phong cách của Vivienne Westwood rất hợp cho các cô nàng cá tính mạnh
Phong cách thời trang nổi loạn và phá cách
Văn Luân
Theo saostar.vn
Thảm đỏ Oscar 2019 và sự thay đổi trong phong cách thời trang nam
Từ nam ca sĩ diễn viên Billy Porter, đạo diễn da màu Spike Lee cho tới tài tử Jason Momoa, thảm đỏ Lễ trao giải Oscar 2019 được ví von như đêm dạ tiệc thời trang đỉnh cao, nơi các quý ông tiếng tăm trong kinh đô điện ảnh Hollywood hội tụ.
Tại đây, chúng ta đã thấy được sự chuyển biến rõ rệt trong phong cách thảm đỏ của các quý ông, và lý do đằng sau sự thay đổi này là gì?
Vào sáng thứ hai vừa qua (25/02 giờ Việt Nam), Lễ trao giải thưởng của Viện hàn lâm, Oscar 2019 đã diễn ra rất thành công và đầy ấn tượng. Bên cạnh những màn trình diễn đáng nhớ tới từ các nghệ sĩ như Lady Gaga và Bradley Cooper, Adam Lambert và các thành viên nhóm nhạc huyền thoại Queen, phong cách thời trang nam trên thảm đỏ ngày hôm qua cũng là một câu chuyện tốn nhiều giấy mực của báo chí.
Ảnh: Update NewZ
Chỉ vài phút xuất hiện trên thảm đỏ, hình ảnh nam tài tử Jason Momoa cùng chiếc vòng nhung cột tóc đeo ở cổ tay ( scrunchie) đã nhập tràn trên các mặt báo thời trang. Nghe thì có vẻ như đó là một sự kết hợp đầy thảm họa, nhưng hãy nhìn lại tổng thể bộ cánh của vị "thủy thần": Jason Momoa đã mặc một bộ suit may đo bằng chất liệu nhung, màu hồng phấn pastel, được thiết kế bởi cố nhà thiết kế Karl Lagerfeld cho bộ sưu tập thời trang nam của Fendi.
Jason Momoa trong một thiết kế của Karl Lagerfeld. Ảnh: Getty Images
Phong cách thời trang nam này không chỉ tạo một sự hòa hợp nhịp nhàng với chiếc đầm dạ tiệc nổi bật cũng đến từ nhà mốt Fendi của "người bạn đời" Lisa Bonet, mà còn rất đồng điệu với chiếc nơ cột tóc cùng màu và chất liệu đeo quanh cổ tay. Đây được đánh giá là một "nước cờ" đầy táo bạo trong phong cách thời trang nam của ngôi sao Aquaman, người luôn mang vẻ phong trần nam tính, ngập tràn năng lượng của một gã trai đến từ miền biển.
Ảnh: Twitter
Quả thực, chính chiếc vòng cột tóc hồng phấn pastel cùng bộ suits cùng màu đã góp phần làm cuộc dạo chơi thời trang của các gã đàn ông Hollywood trở nên thú vị hơn bao giờ hết.
Đã qua rồi, cái thời mà thứ thú vị nhất các quý ông mang tới thảm đỏ đó là những sự biến tấu nho nhỏ trên những bộ suits như: cổ áo, hàng nút, dáng áo,... hay mặc suits màu xanh navi thay vì màu đen cổ điển, mặc áo sơ-mi màu đen thay vì màu trắng. Tất nhiên, thảm đỏ ngày hôm qua vẫn có những trang phục như thế, nhưng cũng có những thứ gọi là sự sáng tạo của thời trang: Billy Porter trong một bộ lễ phục tuxedo nhung cách điệu với một chiếc váy xòe vĩ đại, được thiết kế bởi thương hiệu thời trang Christian Siriano.
Billy Porter trong bộ váy tuxedo đến từ nhà mốt Christian Siriano. Ảnh: Red Carpet Fashion Awards
Vị đạo diễn đáng kính Spike Lee cũng không kém cạnh. Chỉ vài phút trên thảm đỏ, phong cách thời trang nam của ông đã trở thành một huyền thoại. Nhưng, có cả một câu chuyện ở đằng sau bộ trang phục đó. Bộ suits màu tím này đến từ thương hiệu thời trang may đo thần thánh Ozward Boateng, và sắc tím là để tưởng nhớ tới nam ca sĩ Prince, một người bạn thân thiết của vị đạo diễn. Ông cũng đeo một chiếc vòng cổ Amedeo Scognamiglio có hình Prince cùng đôi giày Jordan được thiết kế riêng bởi bàn tay của tượng đài Nike - Tinker Hatfield và được đích thân Michael Jordan tặng cho ông.
Ảnh: KBC
Spike Lee trong bộ cánh đến từ nhà mốt Ozwald Boateng và giày Jordan được thiết kế riêng. Ảnh: KBC
Bên cạnh đó, cũng còn những bộ cánh sao nam nổi bật như bộ suits nhung màu đỏ mận đến từ thương hiệu Etro của Stephan James kết hợp cùng với đôi boots màu trắng đến từ Giuseppe Zanotti hay bộ lễ phục may đo với những đường viền lấy cảm hứng từ những đường viền pyjama.
Stephan James trong một thiết kế từ nhà mốt Etro. Ảnh: GQ
Ảnh: GQ
Vậy, tại sao phong cách thời trang nam trên thảm đỏ lại thay đổi? Một phần lí do đến từ việc giải Oscar bắt đầu tăng tính đa dạng của mình trong nhiều năm gần đây. Suốt nhiều thập kỉ, "thời trang thảm đỏ" là một khái niệm chỉ những gã đàn ông da trắng nghiêm trang, sành sỏi, cứng nhắc với vẻ ngoài quý tộc, hào hoa và nam tính. Cho tới khi có những nam diễn viên như Mahershala Ali, Michael B. Jordan, hay Jason Momoa, họ phá cách, họ làm những gì họ yêu thích - và cả giới thời trang cũng như truyền thông, cùng những người nổi tiếng bắt đầu chú ý tới việc họ mặc gì trên thảm đỏ hơn.
Michael B. Jordan trong bộ lễ phục của Tom Ford. Ảnh Getty Images
Bên cạnh đó, cũng nhờ vào những bộ sưu tập tuyệt vời đến từ những "lâu đài thời trang" danh tiếng, những tuyệt tác lễ phục đỉnh cao đã giúp các quý ông tỏa sáng trong buổi hội ngộ. Giám đốc sáng tạo tài hoa của thương hiệu Pháp Givenchy, Clare Waight Keller, người nổi tiếng với việc thiết kế lên chiếc váy cưới đỉnh cao của công nương Meghan Markle, cũng đồng thời đứng đằng sau những thiết kế may đo nam đầy phá cách, đẳng cấp, điển hình là bộ suit đính hạt, với phần đuôi dài chấm gót cùng chiếc khăn lụa quấn quanh cổ thay cho chiếc cà vạt thông thường của Chadwich Boseman.
Chadwick Boseman trong bộ suit đến từ nhà mốt Givenchy Haute Couture. Ảnh: Esquire
Nam tài tử Nicholas Hoult đã chinh phục bộ cánh vị lai hoàn hảo từ trong BST Dior Men Đông 2019/20 của nhà mốt đương đại Dior. Với chi tiết dải lụa bóng trải dài mềm mại như thác nước từ phần cổ vòng qua eo thay cho thắt lưng, đây thật sự là một điểm nhấn đầy tính nghệ thuật đến từ bàn tay tài hoa của giám đốc sáng tạo Kim Jones.
Nicholas Hoult trong một thiết kế của Kim Jones thuộc BST Dior Men Đông 2019/20. Ảnh: GQ
Những biến động của các xu hướng thời trang đến từ các nhà mốt luôn là một điều thú vị, hấp dẫn đối với giới điệu mộ. Nhưng thảm đỏ là nơi những ranh giới về thời trang được xóa nhòa, những quy chuẩn cổ điển bị phá vỡ, là nơi không chỉ các quý bà, mà các quý ông cũng có quyền được trưng diện, được "bay nhảy", "chơi đùa" với các phong cách thời trang nam khác nhau mà không còn những bó buộc, gò ép nào như trên những sàn diễn. Suy cho cùng, với một kinh đô điện ảnh hội thụ đầy đủ những nam nhân tiếng tăm nhất trên toàn thế giới như Hollywood, một nam diễn viên thì cũng chỉ như một cậu trai bình thường, hơn là một mẫu nam trên sàn diễn Paris.
Cuối cùng. với dòng chảy của thời trang ngày càng mạnh mẽ, mọi người cũng dần nhận thức được tầm quan trọng của phong cách ăn mặc của bản thân hơn, thì việc các sao nam mặc gì trên thảm đỏ cũng được chú ý hơn.
Theo elleman.vn
Thảm đỏ Oscar: Quá trình chuẩn bị kỳ công cho "một phút tỏa sáng" của minh tinh Hollywood Để có màn xuất hiện ấn tượng nhất trên thảm đỏ Oscar, dàn sao Hollywood đã phải chuẩn bị những gì trước thềm lễ trao giải điện ảnh danh giá này? Bên cạnh "cuộc đua" giành tượng vàng của các ứng cử viên, Oscar hằng năm còn được mệnh danh là "đại tiệc thời trang" bởi sự xuất hiện của những tên tuổi...