Những ông chồng quen thói “ăn sẵn”
Tưởng chỉ có chuyện chồng gia trưởng mới khiến chị em than vãn. Nhưng một tính xấu rất nhiều ông chồng mắc phải cũng khiến các bà vợ mệt mỏi: Tính “ăn sẵn” hay nôm na là… “bệnh lười”.
Muôn kiểu chồng lười
Khi mạng xã hội trở nên thông dụng, các group cũng chính là nơi chị em tìm đến giãi bày tâm sự. Bao nhiêu uất ức dồn nén bày ra, bấy nhiêu cảm thông, sẻ chia nhận về. Vậy nên mới đây, khi một mẹ bỉm hai con nửa đêm than van chuyện chồng quá lười, các bà vợ khác cũng được dịp “trút giận”, ngay lập tức chủ đề được bàn luận vô cùng sôi nổi.
Chị kể:
Có chị em nào giống mình không? 9 năm hôn nhân, những năm đầu cũng hạnh phúc yêu thương nhưng càng ngày mình càng thấy chán nản. Chồng mình giờ đây hầu như không quan tâm chia sẻ mọi thứ trong gia đình.
Anh ấy rất lười, ngại việc, sức ì rất lớn. Cả hai cùng đi làm nhưng về đến nhà là toàn bộ việc nhà mình xoay ngược xuôi đến khi dọn mâm cơm thì anh ấy rời chiếc điện thoại ra và ăn, xong rồi lại điện thoại tivi, mặc kệ vợ bù đầu với con. Đi tắm cũng sai lấy quần áo, khăn tắm. Đi làm cũng phải lấy quần áo, khẩu trang sắp sẵn…
Nhiều lúc mình cảm thấy stress kinh khủng, nhất là từ ngày sinh thêm bé thứ 2. Đã có lúc mình cảm thấy nản, tưởng như phải dừng lại. Nhưng nghĩ đến 2 đứa con mình lại không thể. Đấy lâu rồi không khóc, tự dưng viết đến đây nước mắt cứ chảy ra. Mình chỉ muốn chia sẻ với các chị, các em, có ai giống mình không. Các chị em trong nhóm cho mình lời khuyên với, mình phải làm sao bây giờ?
Minh họa từ internet
Từ câu chuyện khơi mào, bao nhiêu chị em cũng được thể kể lể. Một chị khác đồng cảm: chị ơi em cũng từng như thế này nè chị, em chỉ có một cháu thôi nhưng khi đó công việc là em nhận về nhà làm nên mọi thứ chồng đều xem như đó là việc đương nhiên của vợ, đi làm về chỉ biết có sẵn cơm ăn, nhà cửa gọn gàng con cái không phải chăm. Cảm giác chồng về nhà không khác gì cái quán trọ qua đường thật ức chế mệt mỏi. Đỉnh điểm là khi con bị bệnh mình em cứ loay hoay, chồng thờ ơ như thể đó không phải chuyện của mình.
“Trị” chồng lười: hãy… lười hơn chồng
Người ta hay bảo việc nhà vặt vãnh nhưng thực tế nó rất mất thời gian và tốn nhiều công sức. Không ít gia đình đã rạn nứt hạnh phúc chỉ bởi ông chồng vô tâm, phó mặc vợ tề gia nội trợ.
Cho nên, việc “cải tạo” chồng lười không chỉ là chuyện chia sẻ gánh nặng việc nhà mà còn là “cầu nối” tình cảm vợ chồng, tránh nguy cơ tan đàn xẻ nghé từ những mâu thuẫn âm ỉ.
Vì lẽ đó, nhiều chị em từng “sở hữu” một ông chồng quen thói ăn sẵn đã tư vấn cách “hóa giải” hiệu quả tình trạng này. Có nhiều giải pháp được chị em chia sẻ nhưng tựu trung lại, cách “lấy độc trị độc” được hưởng ứng hơn cả. Theo các mẹ bỉm, muốn chồng bớt lười thì vợ… phải biết lười. Bởi thực tế, sự lười biếng của chồng có một phần trách nhiệm ở người vợ.
Mẹ Bích Tr. chia sẻ:
Video đang HOT
Chắc do chị chiều ảnh từ đầu rồi. Riết sướng nên quen. Chồng em trước kia cũng ham chơi lắm nhưng từ khi em mang bầu bé thứ 2 người yếu hẳn thì em bắt đầu nhờ vả chồng. Ví dụ anh giúp em tắm cho con, em rất mệt, anh giặt đồ cùng em với em bữa nay đau tay. Anh luộc giúp em nồi rau nhé em bận xíu…
Dần dần chồng em cũng hình thành phản xạ ăn cơm xong rửa chén, có quần áo dơ là đem giặt, sáng ngủ dậy quét nhà quét sân… thậm chí đi chợ mua thịt cá rau dưa nữa.
Bạn Đan Vy lại có chiêu độc hơn:
Chị hãy lười thật lười, các bé nhà chị em không rõ bao nhiêu tuổi, nhưng chị hãy hướng dẫn cho các bé tự làm các việc liên quan đến bản thân (các việc trong khả năng). Các việc chị vẫn đang làm cho chồng như: chuẩn bị quần áo, khẩu trang… bây giờ chị sẽ không làm nữa.
Ai cũng có chân, có tay, 1 cơ thể khoẻ mạnh bình thường thì chẳng có lý do gì phụ thuộc vào 1 người bình thường khác những cái sinh hoạt của bản thân như vậy.
Bạn Vô Thường hưởng ứng:
Lười 1 tí đi bạn. Đừng làm luôn vai trò của người chồng. Phụ nữ đừng quá mạnh mẽ. Có những việc mình cố thì vẫn làm được nhưng vẫn vờ yếu đuối để chồng làm. Không phải bản chất mình lười mà mình muốn anh ấy chung tay vào chăm sóc gia đình, để anh ấy thấy rõ vị trí của mình trong tổ ấm. Nếu lâu dần anh ta sẽ đi về như 1 người khách trọ. Bàng quang vô trách nhiệm với cả vợ con. Mình đã từng như thế
Nói chung, để biến một ông chồng quen thói ăn sẵn trở thành siêng năng không phải chuyện một sớm một chiều. Các bà vợ đừng vội nản lòng, hãy kiên nhẫn và tìm hiểu tâm lý của anh xã. Hãy lựa một lúc nào cả hai cùng rảnh rỗi, ngồi xuống và nói với anh ấy về khúc mắc của bạn.
Và nên nhớ, dù bực bội nhưng khi anh ấy làm một việc gì đó, hãy cố gắng dẹp bỏ những ức chế và dành lời khen cho chồng để tạo ra một sự phấn khích trong tâm lý và anh ấy sẽ thử làm lại điều ấy nhiều hơn.
Bạn có thể gọi chồng cùng làm một vài việc trong nhà. Phải nỗ lực dần dần để cải thiện thói quen lười biếng của chồng, đừng vội vã giao hàng đống công việc và để mặc anh ấy vật lộn. Hãy chia việc cố định trong nhà cho chồng. Nếu anh ấy không thực hiện, hãy mặc kệ. Sự cứng rắn, không cả nể này sẽ giúp bạn khắc phục phần nào sự lười biếng vô tội vạ của chồng.
D.Hồng
Theo nld.com.vn
Chồng gia trưởng, vũ phu lại cặp bồ, tôi chẳng ngờ đời lên tiên nhờ mẹ chồng cay nghiệt
Nhiều hôm anh về nhà trong tình trạng say khướt rồi chửi bới tôi. Tôi biết, tình cảm giữa chúng tôi chẳng sâu đậm gì, nhưng hơn hết, anh muốn chiếm hữu và sở hữu tôi. Anh như phát điên khi nghĩ đến cảnh vợ mình dám tơ tưởng đến người đàn ông khác.
Năm vừa tròn 20 tuổi, tôi lên xe hoa về nhà chồng. Ở nơi tôi ở, độ tuổi ấy cũng chẳng còn sớm gì, điều tôi tiếc nuối duy nhất chỉ là đã kết hôn theo sự sắp đặt của cha mẹ.
Ngày ấy, tôi là một cô gái được xếp vào diện có nhan sắc ở làng. Gia đình không có điều kiện nên học xong cấp 3 tôi theo mấy người làng bên đi học may để lấy cái nghề. Được trời phú cho sự khéo léo nên sau 1 năm, quán may quần áo nho nhỏ của tôi cũng được nhiều người biết đến, từ đó mà có đồng ra đồng vào.
Khách của tôi hồi đó chủ yếu là các thanh niên, mà đúng hơn là cánh trai làng. Trước sự tán tỉnh của nhiều người, tôi cũng rung động trước một anh chàng hơn tôi 3 tuổi.
Thế nhưng mọi chuyện cũng chỉ là tình trong ý. Vài tháng sau, mẹ tôi dẫn theo một người phụ nữ trông có vẻ giàu có ở làng bên sang nói chuyện. Thấy mẹ có vẻ đon đả tiếp đón, tôi đã dự được người phụ nữ đó không phải chỉ đến thăm nhà.
Sau khi tiễn người phụ nữ đó về, tôi mới biết bà đến nhà mình để xem mặt. Mẹ bước vào nhà, cầm tay rồi nhìn vào mắt tôi. Mẹ nói muốn tôi được đổi đời, thoát khỏi cảnh sống thiếu thốn nên đã nhờ người mai mối cho vào một gia đình khá giả ở làng bên.
"Mẹ phải khải khó khăn lắm mới tìm được người ta. Con ạ, tình yêu cũng không mang ra ăn được, không có tiền vợ chồng cũng chẳng thể nào hạnh phúc bên nhau".
Đám cưới của chúng tôi được tổ chức một cách nhanh chóng chỉ sau 1 tháng kể từ ngày bà ấy qua nhà xem mặt. Tôi cũng từ bỏ thứ tình cảm mới chớm cùng anh chàng kia để đi lấy chồng. Hơn ai hết, tôi là người đã chứng kiến mẹ khổ thế nào. Tôi muốn làm điều gì đó báo đáp cho mẹ.
Tôi muốn làm điều gì đó báo đáp cho mẹ. Ảnh minh hoạ.
Bố mẹ chồng tôi có xe chạy thu mua nông sản các tỉnh miền Bắc, nhà lúc nào cũng lái xe rồi thợ bốc vác cả chục người. Lấy chồng xong tôi không còn làm may mà ở nhà chăm sóc gia đình theo ý của nhà chồng.
Nói là chăm sóc nhà chồng, nhưng mọi việc cơm nước cho cánh lái xe làm cho nhà đều đến tay tôi. Sáng sớm dậy quét quáy nấu cơm rồi đi chợ, về giặt quần áo đã đến bữa trưa. Mang tiếng lấy chồng giàu mà tôi chưa khi nào được nghỉ ngơi dù chỉ một ngày.
Mỗi lần về nhà thăm mẹ, nhìn con gái ăn mặc tươm tất mẹ tôi đều nghĩ tôi lấy chồng sướng lắm. Chẳng phải chỉ riêng mẹ mà tất cả hàng xóm của tôi đều nghĩ vậy. Cũng phải thôi, ở vùng này có mấy nhà được khá giả như nhà chồng tôi.
Tôi đã từng nghĩ, phụ nữ là người sẽ vun vén cho tổ ấm nên tình cảm rồi ở với nhau sẽ phát sinh dần. Thế nhưng mọi chuyện có vẻ không đơn giản như vậy.
Chồng tôi bình thường cũng là người khá dễ chịu nhưng anh lại mắc phải tính nghiện nhậu. Mỗi lần đi nhậu lũ bạn đểu lại kích rằng vợ chồng lấy nhau cả năm vẫn chưa có con, tôi lại hay ra ngoài chợ búa gặp gỡ người nọ người kia, có lẽ nào là tôi có tình ý khác, không muốn đẻ.
Nhiều hôm anh về nhà trong tình trạng say khướt rồi chửi bới tôi. Tôi biết, tình cảm giữa chúng tôi chẳng sâu đậm gì, nhưng hơn hết, anh muốn chiếm hữu và sở hữu tôi. Anh như phát điên khi nghĩ đến cảnh vợ mình dám tơ tưởng đến người đàn ông khác.
Không cần nghe tôi nói, anh cứ thế đánh tôi chẳng nương tay. Thời gian sau đó, khi tôi sinh con gái đầu lòng, những trận đòn roi lại càng trở nên quen thuộc. Anh nói tôi là giống không biết đẻ.
Thanh xuân của tôi cứ héo mòn theo những lời đay nghiến, mắng chửi đó. Vì con, tôi lại nén lại mọi tủi nhục để mong con có được gia đình đủ mẹ đủ cha.
Rồi anh có bồ, thậm chí còn ngang nhiên qua lại với cô ta. Tôi khóc cạn nước mắt, rồi cả van xin anh hãy vì đứa con mà dừng lại chuyện sai trái đó. Nhưng không, anh chẳng hề thay đổi gì.
Tôi cứ nghĩ, bố mẹ chồng chứng kiến mọi chuyện sẽ biết đường khuyên nhủ con trai. Song đó chỉ là những suy nghĩ ngây thơ của một mình tôi.
Giọt nước tràn ly khi mẹ chồng đã động chạm chửi bới đến bố mẹ tôi. Ảnh minh hoạ.
Không đẻ được con trai, chồng lại đi cặp với người đàn bà khác, trong mắt mẹ chồng tôi thực sự không còn giá trị gì. Bà chửi tôi không biết giữ chồng, không biết vun vén nên chồng mới phải đi tìm người đàn bà khác. Tôi làm điều gì không vừa lòng, bà sẵn sàng túm tóc tôi tát rồi hất cả mâm cơm ra ngoài.
Tôi đã nghĩ mình sẽ chịu đựng được tất cả, cho đến một ngày bà nhắc đến người mà chưa khi nào tôi tưởng tượng được. Bà buông những lời cay nghiệt, nói tôi giống nòi của người mẹ nghèo nên mới mới ngu si, không biết đẻ và để cửa nhà ra nông nỗi này.
Câu nói đó như giọt nước tràn ly. Tôi viết đơn ly hôn ngay lập tức. Gia đình họ thấy vậy chỉ quan tâm đến một điều duy nhất, đó là tôi không được mang con đi và cũng không được mang bất cứ thứ tài sản gì đi.
Tôi chấp nhận tất cả rồi một mình lên thành phố. Tôi muốn bắt đầu một cuộc đời mới, muốn quên đi tất cả những nỗi đau.
Những ngày đầu lên thành phố lạ nước lạ cái, tôi xin vào rửa bát, bưng bê ở mấy quán cơm ven đường. Công việc vất vả mà thu nhập chẳng được là bao, nhưng ít nhất nó cũng giúp tôi sống qua ngày.
Rồi tôi nghĩ mình không thể sống mãi như vậy được. Cóp hết vốn liếng, tôi mua lại máy móc cũ rồi thuê nhà mở một hàng may nho nhỏ. Nhờ trời phù hộ, những khó khăn ban đầu nhanh chóng qua đi, cửa hàng tôi có khá nhiều khách. Đây cũng chính là lúc tôi gặp Tuấn, người chồng hiện tại của mình.
Thậm chí đến ngày cưới, tôi cũng chẳng thể tin vào hạnh phúc hiện tại của mình. Tuấn là người đàn ông đã chia sẻ mọi mất mát, đau đớn trong quá khứ cùng tôi. Anh tôn trọng, nâng niu dù biết tôi đã từng có một đời chồng.
Một điều có lẽ cả đời tôi cũng không thể quên được đó là khi nhà chồng cũ muốn trả lại con gái cho tôi nuôi để con trai họ có thể nhàn nhã đi lấy vợ mới. Khi biết chuyện, anh chính là người đã chủ động nói tôi đón bé về đây, anh sẽ thương yêu bé như con đẻ.
Đến giờ đã là 2 năm sau khi chúng tôi đến với nhau. Chúng tôi có thêm một bé trai con chung nhưng anh vẫn luôn yêu thương đối xử với bé Na con riêng của tôi như con đẻ. Ngẫm lại mọi chuyện, tôi thấy mình thật may mắn. Nếu ngày đó mẹ chồng tôi không cay nghiệt như vậy, có lẽ tôi đã cố cam chịu người chồng gia trưởng, vũ phu lại bội bạc kia.
Theo eva.vn
Là phụ nữ, sống chết cũng nhất định phải có được 1 trong 2 thứ này trong cuộc đời Phụ nữ muốn hạnh phúc và bình yên sống đến hết đời, nhất định phải có được 1 trong 2 hoặc tốt nhất là có cả 2 điều này! Tình yêu và tiền bạc là thứ phụ nữ luôn cần phải có... Trong cuộc đời này, chúng ta cả ngày bận rộn chẳng qua cũng vì 2 thứ: Tiền bạc và tình yêu....