Những ông chồng ngoan mùa dịch COVID-19
Cùng với hình ảnh những quán nhậu đìu hiu đợi khách sẽ là những giây phút gia đình ông H. quây quần bên bữa cơm tối, khu vườn xanh mướt của ông đồng nghiệp tôi và khuôn mặt rạng rỡ của chị M. khi chồng đi làm về đúng giờ.
17 giờ, dắt xe rời cơ quan, tôi đi thẳng một mạch về nhà. Cả tháng nay, trên đường đi làm về, tôi không bị vướng “gác chắn” là mấy ông bạn nhậu. Mùa dịch, rời cơ quan là ai về nhà nấy. Không ai rủ ai tranh thủ “làm vài chai” như lúc trước. Nói là “làm vài chai” nhưng thật ra có khi chúng tôi uống đến khuya, mấy bà vợ rầy rà “hội nhậu” dữ lắm.
Quán nhậu đìu hiu trong mùa dịch Covid-19.
Hôm trước, một ông đồng nghiệp cơ quan tôi than cả hai tháng nay ế độ nhậu. Chiều từ cơ quan về không ai rủ nhậu, rảnh tay nên ông dồn sức vào chăm sóc vườn rau trên sân thượng. Sau thời gian ngắn “ế độ”, ông đồng nghiệp của tôi đã có một vườn rau sạch xanh mướt trên sân thượng, đủ để ăn qua mùa dịch.
Vợ ông đồng nghiệp thấy chồng dạo này bỏ nhậu, siêng làm vườn nên cũng cất công xin chị em ở công ty mấy loại cây trồng độc, lạ về cho chồng trồng. Nghe đồng nghiệp kể, hôm qua vợ ông viết trên Facebook: “Mùa dịch, mấy ông chồng ngoan một cách bất ngờ. Dịch rồi sẽ qua, nhưng mong chồng mình lúc nào cũng như bây giờ”. Ông đồng nghiệp nói mấy dòng trạng thái của bà vợ hơi sến súa nhưng ngẫm lại cũng đúng, vì ngày thường có mấy khi ông về nhà mà không có mùi men.
Mấy ngày nay, “sự kiện” gây chấn động “hội nhậu” chúng tôi là việc ông H. tối nào cũng đăng Facebook hình ảnh “bữa cơm gia đình” do ông tự nấu. Sỡ dĩ chúng tôi coi chuyện rất đỗi bình thường này là “sự kiện chấn động” là vì ông H. chẳng mấy khi ăn cơm nhà buổi tối.
Cứ tầm 5 giờ chiều, đảo xe ngang qua quán C. đường Hoàng Sa thì thể nào cũng bắt gặp ông H. đang ngồi uống bia. Lúc thì ngồi với 2,3 bạn nhậu “chí cốt”, có khi bàn nhậu có cả chục người và kéo dài đến tận khuya. Nhưng, có một điều đặc biệt là ông H. không bao giờ ngồi uống được một mình.
Video đang HOT
Mấy tháng nay dịch bệnh, bạn nhậu sau giờ làm ai về nhà nấy nên ông H. cũng đành lủi thủi về nhà. Về sớm, trong khi vợ hay làm đến 9 giờ tối mới về. Thấy hai đứa nhỏ ngày nào cũng ăn cơm hộp, ông H. xót quá đành ghé siêu thị mua thức ăn về nấu. Tay nghề nấu ăn của “dân nhậu” thường không tệ, mấy đứa nhỏ và cả vợ ông bữa nào ăn cũng tấm tắc khen ngon. Ông H. khoái chí, ngày nấu càng nhiều món. Nấu xong, cho hai đứa con ăn trước, còn ông thì cứ ngồi chờ vợ về để ăn chung.
Nhiều ông chồng trở nên đảm đang bếp núc trong mùa dịch Covid-19 (ảnh minh họa).
Từ ngày Việt Nam công bố ca nhiễm Covid-19 số 34 đến nay, chúng tôi không còn nhận được cuộc gọi bất đắc dĩ lúc 11 giờ đêm của chị M. vợ anh T. nữa. Hôm kia, gặp chị M. ở đường Nguyễn Trãi, chị đang đi sắm cho anh T. mấy bộ quần áo mới và đôi giày. Gặp tôi, chị khoe ngay: “Cả tháng nay cứ 5 giờ 30 là ông T. về tới nhà, ăn cơm xong còn có thời gian chỉ cho mấy đứa nhỏ học. Ban đầu chị cũng thấy lạ, nhưng hỏi ra mới biết là mùa dịch không có ai rủ nhậu nên ổng về nhà làm chồng ngoan”.
Có là người trong cuộc mới hiểu nỗi khổ của chị M. khi chồng chị đi nhậu. Tôi đã nhiều lần chứng kiến chị chở anh T. từ quán nhậu về nhà trong bộ dạn say khướt. Do đã quá nhiều lần anh T. nhậu say, chạy xe về bị tai nạn giữa đường nên cứ 11 giờ đêm không thấy chồng về thì chị lại gọi điện. Biết vợ hay làm phiền khi nhậu, cứ “vào trận” là anh T. tắt nguồn điện thoại. Khi không gọi được cho chồng, chị M. phải gọi điện bạn bè chồng hỏi lòng vòng để biết nơi đến đón chồng về.
Mùa dịch, lắm nỗi lo nhưng chị M. lại trút được gánh nặng khi chồng chị bỏ nhậu. Dạo này, chị ít thấp thỏm tr ông chồng và cũng có anh T. phụ chăm con nên trông thần sắc chị khá hơn rất nhiều. Chị M. trông mong sao khi qua đợt dịch này anh T. cũng bỏ luôn cái tật ham nhậu.
Người ta nói, biến cố sẽ tạo ra sự thay đổi và điều đó đã đúng đối với dân nhậu trong mùa dịch này. Song song với hình ảnh những quán nhậu đìu hiu đợi khách sẽ là những giây phút gia đình ông H. quây quần bên bữa cơm; khu vườn xanh mướt của ông đồng nghiệp tôi và khuôn mặt rạng rỡ của chị M. khi chồng về đúng giờ. Biến cố dịch bệnh cũng có cái hay là đã biến nhiều ông chồng mê nhậu thành những ông chồng ngoan.
"Gửi mấy cô vợ đang thần thánh hóa việc chồng rửa bát: Từ lúc nào mà việc ông chồng to xác làm một việc bé tí teo lại biến thành cao siêu như thế!"
Việc một ông chồng rửa bát bỗng nhiên trở thành một việc to tát, cao siêu cứ như biểu diễn xiếc là sao?
Tình cờ rảnh rỗi online, tôi lạc vào một hội nhóm của chị em phụ nữ. Dạo này chị em đổi trend rồi, không đắm đuối vào những chuyện tình lãng mạn sến sẩm, không kiểu mơ tới "giá mình như cô Se Ri nhảy dù từ trên trời xuống mà tóc không bay ngược lên lại còn được rơi đúng trai đẹp" mà lại thích khoe bữa cơm gia đình với dạy nhau cách làm bánh sao cho đẹp. Kể ra vậy cũng tốt, phong trào phụ nữ nấu ăn, người vợ nữ công gia chánh mà lên cao thì sẽ tốt cho các ông chồng, tốt cho những đứa con, tốt cho mọi gia đình.
Nhưng trời ơi, ai đã nghĩ ra việc khoe các ông chồng rửa bát, nấu cơm, hút bụi thế này? Việc một ông chồng rửa bát bỗng nhiên trở thành một việc to tát, cao siêu cứ như biểu diễn xiếc là sao? Chồng rang được đĩa thịt cũng phải quay phim, chụp ảnh thật đẹp, miêu tả thật hay, khoe lên cho cả thiên hạ biết?!
Đã bao năm nay, chuyện một người chồng ngày ra ngoài kiếm tiền, tối về rửa bát, phụ việc nhà giúp vợ, đêm khuya lại thể dục thể thao cất cao tiếng hát, thì cũng bình thường thôi! Bây giờ thế kỉ 21 rồi, thực ra rửa bát xét theo góc độ nào đó cũng là một môn thể thao mang tính giải trí nhẹ nhàng, anh em "quẩy" tí là xong, lấy cái máy hút bụi chút (hoặc chỉ cần bấm, có con robot nó làm rồi), có cái gì đâu nhỉ?!
Đàn ông bây giờ phải tỉnh táo lên, đàn ông là vẫn phải đầu đội trời chân đạp đất, làm những việc lớn trong đời, thỉnh thoảng đỡ vợ, chứ để vợ bị cuốn vào cái trend này là nguy hiểm lắm!
Vợ là lực lượng luôn rất "tham lam" và hay đòi hỏi. Lực lượng này luôn cần chồng phải có sự nghiệp tốt, lương nộp đủ, là ông bố tốt, là tấm gương cho các con, nuôi dạy con tốt, chu đáo với nhà vợ, vẫn phải lãng mạn vào mọi dịp. Bây giờ lại còn đòi hỏi ông chồng còn phải cơ bắp 6 múi, đẹp trai, nấu ăn ngon rửa bát sạch - như chồng nhà người ta thế này thì nguy hiểm quá!
Là những anh chồng, hãy bình tĩnh, thậm chí mặc kệ trước việc vợ mình lại "ơ, chồng nhà người ta...". Nói chồng nhà người ta biết nấu một món ngon thì nó cũng quá là bình thường thôi, lôi con gà ra đây, ông nào chả cắt tiết vặt lông luộc lên làm ngon luôn. Chẳng qua mấy bà vợ kia là chăm chụp ảnh và có khướu viết văn thôi.
Đàn ông trẻ - các chú cũng khôn lắm, anh lạ gì! Việc "thả thính" phụ nữ bằng việc up lên hình ảnh một người đàn ông biết lau dọn nhà, biết nấu ăn ngon là một chiêu mới khá hiệu quả đấy! À lại còn bonus thêm quả tay chân cơ bắp nhưng mặt thì nhất định không chịu phô ra để cho bao cô "anh ơi em độc thân này" comment vào đấy.
Này, nhưng tôi cảnh báo các cô luôn, đàn ông đôi khi phải bừa bừa một chút, đàn ông là phải "nay anh đi đá bóng với hội bạn" mới là đàn ông chuẩn chứ. Tôi biết là một anh nấu ăn rất ngon, dọn nhà rất sạch, nhưng hai đời vợ rồi. Đàn ông mà "ơ sao lại để thì là cả cây, phải cắt nhỏ ra cho vào canh cá nó mới đẹp mắt", rồi đi vào nhà vệ sinh "lần sau em rửa chân xong phải để cái đôi dép nó ngay ngắn vào nhé", tôi đố cô nào sống được nổi quá 3 tháng đấy. Tỉnh lại đi các chị em!
Tóm lại tôi thấy nên cổ vũ chị em nấu nướng nhưng không nên thần thánh hóa việc đàn ông rửa bát quét nhà. Tốt nhất là chị em hãy cứ bình thường như cân đường hộp sữa thôi, khen quá các ông anh lại được đà vênh mặt với thiên hạ. Rồi thì sau này lại có câu: "Chồng mình bên ngoài nhiều tiền bên trong đảm đang" lúc ấy tha hồ mà giữ chồng nhé.
Rửa bát, quét nhà, nấu cơm, chăm con là việc đương nhiên, tùy vào điều kiện thời gian, hoàn cảnh mà vợ chồng bảo nhau làm chứ đừng có gọi như thế là giúp vợ, nghe nó buồn cười lắm!
Thôi, việc lớn ủ mưu mãi chưa thành, tôi đi rửa bát cho vợ vui đây!
Trần Ph ong
Mẹ chồng tương lai đưa 1 triệu bắt nấu 7 mâm cỗ, gái đảm ra tay khiến mẹ chồng ngây người, còn họ hàng "choáng váng" Chưa kịp đá chân chống xe, mẹ chồng em đã chạy ra đưa cho 2 tờ 500 nghìn rồi nói: "Này, con chạy ra kia mua đồ rồi tự về nấu đi. Mẹ mời ít thôi, chỉ 7 mâm ấy mà". Em không biết sau này cuộc sống hôn nhân của em sẽ như thế nào. Nhưng qua ngày hôm nay, có một...