Những ông chồng “2 mặt”
Xung quanh tôi không thiếu những người cha, người chồng “2 mặt”, tốt đẹp dâng hết cho bên ngoài, về nhà là xả ra thô lỗ cục cằn.
Rất nhiều ông chồng ra ngoài bảnh bao, lịch thiệp, nhưng ở nhà bê bối, thô lỗ (ảnh minh họa)
Đọc những bài viết Tốt với người ngoài, tàn ác với vợ con hay những bài viết về việc cô con gái “bóc phốt” một người cha nổi tiếng ở ngoài lịch lãm, giỏi giang, được nhiều người yêu mến nhưng lại ra tay bạo lực vợ con, tôi chợt nhận ra xung quanh mình không thiếu những người cha, những ông chồng “2 mặt” như thế, tuy mức độ khác nhau.
Ba tôi là người hào phóng, chịu chơi, nhưng đó là với người ngoài, với những chiến hữu bên bàn nhậu của ông. Những lần ông kéo bạn bè về nhà nhậu, chúng tôi nghe mọi người tung hô ông như “đại ca”. Là do ông hay giành phần chi trả trong các cuộc nhậu ngoài quán xá.
Ra ngoài ông là một vị hảo hớn như vậy, nhưng ở nhà, ngoài số tiền ít ỏi đưa mẹ tôi mỗi tháng, ông chẳng bao giờ mua sắm cho vợ con thứ gì. Mẹ tôi nhờ ông đi mua vài quả trứng, ông cũng hối bà đưa tiền. Con cái nhờ ông ghé đổ xăng dùm cho chiếc xe máy, ông đòi tiền đổ xăng bằng được.
Ba tôi không phải là người duy nhất bao nhiêu tốt đẹp mang hết ra ngoài. Chị Hạnh hàng xóm của tôi cũng chịu đựng một ông chồng như thế.
Chồng chị là giám đốc kinh doanh vùng miền của một công ty lớn nên anh nói năng bặt thiệp, ăn vận chỉn chu. Vậy mà ít khi hàng xóm thấy chị Hạnh vui vẻ tự hào khi có chồng thành đạt, quảng giao. Mọi người chỉ vỡ lẽ khi nghe chị Thanh, người sống sát vách của chị Hạnh kể lại khi nhiều lần nghe được những trận quát mắng vợ con từ chồng chị Hạnh.
Video đang HOT
Chị Thanh kể, chồng chị Hạnh lịch lãm với bên ngoài, vậy chứ ở nhà chì chiết vợ con bằng giọng điệu cay nghiệt rất khó nghe. Nhiều lần anh ta mắng vợ con bằng lời lẽ thô lỗ, tục tằn vì những điều cỏn con không đáng. Thế nhưng chị Hạnh ít khi phản kháng vì sợ anh ta dùng bạo lực.
Tâm lý các bà vợ thường che giấu nết xấu của chồng mình vì “xấu chàng hổ ai”, vì sợ người thân của mình biết sẽ buồn, vì sĩ diện… nên ít khi than thở hay chia sẻ với người ngoài. Nắm được cái “thóp” này của họ nên các ông chồng thường được nước làm tới.
Dường như khi ra khỏi cánh cửa gia đình, những người đàn ông ấy đã mang nhiều chiếc mặt nạ khác nhau để đối đãi với người ngoài: chiếc dành cho sếp, chiếc dành cho đồng nghiệp, chiếc dành cho khách hàng, đối tác, chiếc dành cho bạn bè, hay thậm chí tình nhân.
Khi về đến nhà, người ta thản nhiên gỡ chiếc mặt nạ đẹp đẽ, để phô bày hết những tệ hại, xấu xa. Không biết tôi có chủ quan không khi nhận định: Đàn ông có xu hướng đem hết đẹp đẽ, bóng bẩy dành cho người ngoài, mặt thô lỗ, bỗ bã dành cho vợ con; trong khi đa số phụ nữ có khuynh hướng ngược lại: chỉ cúc cung tận tuỵ, xem chồng con là lẽ sống của đời mình, nên bao nhiêu tốt đẹp dành dụm, cung cúc.
Phải chăng với phụ nữ, người mình càng thương, thì càng quan tâm, sợ họ buồn, trong khi với đàn ông thì ngược lại, do quá thân thuộc rồi nên đàn ông có tâm lý không cần gìn giữ, nâng niu?
Phụ nữ nên chăng cũng cần biết tính toán. Ai cũng chỉ có một đời để sống, đừng để đời mình hỏng, con cái cũng cả đời bất an.
Đến vay tiền chị gái, nghe tiếng anh rể về tôi liền trốn vào tủ rồi thấy cảnh tượng cả đời khó quên
Thầm nghĩ chắc anh lại tỏ ra hung dữ, lên lớp tôi như những lần trước nên bảo chị kiếm cho tôi chỗ trốn tạm để khỏi đụng mặt anh.
Gia đình tôi tuy không có điều kiện, nhưng tôi là con út trong gia đình có hai chị em nên được bố mẹ cưng chiều hết mực. Từ nhỏ đến lớn, tôi thích gì có nấy, dù tôi chơi bời, phá phách thế nào thì bố mẹ và chị gái đều bỏ qua cho tôi.
Vì được gia đình nuông chiều nên tôi chưa bao giờ nghĩ đến việc học hành chăm chỉ, dù sao sau này lấy vợ tôi cũng sống cùng bố mẹ, nhà cửa có rồi thì cố gắng làm gì lắm, kiếm công việc nào nhàn nhã một chút cho sướng cái thân có phải hơn không. Huống chi chị gái tôi còn đi làm trên thành phố, kiếm được rất nhiều tiền, còn kiếm được anh bạn trai giàu có nữa.
Sau khi chị kết hôn với bạn trai giàu có, bố mẹ và tôi sẽ không phải lo lắng về vấn đề tiền bạc nữa. Lấy vợ là phải lo cho cả nhà vợ mà, nên chỉ cần chúng tôi mở lời là chị nhất định sẽ đáp ứng các yêu cầu của tôi thôi, có thể gửi tiền về hoặc mua sắm đồ rồi gửi về.
Người thân, bạn bè khi biết chị tôi lấy chồng giàu không mừng thay cho nhà tôi thì thôi, đằng này lại dặn dò chúng tôi cẩn thận vì làm vợ, làm dâu nhà hào môn không dễ dàng, rất nhiều phép tắc. Vả lại hai gia đình không môn đăng hộ đối, nếu bị nhà họ coi thường thì khó sống lắm. Nhưng từ khi chị kết hôn đến nay, chị vẫn đều đều gửi tiền về nhà, không phải ra ngoài làm việc mà chỉ cần ở nhà chăm con, tôi có thấy chị vất vả gì đâu. Nhiều người ước được như vậy còn không được ấy chứ.
Chị gái lấy được chồng giàu, bố mẹ và tôi đều mừng. (Ảnh minh họa)
Anh rể tôi có vẻ ngoài điềm tĩnh, lịch thiệp nhưng dường như không thích gia đình tôi lắm. Mỗi lần tôi và bố mẹ lên thành phố thăm anh chị, anh đều bằng mặt mà không bằng lòng, luôn viện cớ bận công việc để rời đi. Tuy nhiên nhà tôi chẳng quan tâm gì, chỉ cần chị tôi sống tốt là được rồi.
Hai ngày trước, nghe nói anh rể ở công ty tăng ca, công việc rất bận tối mịt mới về nhà nên tôi tính đến nhà chị mượn ít tiền góp vốn đầu tư kinh doanh với đứa bạn. Nhưng tôi chưa kịp ngồi ấm chỗ đã nghe tiếng anh rể mở cửa. Thầm nghĩ chắc anh lại tỏ ra hung dữ, lên lớp tôi như những lần trước nên bảo chị kiếm cho tôi chỗ trốn tạm để khỏi đụng mặt anh. Vội vã trốn vào trong tủ, sau đó tôi nhìn thấy cảnh tượng cả đời khó quên.
Chị tôi đon đả chạy ra đón anh rể nhưng chỉ nhận lại một tràng chửi bới:
- Cô làm cái gì mà giờ mới chạy ra? Ở nhà có mỗi tí việc thôi cũng làm không nên. Cô đúng là đồ vô tích sự mà.
Tôi không ngờ anh rể có vẻ ngoài hiền lành, lịch thiệp lại đối xử với chị tôi như vậy. (Ảnh minh họa)
Chị gái vẫn phải cố nặn ra nụ cười trước mặt anh, vừa nói dối chị đang đi vệ sinh vừa giúp anh cởi giày, tháo tất, sau đó còn chu đáo bưng trà rót nước cho anh. Nhưng có lẽ lo lắng vì đang giấu tôi trong nhà nên chị vô ý làm đổ trà ra áo anh. Anh rể không tiếc lời mắng nhiếc, đánh đập rồi đẩy ngã chị ra sàn. Đánh chửi chán chê, anh ta hậm hực đi vào nhà tắm tắm rửa, thay quần áo.
Nhìn thấy cảnh này, tôi giận tím cả mặt, không ngờ địa vị của chị trong nhà lại thấp như vậy. Nhân lúc anh rể vào nhà tắm, chị gái dúi vào tay chút tiền rồi vội vàng đẩy tôi ra cửa.
Trên đường về, trong lòng tôi có nhiều cảm xúc lẫn lộn. Tôi không muốn nhìn thấy chị khổ nhưng tôi cũng mong chị có thể tiếp tục sống với anh rể để giúp đỡ gia đình tôi nhiều hơn về sau. Nếu muốn dựa vào chị gái để sống sung sướng, tôi phải coi như chưa từng biết gì, nuốt giận trước mặt anh rể.
Nghĩ đến đây tôi thấy mình khốn nạn, hèn nhát quá, nhưng mà tôi không bằng không cấp, không có kinh nghiệm làm việc, trước giờ lông bông quen rồi thì có thể làm nên trò trống gì. Giờ chị tôi ly hôn, chắc gì chị đã được chia chút tài sản nào, mẹ con phải xa cách rồi nhà tôi bị mất mặt với hàng xóm, điều kiện sống cũng kém đi. Tôi thấy khó nghĩ quá, nên im lặng hay nói chuyện này với bố mẹ rồi khuyên chị gái ly hôn đây?
Trước cưới bố mẹ vợ tương lai trao cho cuốn sổ 5 tỷ kèm theo yêu cầu, nghe xong tôi hủy hôn luôn Tự nhủ chắc là điều kiện gia đình tôi kém hơn, bố mẹ vợ tương lai vì muốn giữ thể diện cho nhà trai nên trao quà trước khi không có người ngoài, nhưng tôi đã lầm. Tôi sinh ra và lớn lên tại vùng quê nghèo, bố mất từ khi tôi còn nhỏ, một mình mẹ nuôi tôi khôn lớn. Thấu hiểu...