Những ông bố bỗng nhiên đảm việc nhà
Khi Covid-19 xuất hiện, cảnh bọn trẻ “tham gia” các cuộc họp trực tuyến của các ông bố không còn xa lạ. Bức tường giữa công việc và cuộc sống gia đình sụp đổ.
Các cuộc họp trực tuyến từ nhà của Steve Centrella ở Washington giờ đây có cả tiếng những mẩu Lego va vào nhau và giọng hát của cậu con trai 4 tuổi. Prithvi Raj, một ông bố ba con ở Manhattan, chủ trì các cuộc họp của công ty trong khi ôm đứa con 2 tháng tuổi. Levi Coldiron, ở Bắc Carolina, quen nói chuyện với ông chủ giữa lúc cô con gái 4 tuổi đu lên bệ lò sưởi và la hét “sàn nhà sàn đầy dung nham!”.
Hình ảnh những ông bố làm việc từ xa bên cạnh con cái trở nên khá quen thuộc trong thời cách ly xã hội vì Covid-19. Ảnh: Washington Post.
Nhiều nghiên cứu vẫn cho thấy thời gian phụ nữ phải dành trong ngày để chăm con, giặt giũ, dọn dẹp nhà cửa và chuẩn bị bữa ăn nhiều hơn đàn ông.
Theo Scott Coltrane, giáo sư danh dự về xã hội học tại Đại học Oregon, những người bố ngày nay tham gia nhiều vào việc chăm sóc con hơn các thế hệ trước, nhưng phụ nữ vẫn là “bà chúa” ở nhà. Trung bình, một ngày năm 2018, các bà mẹ vừa đi làm vừa dành 1,2 giờ để chăm sóc con cái, trong khi con số này ở đàn ông chỉ 49 phút, theo Khảo sát Sử dụng thời gian của người Mỹ.
Ngoài ra, các bà mẹ dành trung bình dành 2,1 giờ mỗi ngày để làm các công việc như dọn dẹp, nấu ăn hoặc làm vườn, trong khi các ông bố chỉ có khoảng 1,4 giờ cho việc đó.
Các nghiên cứu chỉ ra phụ nữ làm nhiều việc nhà hơn ngay cả khi họ kiếm được nhiều tiền hơn chồng và ngay cả khi chồng thất nghiệp.
Tuy nhiên, trong đại dịch, thiên chức làm bố trở nên rõ ràng hơn bao giờ hết.
“Có lẽ đại dịch này sẽ giúp làm rõ một thực tế rằng, đàn ông là những người biết chăm sóc mọi người. Điều đó không còn bị cho là khác thường nữa”, Caitlyn Collins, một nhà xã hội học của Đại học Washington chuyên về giới tính và gia đình, cho hay.
Trước đại dịch, ông chủ của Scott Lathrop cho anh làm việc tại nhà mỗi tuần một lần. Nhưng ông bố 37 tuổi, một người quản lý chăm sóc khách hàng cho đường sắt Union Pacific ở Omaha, gần như không thể làm được. Anh thấy thật khó làm việc từ xa, đặc biệt là khi hai cô con gái nhỏ vây xung quanh.
Bây giờ, anh không còn cách nào khác ngoài trả lời các cuộc gọi của khách hàng khi trông Ella 2 tuổi và Samantha 5 tuổi đang chơi đồ chơi. Hôm trước, Ella chạy vào phòng làm việc của bố để nhờ bế lên chiếc xe ba bánh. Anh cũng thường phải xin lỗi các đồng nghiệp vì tiếng cửa đóng mở gần đó.
Nhưng đây là thứ mà các đồng nghiệp và khách hàng không thể nhìn hoặc nghe thấy: Vợ anh, Jessica Lathrop, cố vấn chính trị đảng Dân chủ, đã từ bỏ căn phòng mà trước đây thường làm việc để chuyển sang phòng bếp. Ở đây, cô vừa làm vừa quan sát các con. Trước đây đồng nghiệp cũng nhiều lần thấy cô vừa chăm con vừa làm việc nếu chúng bị ốm phải ở nhà.
“Hầu hết họ đều biết tôi vừa chăm con vừa làm việc. Mọi người quen nhìn thấy nhiều bà mẹ múa may với hai nhiệm vụ đó”, cô nói.
Chồng cô thay ca theo dõi các con vào buổi chiều và buổi tối, cũng như cố gắng “đánh lạc hướng” chúng khi cô có cuộc gọi quan trọng. Để lũ trẻ có trò chơi, buổi chiều gần đây, anh đã tổ chức cuộc săn trứng Phục sinh quanh nhà – bốn lần liên tiếp. Anh cũng đề nghị đổi chỗ làm cho vợ nhưng cuối cùng họ không làm vậy bởi biết các con sẽ tìm mẹ nhờ giúp cái nọ cái kia ngay cả khi cô có vào phòng làm việc.
“Tôi cố giúp hết mức có thể, nhưng cuối cùng các cô con gái muốn bám lấy mẹ”, Scott nói. “Tôi không biết làm thế nào để thay đổi điều đó”, Jessica cho hay.
Video đang HOT
Jessica thường phải kết thúc công việc vào nửa đêm.
Dù vậy, cô thấy may mắn khi chồng luôn nỗ lực giúp đỡ và cả hai đều có nhiều thời gian hơn với các con. Cô nghĩ việc rất nhiều phụ huynh, đặc biệt là những người bố trong vai trò lãnh đạo, cho phép con cái làm gián đoạn các cuộc họp là một tín hiệu tích cực.
Tuy nhiên, cô biết có nhiều bạn bè phải làm tất cả khi chồng họ đóng cửa phòng và ở yên trong đó, có khi vì không thể vừa làm vừa trông con.
Steve Centrella chơi với Oliver, 4 tuổi, trong khi vợ anh, Lauren, làm việc trong phòng bếp. Ảnh: The Washington Post.
Levi Coldiron, chồng của Beth, thường dọn dẹp nhà cửa nhiều hơn cô. Levi, một công chức của thành phố Salisbury, bang Bắc Carolina, cũng là người sẽ nghỉ làm nếu cô con gái 4 tuổi của họ, ốm. Nhưng kể từ khi cả hai đều làm việc ở nhà, Beth thành người phụ trách thiết lập các hoạt động cho con, ví dụ làm những chiếc đĩa giấy dán tường để dạy Addison học số điện thoại.
Vì là một giáo viên trung học, Beth được cho là phù hợp hơn với việc dạy con ở nhà. Ngoài ra, Beth cũng làm nhiều việc một lúc giỏi hơn, có lẽ bởi cô đã học được khi Addison còn nhỏ. Khi đó, cô vừa hút sữa vừa soạn giáo án. Beth có thể tập trung vào công việc ngay cả khi Addison đang nhảy khắp phòng, dính đầy đất sét Play-Doh vào thảm.
“Tôi sẽ bối rối và dừng cuộc gọi (khi con nghịch xung quanh). Vợ tôi làm nhiều việc một lúc…Tôi nghĩ các bà mẹ đã quen với điều đó”, Levi Coldiron nói.
Prithvi Raj, một ông bố ba con ở Manhattan, cho phép các con tham gia họp trực tuyến khi chúng cần anh. Gần đây, Raj, giám đốc điều hành của công ty bất động sản thương mại SquareFoot, đang dẫn đầu một cuộc họp công ty với 70 người, con gái anh xuất hiện và kêu em gái không cho xem một đoạn video dạy vẽ.
“Tại sao con không ngồi lên đây với bố?”, Raj vừa nói vừa giới thiệu với các đồng nghiệp về cô con gái 4 tuổi Leela.
Raj hy vọng những khoảnh khắc như thế này là một tấm gương cho những người bố và mẹ khác trong công ty, cho họ thấy rằng hãy để cuộc sống gia đình hòa nhập với cuộc sống công việc, và việc chăm sóc con khi làm việc ở nhà có thể hiệu quả.
Kể từ khi Steve Centrella bắt đầu làm việc tại nhà ở Columbia Heights, một số đồng nghiệp đã khen ngợi anh vì dành nhiều thời gian cho con trai. “Thật tuyệt vời khi anh ấy chăm sóc gia đình. Chồng tôi không thích điều đó”, một nữ đồng nghiệp của Centrella nói.
Nhưng Centrella, quản lý một nhóm các nhân viên kinh doanh bất động sản, không nghĩ anh đang làm điều gì phi thường. Trước đại dịch, Centrella vẫn bị vợ nhắc làm việc nhà. Nhưng khi cả hai vợ chồng làm việc từ xa, anh đã cố gắng chủ động hơn, ví dụ tranh thủ thời gian giữa các cuộc gọi để lấy bát đũa ra khỏi máy rửa và giặt đồ.
Oliver – con gái anh hay gọi mẹ giúp, nhưng gần đây cô bé bắt đầu nhờ bố nhiều hơn – ngay cả những lúc bất tiện nhất. Trong một cuộc họp gần đây, Oliver đã hét lên gọi bố: “Con đang trong nhà vệ sinh!”, khiến các đồng nghiệp của Centrella bật cười.
Giống như tất cả các bậc bố mẹ hiện đang làm việc tại nhà, người bố phản ứng nhanh chóng bằng cách nhấn nút tắt tiếng và chạy nhanh vào phòng tắm để giúp con gái.
Ánh Dương
1001 thắc mắc: Loài động vật nào sống cả 1.000 năm?
Nếu so sánh với 9 loài động vật sống "dai" nhất trong danh sách dưới đây, thì một người trưởng thành cũng không khác gì một đứa trẻ sơ sinh trong thế giới loài vật.
Sứa bất tử
Loài sứa này có tên khoa học là Turritopsis nutricula.
Turritopsis nutricula là một loài sứa có dạng hình chuông (hay hình ô). Khi trưởng thành đường kính tối đa đạt 5 mm và có chiều dài tương tự. Thành cơ thể phần hình chuông mỏng đều, riêng vị trí trên chóp dày hơn các phần còn lại. Dạ dày của Turritopsis nutricula tương đối lớn, hình chữ thập nằm dọc theo cơ thể và có màu đỏ tươi.
Turritopsis nutricula xuất hiện cách đây 400.000 năm, được cho là có nguồn gốc ở vùng biển Caribbe. Do khả năng có thể quay ngược vòng đời nên chúng lặng lẽ "xâm lăng" và có mặt trên tất cả đại dương của Hành tinh xanh. Tuy nhiên, các nhà khoa học nhận thấy Turritopsis nutricula chủ yếu sinh sống ở các khu vực nhiệt đới.
Chúng có một khả năng đặc biệt là quay ngược vòng đời của chúng từ thời kỳ trưởng thành trở lại thời kỳ sinh vật đơn bào và từ đó lại tiếp tục phát triển. Đây là trường hợp duy nhất từng được phát hiện ra về một loại sinh vật đa bào có khả năng quay ngược vòng đời khi giao phối sau khi đã trưởng thành về mặt tình dục. Về mặt lý thuyết, quá trình này diễn ra vô hạn, và dẫn đến việc loại sứa này bất tử.
Bọt biển Nam Cực
Nhiều người lầm tưởng bọt biển là thực vật, tuy nhiên thực chất chúng lại là một loài động vật ít hoạt động, mỗi ngày chúng chỉ di chuyển có 1mm. Bọt biển cũng có tốc độ phát triển rất chậm, do đó chúng có vòng đời khá dài. Những loài bọt biển thông thường có tuổi thọ từ ba đến hai mươi năm, duy nhất có loài bọt biển Nam cực có tuổi thọ lên đến 1550 năm.
Sò biển Quahog
Loài sò biển này có nguồn gốc từ Bắc Đại Tây Dương, nó sống ở độ sâu từ 8 tới 396m. Để tránh bị ăn thịt, chúng có thể trốn sâu dưới đáy biển và sống ở đó trong một khoảng thời gian dài mà không cần tìm kiếm thức ăn và oxy. Sò biển Bắc Đại Tây Dương là loài nhuyễn thể có tuổi thọ khoảng 400 năm, con lâu nhất có thể sống đến 507 tuổi. Theo nghiên cứu, sở dĩ chúng sống lâu như vậy vì trong cơ thể có chứa chất kháng oxit hóa cao lạ thường.
Rùa
Rùa vẫn được biết đến là loài vật có tuổi thọ khá cao, trung bình một con rùa khỏe mạnh có thể sống tới 150 năm tuy nhiên cũng tùy thuộc vào từng loại rùa khác nhau. Một chú rùa có tên là Adwaita sống tại một vườn thú ở Kolkata đã sống tới hơn 250 năm và chết do một vết nứt ở vỏ ngày càng trở nên nghiêm trọng. Nếu không bị tai nạn đáng tiếc đó, có lẽ chú rùa Adwaita còn có thể sống lâu hơn rất nhiều.
Trai nước ngọt
Trong khi rất nhiều loài vật khó có thể thích nghi khi thay đổi môi trường sống, từ khí hậu, địa chất đến nhiều yếu tố vật lý, hóa học, sinh học thay đổi. Thì loài trai nước ngọt lại có khả năng thích nghi khá tốt khi phải thay đổi hoàn toàn điều kiện sống. Có lẽ chính vì điều này mà chúng có thể sống tới hơn 250 năm. Loài trai nước ngọt thường được tìm thấy ở vùng bán đảo Scandinavia.
Cá mập Greenland
Chúng là một trong những loài cá mập lớn nhất, kích thước có thể sánh ngang với cá mập trắng lớn với chiều dài lên đến 6,4 m và nặng 1.000 kg hoặc có thể dài tối đa là 7,3 m và nặng hơn 1.400 kg. Thức ăn của chúng gồm cá mập nhỏ, cá đuối skate, cá chình, cá trích, cá trứng, cá hồi chấm Bắc Cực, cá tuyết, cá bơn; thậm chí có thể xử lý những con hải cẩu một cách dễ dàng.
Những con cá mập này có thể sống đến 200 năm. Các nhà khoa học đã phát hiện một trường hợp 400 tuổi. Điều này đã khiến chúng trở thành động vật có xương sống lâu đời nhất trên thế giới. Loài vật này sống lâu vì chúng phát triển rất chậm, khoảng 1 cm mỗi năm và đạt đến độ tuổi già khi 100 tuổi.
Giun ống Vestimentiferan
Loài động vật thân mềm này sống trong một lớp vỏ bảo vệ và cố định trong suốt quãng đời của mình. Giun ống Vestimentiferan có chiều dài cơ thể lên đến 3m và hay sống tập trung thành những nhóm rất đông, có thể lên tới hàng nghìn con. Chúng thướng sống tập trung tại vùng vịnh phía bắc Mexico, nơi có độ sâu hơn 750m dưới mực nước biển. Giun ống Vestimentiferan phát triển rất chậm, thông thường chúng có thể sống hơn 250 năm.
Cá chép koi
Tuy rằng tuổi thọ trung bình của cá chép koi chỉ vào khoảng 50 năm, tuy nhiên một trường hợp đặc biệt đã giúp loài cá nhỏ bé này có tên trong danh sách những loài vật sống "dai" nhất quả đất. Đó là một chú cá koi có tên là Hanako đã sống 226 năm, từ năm 1751 đến năm 1977. Tuổi thọ của chú cá này được xác nhận bằng cách đếm số vân trên vẩy, tương tự như việc xác định tuổi thọ của cây dựa vào vân gỗ.
Nhím biển đỏ
Nhím biển đỏ là loài nhím biển có kích thước lớn nhất, có thể lên đến 25cm. Chúng xuất hiện cách đây 450 triệu năm, và trong vòng đời của mình thường rất ít di chuyển nên nhím biển đỏ có rất nhiều gai nhọn bảo vệ. Đôi khi chúng cũng thường tập trung lại với nhau và đi tìm kiếm thức ăn, tuy nhiên chúng bò khá chậm. Có một điều đặc biệt là tuổi thọ trung bình của nhím biển đỏ là 30 năm, nhưng nếu vượt qua chúng có thể sống tới hơn 200 năm.
Loài nhím biển đỏ được tìm thấy ở những vùng nước nông thuộc Thái Bình Dương là một trong số những loài sống lâu nhất trên thế giới. Loài sinh vật nhỏ nhiều gai này tồn tại hơn 200 năm mà hầu như không có dấu hiệu của tuổi già.
Chúng có chiều ngang trung bình hơn 15 cm, chuyên ăn thực vật dưới nước và sử dụng những chiếc gai trên mình để chống lại kẻ thù.
"Chẳng có loài động vật nào sống mãi mãi, nhưng những con nhím biển đỏ tỏ ra là bất tử", tiến sĩ Thomas Ebert tại Đại học Oregon, Mỹ, nói.
Họp trực tuyến Bộ trưởng Y tế G20 về tác động của Covid-19 Tại cuộc họp trực tuyến để thảo luận về tác động của Covid-19 đối với sức khỏe toàn cầu, Việt Nam chia sẻ kinh nghiệm khống chế dịch Covid-19. Từ 19h-23h tối 19/4 (giờ Việt Nam), các Bộ trưởng Y tế G20 bắt đầu cuộc họp trực tuyến để thảo luận về tác động của Covid-19 đối với sức khỏe toàn cầu. Đại...