Những oái oăm khi vợ chồng cùng một cơ quan
Đó vốn là thế mạnh cho những ai biết khéo léo trong cách ứng xử với “đồng nghiệp cùng nhà” nhưng sẽ là tai họa nếu vợ hoặc chồng cố thắt chặt “ vòng kiểm soát” và để mối quan hệ gia đình ảnh hưởng đến công việc chung…
Không ai phủ nhận vợ chồng cùng công sở sẽ dễ dàng hỗ trợ nhau trong công việc, cùng đi làm, đưa đón con cái, hiểu được tính chất công việc của nhau nên dễ bề thông cảm, chia sẻ khó khăn.
Vợ chồng Xuân – Phương cùng làm cho công ty tổ chức sự kiện. Cả hai phối hợp rất ăn ý trong việc nghiên cứu thị trường, liên hệ với khách hàng để nắm thông tin, yêu cầu của khách. Không ít lần con ốm cần mẹ chăm sóc, Xuân thay Phương đi gặp khách hàng, giúp vợ viết kế hoạch, thông cáo báo chí, lên kịch bản chương trình chi tiết.
Ảnh minh họa
Làm việc trong môi trường kinh doanh cạnh tranh nên chuyện nhậu nhẹt, tiếp khách của chồng cũng được Phương hết sức thông cảm. Tuy nhiên, do nắm quá rõ thời gian, công việc của nhau nên cả hai cảm thấy mất đi sự riêng tư và cảm giác tù túng, gò bó dần xuất hiện trong suy nghĩ mỗi người. Ngày mới cưới về, chị đã khóc không biết bao nhiêu lần vì cái tính “cà rỡn” của chồng. Trong những buổi liên hoan, giao lưu giữa bạn bè, đồng nghiệp, anh luôn là tâm điểm gây cười, miệng rổn rảng từ đầu tới cuối. Khi anh nói, anh diễn trò, mọi người vỗ tay hưởng ứng khiến anh càng thêm hứng chí. Ngày trước chị yêu anh cũng vì tính đó. Nhưng khi cưới về, cái tính thích bông đùa của chồng (với đồng nghiệp nữ) khiến chị nhiều phen giận tím mặt. Nhiều buổi liên hoan thấy “chướng tai gai mắt” với tính khí đó của chồng, chị đòi về trước thì anh mặc nhiên đưa chìa khóa xe cho vợ còn mình ở lại đến hơn 11 giờ đêm mới đón taxi về tới nhà. Thấy chồng về chưa kịp giận, anh đã nhanh nhảu khoe: “Anh mà về sớm là cái hội ấy tan ngay”.
Video đang HOT
Anh chồng có tính sĩ diện, tốt khoe xấu che trong khi cô vợ tính tình trẻ con, ruột để ngoài da nên chuyện gì cũng đem ra “tám” với đồng nghiệp. Từ chuyện mẹ chồng, nàng dâu xích mích đến thói hư tật xấu, thậm chí chuyện phòng the qua miệng cô vợ dần dần cả cơ quan đều biết. Cứ thế, anh chồng suốt ngày bị đồng nghiệp buông lời trêu chọc “làm ăn không ra chi” hay “nhìn hiền thế mà hay bắt nạt vợ”…
Từ cách ứng xử không khéo của vợ tại công sở, cuộc sống vợ chồng họ dần rơi vào bi kịch, chiến tranh nóng, lạnh thường xuyên xảy ra, anh chồng sau giờ làm không muốn về nhà mà tụ tập bạn bè nhậu nhẹt, đàn đúm đến khuya.
Việc làm chung một cơ quan, đơn vị khiến họ “ít tự do” hơn những người khác, chưa kể quỹ tiền lương, tiền thưởng ở công ty cũng “được” vợ/chồng nhận giúp nên người kia thường xuyên rơi vào tình cảnh thiếu tiền.
Có thể nói, giữ gìn hạnh phúc gia đình luôn đòi hỏi cả vợ và chồng phải cùng cố gắng vun vén, gầy dựng. Vợ chồng cùng công sở vốn là thế mạnh cho những ai biết khéo léo trong cách ứng xử với “đồng nghiệp cùng nhà” nhưng sẽ là tai họa nếu vợ hoặc chồng cố thắt chặt “vòng kiểm soát”, để mối quan hệ gia đình ảnh hưởng đến công việc chung.
Quỳnh Dao
Hậu ly hôn: Thông gia đối xử với nhau như thế nào.
Khi tan vỡ, người này đổ lỗi cho người kia, hai bên gia đình cũng vì thế mà căng thẳng với nhau.
Bố mẹ Bon ly hôn khi em mới 3 tuổi, anh trai em là Tít cũng chỉ mới 5 tuổi. Những khó khăn về kinh tế, không hòa hợp về tính cách đã đẩy bố mẹ em dần xa nhau. Hai đứa trẻ còn tuổi chơi, chưa hiểu gì về những đổ vỡ, mất mát mà gia đình đang phải trải qua. Nhưng có một điều làm 2 anh em rất buồn là phải xa nhau khi mẹ nhận nuôi Tít, còn Bon về ở cùng bố
Sau khi ly hôn một thời gian, cả bố mẹ đều đi làm ăn xa, gửi anh em Bon cho ông bà nội, ngoại chăm sóc. Thỉnh thoảng, ông bà nội đón Tít về để 2 anh em chơi cùng nhau cho đỡ nhớ, đỡ buồn.
Chiều nay, Tít lại được về nhà ông bà nội chơi cùng em. Bà ôm Tít vào lòng âu yếm: "Tít ngoan rồi ông bà đón về chơi với ông bà, chơi với em Bon nhé!".
Tít nghe vậy nhanh nhảu: "Ông bà nội của em Bon chứ có phải của cháu đâu! Cháu chỉ có ông bà ngoại thôi!".
Bà nội hỏi: "Ai bảo cháu thế? Ông bà nội, ngoại đều là của 2 anh em. Cháu không được phân biệt như thế!". "Bà ngoại cháu bảo thế!".
Ảnh minh họa.
Nghe cháu nói, bà buồn bã nhìn ông. Bất hòa là chuyện của người lớn, trẻ con không có lỗi gì, sao người lớn lại tiêm nhiễm vào đầu óc cháu những điều như thế. Gia đình tan vỡ, con cái xa bố mẹ, anh em mỗi đứa một nơi đã là điều chẳng ai mong muốn rồi, hàn gắn tình cảm giữa những người ruột thịt là điều người lớn nên làm để trẻ con không bị tổn thương nhiều thêm nữa.
Khi hôn nhân đổ vỡ, không chỉ có người trong cuộc mà rất nhiều trường hợp, ông bà thông gia cũng chẳng thèm "nhìn mặt" nhau. Đôi khi, vì bênh vực con mình mà quan hệ hai bên nội ngoại bị sứt mẻ. Có những cuộc hôn nhân đứng bên bờ vực tan vỡ, lẽ ra cần sự níu kéo, vun đắp, động viên để vợ chồng vượt qua giai đoạn sóng gió thì không ít hai bên thông gia lại căng thẳng với nhau. Hàn gắn đâu chẳng thấy, điều đó chỉ làm cho những rạn nứt ngày càng lớn dần và đưa họ đến gần hơn với sự tan vỡ.
Bố mẹ nào cũng thương con, ông bà nào cũng thương cháu nhưng khi gia đình con cái không được hạnh phúc, hai bên nội ngoại cũng cần nhìn nhận vấn đề một cách khách quan. Dù có thể không giữ được hạnh phúc cho đôi vợ chồng nhưng quan hệ gia đình, họ hàng nội ngoại, ông bà và các cháu cũng đừng vì thế mà bị cắt đứt hoàn toàn.
Minh Khánh
Chuyện vợ ngoại tình nhưng tôi vẫn muốn tha thứ, phải làm sao để em quay về? "Về phía anh ngoài việc còn yêu vợ anh cũng nên đặt mình vào vị trí của vợ. Để tìm nguyên nhân có làm cho vợ buồn phiền điều gì không. Và khi vợ buồn vì sao lại không chia sẻ được với chồng.." Để trả lời thư của bạn đọc giấu tên tại Hà Nội về trường hợp có vợ ngoại tình,...