Những ô tô phức tạp nhất từng được sản xuất trong thế kỷ 20
Thế kỷ 20 chứng kiến sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp ô tô thế giới, nhất là trong những thập niên cuối đã sản sinh ra nhiều mẫu xe tên tuổi.
Xe hơi vốn là một cỗ máy phức tạp, tuy nhiên trong số đó có những chiếc xe sở hữu công nghệ vượt trội, tạo sức bứt phá cho cả ngành sản xuất lên một tầm cao mới.
Ford Fairlane 500 Skyliner (1957)
Là chiếc xe có mui trần xếp đầu tiên được sản xuất trên thế giới, Ford Fairlane 500 Skyliner được coi như một sản phẩm công nghệ đột phá vào thời điểm đó.
Chiếc xe mui trần xếp đầu tiên trên thế giới. Ảnh: Autocar
Phần mái của chiếc xe được cấu tạo nhiều bộ phận và có thể thu gọn lại xếp phía cốp sau. Để thực hiện việc này một cách liền mạch, chiếc Ford Fairlane 500 Skyliner sử dụng 7 mô tơ điện đảo chiều, bốn kích nâng, 10 công tắc hành trình khác và bốn cơ cấu khóa.
Riêng hệ thống dây điện trên xe nếu cộng lại sẽ có tổng chiều dài lên đến 185m. Đây được mệnh danh là chiếc xe có cấu tạo phức tạp nhất trên thị trường tại thời điểm ra mắt.
Ford Fairlane 500 Skyliner đã bán được 45.000 chiếc trên thị trường trước khi dừng sản xuất vào năm 1959.
Rover P6 (1963)
Hình ảnh của thương hiệu Rover từng bị gắn liền với những chiếc xe có thiết kế nghiêm túc, buồn tẻ thế nhưng tất cả đã thay đổi khi chiếc P6 ra đời.
Với mục đích nhắm vào phân khúc khách hàng doanh nhân trẻ thành đạt, chiếc Rover P6 cung cấp khả năng vận hành và xử lý tốt cũng như độ an toàn cao.
Rover P6 nhắm đến các khách hàng doanh nhân trẻ. Ảnh. Autocar
Một tính năng nổi bật khác của Rover P6 là hệ thống treo trước sử dụng thiết kế tay quay. Chính điều này mang lại cho chiếc xe khả năng vận hành êm ái, tiết kiệm diện tích khoang máy để có thể trang bị được động cơ V8 cỡ lớn thay cho động cơ loại cũ.
Mercedes-Benz 600 (1964)
Khi nhắc đến Mercedes-Benz 600 đời 1964, những người từng biết chiếc xe này vẫn phải ngậm ngùi thán phục về mức độ hiện đại, đẳng cấp vượt trội của nó vào thời điểm ra mắt.
Mercedes-Benz 600 từng là lựa chọn hàng đầu của các nguyên thủ quốc gia. Ảnh: Autocar
Chiếc xe được trang bị bộ treo khí nén, hệ thống sưởi đôi, cửa kính điện và khóa trung tâm. Trên hết, chiếc Mercedes-Benz 600 sở hữu tính năng phun xăng điện tử vào thời điểm mà những chiếc xe khác vẫn chỉ sử dụng bộ chế hòa khí.
Nếu như những hãng xe khác cố gắng nhồi nhét nhiều công nghệ mới vào một chiếc xe thì rất dễ gặp lỗi trục trặc vì không đồng bộ. Nhưng Mercedes-Benz 600 lại có chất lượng rất tốt, chạy ổn định.Không có gì ngạc nhiên khi đây là sự lựa chọn hàng đầu của các nhà lãnh đạo thế giới ở thời điểm đó.
Tuy nhiên, mặt trái của công nghệ hiện đại đó là chi phí bảo dưỡng sửa chữa của chiếc xe này rất đắt.
BRM H16 (1966)
Video đang HOT
Để đáp ứng những thay đổi về quy định cuộc đua công thức 1 năm 1966, đội đua Lotus của Anh đã chế tạo ra chiếc BRM H16 sử dụng loại động cơ H16 hoàn toàn mới.
Động cơ H16 mới không đáp ứng được kỳ vọng của đội Lotus. Ảnh: Autocar
Động cơ này thực chất cấu tạo bằng cách xếp 2 động cơ Boxer 8 xi-lanh chồng lên nhau. Mỗi động cơ nhỏ lại có trục khuỷu riêng và chuyển động đồng bộ với nhau.
Dù loại động cơ H16 mới có công suất mạnh nhưng nó cũng rất nặng, thiếu ổn định, và khó tinh chỉnh. Đội Lotus chỉ dành được duy nhất một chiến thắng với chiếc xe này. Sang năm sau, Lotus chuyển sang sử dụng loại động cơ khác và bỏ mặc hoàn toàn loại H16.
Citroen SM (1970)
Chiếc Citroen SM được sản xuất sau khi Citroen mua lại hãng xe Ý Maserati vào năm 1968. Xe được trang bị động cơ V6 2,7 lít từ Maserati có công suất tốt nhưng phải chia sẻ sức mạnh cho hệ thống treo và phanh khí nén thủy lực.
Động cơ V6 của Maserati không hoạt động tốt trên chiếc Citroen. Ảnh: Autocar
Ngoài ra, Citroen SM còn có tính năng đèn pha thích nghi, có thể chiếu sáng theo chiều đánh lái. Hệ thống đồng hồ, đèn báo hiệu trên chiếc SM cũng rất hiện đại.
Tuy nhiên, để động cơ V6 của Maserati hoạt động ổn định trên hệ thống treo của Citroen, đòi hỏi chủ xe phải ghé gara bảo dưỡng xe rất thường xuyên.
Citroen Birotor (1973)
Hãng Citroen từng thử nghiệm loại động cơ xoay Wankel trên những chiếc xe của mình, tuy nhiên hãng đã quyết định chấm dứt sử dụng loại động cơ này kể từ sau dự án Birotor.
Citroen Birotor sử dụng loại động cơ xoay Comotor 624 phức tạp. Ảnh: Autocar
Chiếc Citroen Birotor được trang bị động cơ Comotor 624 tương tự trên mẫu xe Đức NSU Ro 80, đem lại cho Birotor khả năng vận hành êm ái, tinh tế. Tuy nhiên loại động cơ xoay Wankel có cấu tạo rất phức tạp, thiếu ổn định. Citroen lo ngại rằng chiếc Birotor sẽ làm ảnh hướng xấu đến tên tuổi của hãng nên quyết định chấm dứt sản xuất sau khi mới chỉ bán ra được 847 chiếc.
Aston Martin Lagonda (1976)
Aston Martin đã nhồi nhét tất cả công nghệ xe hơi tiên tiến nhất khi tung ra chiếc Lagonda vào năm 1976 với mức giá ngất ngưởng 24.570 Bảng. Khi đó một ngôi nhà tại Anh cũng chỉ có giá trung bình khoảng 13.000 Bảng.
Aston Martin Lagonda hiện đại nhưng không hợp thời. Ảnh: Autocar
Chiếc Lagonda nổi bật với tính năng bảng điều khiển cảm ứng và màn hình kỹ thuật số thay cho các nút bấm và đồng hồ analog thông thường.
Với mục đích nhắm tới phân khúc khách hàng thượng lưu nhưng cuối cùng chiếc Lagonda đã gặp thất bại thảm hại về mặt thương mại với doanh số bán ra chỉ 645 chiếc tính tới thời điểm chấm dứt sản xuất vào năm 1990.
Buick Reatta (1988)
Chiếc Buick Reatta là một sản phẩm táo bạo của General Motors khi đưa phong cách sang trọng, cổ điển lên một chiếc coupe hai cửa thể thao.
Xe được trang bị nhều tính năng hiện đại như bộ điều cảm ứng trung tâm, màn hình hiển thị kỹ thuật số.
Xe thể thao của hãng xe sang Buick chưa được khách hàng đón nhận. Ảnh: Autocar
Tuy nhiên, do quá trình sản xuất quá phức tạp nên mẫu xe này phải chế tạo thủ công thay vì sản xuất hàng loạt tại nhà máy. GM thậm chí còn cử nhân viên tới Anh để học hỏi kinh nghiệm sản xuất thủ công từ Rolls-Royce.
Dù không phải là một chiếc xe chất lượng kém, nhưng động cơ 3,8 lít V6 trên chiếc Buick Reatta có công suất chưa đủ mạnh. Ngoài ra, khách hàng cũng chưa dám mua một chiếc xe thể thao do Buick sản xuất do hãng này chỉ chuyên chế tạo các mẫu xe sang.
Cuối cùng, chỉ có 21.751 chiếc Buick Reatt được xuất xưởng sau bốn năm sản xuất.
Mitsubishi 3000GT (1990)
Ra mắt năm 1990, Mitsubishi đã tung những công nghệ mới nhất vào thời điểm đó như hệ thống treo điều khiển điện tử, thiết kế khí động học chủ động, hệ thống dẫn động 4 bánh lên chiếc 3000GT nhằm cạnh tranh với các đối thủ Porsche 944 và Toyota Supra.
Mitsubishi 3000GT sở hữu công nghệ tiên tiến vượt trội. Ảnh: Autocar
Ngay cả động cơ V6 dung tích 3 lít tăng áp kép của 3000GT cũng là một bước tiến công nghệ so với những chiếc xe cùng thời. Thậm chí nếu so với những chiếc xe hiện đại ngày nay, Mitsubishi 3000GT cũng không hề kém cạnh. Với công suất 300 mã lực, chiếc xe này có thể đạt được vận tốc lên tới 256 km/h.
Subaru SVX (1991)
Với chiếc Coupe thể thao hai cửa SVX, Subaru thể hiện quyết tâm tiến sâu vào phân khúc cao cấp và cạnh tranh với Toyota Supra.
Subaru SVX với cửa kính độc đáo. Ảnh: Carscoops
Xe được trang bị động cơ Boxer 3,3 lít 6 xi-lanh công suất 230 mã lực đi kèm với hệ thống dẫn động bốn bánh. Điều nổi bật của chiếc Subaru SVX là sở hữu bộ cửa “kính trong kính” hết sức độc đáo.
Tuy nhiên, giá của chiếc xe khá cao và nhanh chóng bị khách hàng quên lãng khi chiếc Subaru Impreza Turbo ra mắt.
Jaguar XJ220 (1992)
Khi giới thiệu mẫu Jaguar XJ220 copcept, Jaguar đã tuyên bố rằng chiếc xe này sẽ sử dụng động cơ V12 và hệ thống dẫn động bốn bánh.
Jaguar XJ220 bản concept và thương mại có động cơ khác nhau hoàn toàn. Ảnh: Autocar
Tuy nhiên thực tế đã chứng minh, nhà sản xuất này vẫn chưa đủ kinh nghiệm để chế tạo một chiếc siêu xe với động cơ trung tâm kèm theo hệ thống dẫn động 4 bánh. Chưa kể, động cơ V12 còn có kích thước quá lớn so với một chiếc xe đường trường. Cuối cùng, Jaguar đành phải sử dụng động cơ V6 do MG sản xuất trên phiên bản thương mại XJ220. Đây cũng là bài học xương máu không nên “chém gió quá đà” của hãng xe Anh.
Porsche 911 Targa (1996)
Porsche 911 Targa là dòng sản phẩm độc đáo trong gia đình Porsche 911 huyền thoại. Đây là dòng xe dành riêng cho những người yêu thích khí trời tự nhiên.
Mái trượt trên chiếc Porsche 911 Targa. Ảnh:Autocar
Với những chiếc Porsche 911 Targa thế hệ trước, tài xế phải nhấc tấm mái che lên thủ công bằng tay và cất vào cốp sau. Tuy nhiên đến phiên bản Targa 1996, phần mái che có thể trượt về phía sau một cách tự động. Dù vậy, cơ chế trượt này bị một số khách hàng phàn nàn rằng cản trở tầm nhìn phía sau và phần mái che cũng không được chắc chắn.
Chi tiết xe cổ 50 tuổi Citroen DS 21 tại Đà Nẵng
Chiếc xe cổ có nhiều chi tiết ghi dấu thời gian nhưng vẫn giữ được kiểu dáng nguyên bản.
DS là dòng xe 4 cửa có động cơ đặt trước được hãng Citroen sản xuất trong giai đoạn 1955-1975. Citroen DS từng được xếp hạng 3 trong cuộc bình chọn Car of the Century năm 1999. Chiếc xe trong bài là phiên bản DS 21, thuộc sở hữu của một người chơi xe cổ tại Đà Nẵng.
Dù có tuổi đời khoảng 50 năm nhưng chiếc xe vẫn giữ được kiểu dáng nguyên vẹn. Nhìn từ phía trước, Citroen DS 21 nổi bật với cụm đèn pha đôi dạng mắt ếch, bên dưới là thanh chrome dày chạy ngang đầu xe. Các chi tiết như chóa đèn, thanh chrome vẫn còn độ sáng bóng và không bị ố vàng.
Citroen thiết kế DS với gầm xe khá thấp, bánh sau được che kín giúp giảm sức cản không khí. Chiếc xe trong bài vẫn dùng bộ mâm 15 inch nguyên bản với tấm ốp màu chrome sáng bóng.
Phần đuôi của DS 21 được vuốt dốc xuống tạo cảm giác gọn gàng. Điểm nhấn phía sau là bộ khung mạ chrome ôm trọn cụm đèn hậu và vị trí gắn biển số. Dù chỉ được sản xuất trong 20 năm nhưng Citroen đã bán được gần 1,5 triệu chiếc DS 21. Hơn 80% xe bán ra được sản xuất tại nhà máy Paris Quai Andre-Citroen, Pháp .
Nội thất của xe vẫn giữ được thiết kế nguyên bản, tuy nhiên các chi tiết ốp nhựa trên táp-lô, vô lăng đã bị phai màu theo năm tháng. Gương chiếu hậu trung tâm trên DS 21 được đặt phía dưới khu vực táp-lô, kiểu thiết kế này đã bị loại bỏ vì khả năng quan sát phía sau kém.
Citroen DS từng được đánh giá là dòng xe tiên tiến nhất thế giới vào thời điểm ra mắt. Các kỹ sư của Citroen trang bị cho mẫu xe này hệ thống treo thủy lực, cho phép thay đổi độ cao gầm chỉ bằng một nút nhấn. Vô lăng của DS 21 được thiết kế dạng một chấu độc đáo.
DS 21 được thiết kế chú trọng vào cảm giác lái và khả năng phanh. Đây là mẫu xe sản xuất hàng loạt đầu tiên được trang bị phanh đĩa.
Citroen trang bị cho DS 21 động cơ 4 xy-lanh thẳng hàng, dung tích 2.5L, hút khí tự nhiên. Khối động cơ này sản sinh công suất 109 mã lực tại 5.500 vòng/phút và mô-men xoắn cực đại 164 Nm tại 3.000 vòng/phút. Xe có khả năng tăng tốc 0-100 km/h trong 15,2 giây.
Chiếc Citroen DS 21 có giá trị sưu tầm cao, hiếm khi được chủ nhân sử dụng nhằm hạn chế các sự cố hỏng hóc.
Người phụ nữ duy nhất ở miền núi phía Bắc Việt Nam chơi xe Volkswagen cổ 10 năm trong cuộc đời đã có quá nhiều thay đổi, vậy mà 10 năm trời một người phụ nữ miền núi bỏ qua mọi định kiến và rào cản để giữ trọn tình yêu của mình với "cụ ông" Volkswagen 1200. Volkswagen 1200 được sản xuất vào khoảng năm 1959-1965 và đây là một trong những dòng xe của Đức được du...