Những nước hỗn loạn nhất thế giới
Các nước hỗn loạn nhất thế giới đang trải qua cuộc nội chiến kéo dài, phiến quân cực đoan tấn công và tình trạng đói nghèo triền miên.
Theo thống kê danh sách mới nhất, Libya, Bờ Biển Ngà, Uganda hay Kenya … là các nước hỗn loạn nhất thế giới. Libya tiếp tục chìm trong vòng xoáy nội chiến đã kéo dài hai năm qua. Phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) đang lợi dụng tình hình hỗn loạn tại đất nước Bắc Phi để mở rộng căn cứ. Eritrea là quốc gia nhỏ ở khu vực Sừng châu Phi đang do một chính quyền độc tài cai trị. Liên Hợp Quốc vẫn chưa dỡ bỏ một số cấm vận đối với Eritrea để trừng phạt sự ủng hộ của chính phủ nước này với các nhóm phiến quân trong khu vực. Uganda vẫn chưa thể giải quyết những vấn đề về đấu tranh phe phái, dân số và khả năng quản lý yếu kém của chính phủ. Bên cạnh đó, nhiều phong trào nổi dậy diễn ra khiến tình hình thêm phức tạp. Áp lực dân số đông và mâu thuẫn sắc tộc là những nguyên nhân chính dẫn đến sự bất ổn ở Kenya. Khủng bố là một trong những vấn đề mà quốc tế quan ngại nhất tại Kenya. Quốc gia này thường là mục tiêu tấn công của các nhánh thân al-Qaeda hoặc tổ chức khủng bố al-Shabaab. Liberia trở thành tâm điểm của thế giới năm qua khi nước này chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất trong dịch Ebola. 65% dân số Ethiopia ở dưới tuổi 25 nhưng nhu cầu việc làm không kịp đáp ứng. Tình trạng trẻ sơ sinh tử vong cao ở đây cũng thuộc nhóm cao nhất thế giới. Dân số đông và dịch vụ an sinh xã hội yếu kém khiến tình hình Niger chưa thể ổn định. Nước này cũng chịu ảnh hưởng từ những xung đột ở vùng biên giới với Libya, Mali và Nigeria. Burundi đối mặt với hàng loạt vấn đề về xã hội và an ninh. Gần 30% trẻ em dưới 5 tuổi ở Burundi bị suy dinh dưỡng, 19% trẻ em từ 5 đến 14 tuổi phải lao động nặng nhọc. Hồi tháng 4, nhiều phong trào phản đối chính phủ nổ ra. Quân đội cũng tiến hành một cuộc đảo chính nhưng thất bại. Quân đội Guinea-Bissau tiến hành đảo chính năm 2012. Đến nay, nhiều quốc gia chưa công nhận tính hợp pháp của chính quyền mới. Đất nước Tây Phi này phụ thuộc rất nhiều vào viện trợ nước ngoài. 69% dân số sống trong cảnh đói nghèo, tuổi thọ trung bình chỉ khoảng 54%. Ông Robert Mugabe đã cai trị Zimbabwe suốt từ năm 1980 và không muốn từ bỏ quyền lực. Nền kinh tế nước này gần như tê liệt. Mới đây, đồng nội tệ Zimbabwe tiếp tục rớt giá kỷ lục khi 1 USD đổi được 35 triệu tỷ tiền Zimbabwe. Từ năm 1999, Bờ Biển Ngà rơi vào hai cuộc nội chiến và trải qua nhiều khủng hoảng chính trị. Liên Hợp Quốc và Pháp phải cử hàng nghìn binh sĩ đến nước này để hỗ trợ chính phủ gìn giữ an ninh. Nigeria vướng vào cuộc chiến chống nhóm phiến quân Hồi giáo cực đoan Boko Haram đang kiểm soát nhiều địa phương ở miền Bắc. Gần đây, Boko Haram đã tuyên bố trung thành với Nhà nước Hồi giáo. Bên cạnh đó, hơn 60% dân số Nigeira đang sống trong cảnh đói nghèo. Pakistan vẫn chưa thể giải quyết những vấn đề xã hội như hơn 1 triệu người bị mất nhà do cuộc chiến từ thập kỷ trước, gần 3 triệu người tị nạn đến từ Afghanistan. Bên cạnh đó, phiến quân Taliban và các nhóm ly khai thường xuyên tổ chức những cuộc tấn công đẫm máu.
Theo thống kê danh sách mới nhất, Libya, Bờ Biển Ngà, Uganda hay Kenya … là các nước hỗn loạn nhất thế giới. Libya tiếp tục chìm trong vòng xoáy nội chiến đã kéo dài hai năm qua. Phiến quân Nhà nước Hồi giáo (IS) đang lợi dụng tình hình hỗn loạn tại đất nước Bắc Phi để mở rộng căn cứ.
Eritrea là quốc gia nhỏ ở khu vực Sừng châu Phi đang do một chính quyền độc tài cai trị. Liên Hợp Quốc vẫn chưa dỡ bỏ một số cấm vận đối với Eritrea để trừng phạt sự ủng hộ của chính phủ nước này với các nhóm phiến quân trong khu vực.
Uganda vẫn chưa thể giải quyết những vấn đề về đấu tranh phe phái, dân số và khả năng quản lý yếu kém của chính phủ. Bên cạnh đó, nhiều phong trào nổi dậy diễn ra khiến tình hình thêm phức tạp.
Video đang HOT
Áp lực dân số đông và mâu thuẫn sắc tộc là những nguyên nhân chính dẫn đến sự bất ổn ở Kenya. Khủng bố là một trong những vấn đề mà quốc tế quan ngại nhất tại Kenya. Quốc gia này thường là mục tiêu tấn công của các nhánh thân al-Qaeda hoặc tổ chức khủng bố al-Shabaab.
Liberia trở thành tâm điểm của thế giới năm qua khi nước này chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất trong dịch Ebola.
65% dân số Ethiopia ở dưới tuổi 25 nhưng nhu cầu việc làm không kịp đáp ứng. Tình trạng trẻ sơ sinh tử vong cao ở đây cũng thuộc nhóm cao nhất thế giới.
Dân số đông và dịch vụ an sinh xã hội yếu kém khiến tình hình Niger chưa thể ổn định. Nước này cũng chịu ảnh hưởng từ những xung đột ở vùng biên giới với Libya, Mali và Nigeria.
Burundi đối mặt với hàng loạt vấn đề về xã hội và an ninh. Gần 30% trẻ em dưới 5 tuổi ở Burundi bị suy dinh dưỡng, 19% trẻ em từ 5 đến 14 tuổi phải lao động nặng nhọc. Hồi tháng 4, nhiều phong trào phản đối chính phủ nổ ra. Quân đội cũng tiến hành một cuộc đảo chính nhưng thất bại.
Quân đội Guinea-Bissau tiến hành đảo chính năm 2012. Đến nay, nhiều quốc gia chưa công nhận tính hợp pháp của chính quyền mới. Đất nước Tây Phi này phụ thuộc rất nhiều vào viện trợ nước ngoài. 69% dân số sống trong cảnh đói nghèo, tuổi thọ trung bình chỉ khoảng 54%.
Ông Robert Mugabe đã cai trị Zimbabwe suốt từ năm 1980 và không muốn từ bỏ quyền lực. Nền kinh tế nước này gần như tê liệt. Mới đây, đồng nội tệ Zimbabwe tiếp tục rớt giá kỷ lục khi 1 USD đổi được 35 triệu tỷ tiền Zimbabwe.
Từ năm 1999, Bờ Biển Ngà rơi vào hai cuộc nội chiến và trải qua nhiều khủng hoảng chính trị. Liên Hợp Quốc và Pháp phải cử hàng nghìn binh sĩ đến nước này để hỗ trợ chính phủ gìn giữ an ninh.
Nigeria vướng vào cuộc chiến chống nhóm phiến quân Hồi giáo cực đoan Boko Haram đang kiểm soát nhiều địa phương ở miền Bắc. Gần đây, Boko Haram đã tuyên bố trung thành với Nhà nước Hồi giáo. Bên cạnh đó, hơn 60% dân số Nigeira đang sống trong cảnh đói nghèo.
Pakistan vẫn chưa thể giải quyết những vấn đề xã hội như hơn 1 triệu người bị mất nhà do cuộc chiến từ thập kỷ trước, gần 3 triệu người tị nạn đến từ Afghanistan. Bên cạnh đó, phiến quân Taliban và các nhóm ly khai thường xuyên tổ chức những cuộc tấn công đẫm máu.
Theo_Kiến Thức
Hồng Kông có nguy cơ hỗn loạn
Tiếp xúc với báo giới hôm 16-6, Phó ủy viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc ở Hồng Kông, ông Tống Như An, tuyên bố đặc khu này đối mặt một tương lai rất đáng lo ngại nếu Hội đồng Lập pháp không thể thông qua dự luật cải cách bầu cử được Bắc Kinh hậu thuẫn vào ngày 18 và 19-6 tới. Theo hãng tin Bloomberg, các nhà lập pháp Hồng Kông sẽ thảo luận dự luật trong ngày 17-6.
Trung Quốc đang gia tăng áp lực lên các nhà lập pháp ủng hộ dân chủ từng cam kết bác bỏ dự luật nêu trên - vốn quy định các ứng cử viên đặc khu trưởng phải được một ủy ban bầu cử xem xét và chấp thuận. Bất bình với đề xuất này, hàng chục ngàn người đã tham gia cuộc biểu tình nổi tiếng hồi năm ngoái. Biểu tình lại nhen nhóm từ hôm 14-6 vừa qua, dù con số khiêm tốn hơn - khoảng vài ngàn người - nhưng có thể kéo dài suốt tuần này.
An ninh được tăng cường bên ngoài tòa nhà Hội đồng Lập pháp ở Hồng Kông Ảnh: REUTERS
Đặc khu trưởng Lương Chấn Anh cần sự hậu thuẫn của 4 nhà lập pháp ủng hộ dân chủ để đạt 2/3 số phiếu cần thiết và thông qua dự luật nêu trên. Nếu không, đến năm 2017, nhà lãnh đạo kế tiếp của Hồng Kông sẽ lại được bầu ra bởi một ủy ban gồm 1.200 thành viên như trước đây.
An ninh đang được thắt chặt khắp Hồng Kông sau khi cảnh sát bắt giữ 10 đối tượng - gồm 6 người đàn ông và 4 phụ nữ tuổi từ 21đến 58 - vào tối 15-6 vì tình nghi chế tạo bom. Nếu bị kết tội, họ có thể lãnh 20 năm tù. Sau vụ phát hiện chất nổ này, tờ The Global Times bình luận Hồng Kông có nguy cơ rơi vào hỗn loạn.
Hôm 16-6, ông Lương Chấn Anh khuyến cáo người dân Hồng Kông nên thể hiện mong muốn của mình một cách hợp pháp, đồng thời nhấn mạnh không dung thứ cho mọi hành vi vi phạm pháp luật.
Lục San
Theo_Người lao động
Thủ tướng Pháp khiến 77% dân chúng sốc Thủ tướng Pháp Manuel Valls hôm 11/6 đã có một động thái nhằm chấm dứt tranh cãi quanh việc ông sử dụng máy bay của chính phủ để cùng hai con sang Berlin (Đức) dự trận chung kết bóng đá Champions League hồi cuối tuần qua. Thủ tướng Pháp Manuel Valls. Ông Valls nói rằng ông sẽ hoàn trả chi phí cho hai...