Những nước có quân đội lớn nhất thế giới
Thế giới hiện nay ngày càng được quân sự hóa khi các quốc gia liên tiếp tăng cường sức mạnh quân sự.
Báo Express của Anh đã đưa ra danh sách những nước có quân đội lớn nhất thế giới.
Ảnh VTV
9. Thổ Nhĩ Kỳ – 510.600 quân nhân tại ngũ
Thổ Nhĩ Kỳ là nước thành viên lớn thứ hai của NATO với hơn 510.000 binh sĩ. Nước này tuyên bố có tổng số 90 quả bom hạt nhân B61 tại căn cứ không quân Incirlik, nhưng nếu muốn sử dụng phải được NATO đồng ý.
8. Iran – 534.000 quân nhân tại ngũ
Theo một số báo cáo, Iran đã chế tạo được máy bay không người lái liều chết. Loại vũ khí này được cho là rẻ hơn một quả tên lửa hành trình tới 14 lần. Quân đội Iran hiện có 534.000 quân nhân tại ngũ.
7. Hàn Quốc – 630.000 quân nhân tại ngũ
Đe dọa chiến tranh thường trực giữa hai miền Triều Tiên đã khiến Bình Nhưỡng và Seoul luôn phải duy trì một quân đội mạnh, dù dân số tương đối ít.
Video đang HOT
6. Pakistan – 630.400 lính tại ngũ
Kể từ năm 1960, Pakistan đã 3 lần xảy ra xung đột với Ấn Độ. Dù có hơn 630.000 lính tại ngũ, nước này vẫn thường xuyên triển khai binh sĩ tham gia các sứ mệnh hòa bình toàn cầu.
5. Nga – 768.500 quân nhân tại ngũ
Lãnh thổ rộng lớn của Nga thường xuyên được hơn 765.000 binh sĩ thiện chiến bảo vệ. Ngoài ra, Nga có nhiều vũ khí hạt nhân hơn bất cứ nước nào trên thế giới.
4. Triều Tiên – 1.190.000 lính tại ngũ
Tính cả quân dự bị, gần như là cứ 10 người ở Triều Tiên thì có 4 người trong quân ngũ. Triều Tiên hiện vẫn trong tình trạng chiến tranh với Hàn Quốc do hai nước không ký hiệp ước hòa bình sau khi cuộc xung đột liên Triều 1950-1953 kết thúc.
3. Ấn Độ – 1.325.000 quân nhân tại ngũ
Ấn Độ có đội quân đầy ấn tượng với hơn 1,3 triệu người. Dù quốc gia đang phát triển này thiếu hỏa lực, song họ tuyên bố có lực lượng dự bị vô cùng mạnh, có thể triển khai bất cứ khi nào.
2. Mỹ – 1.431.000 quân nhân tại ngũ
Quốc gia có quân đội lớn thứ hai thế giới là Mỹ, với hơn 1,4 triệu quân nhân tại ngũ. Ngoài ra, Mỹ có số tàu sân bay lớn gấp hai phần còn lại của thế giới cộng lại.
1. Trung Quốc – 2.285.000 quân nhân tại ngũ
Đứng đầu thế giới về lực lượng vũ trang, quân đội Trung Quốc có hơn 2 triệu quân nhân tại ngũ. Theo Global Firepower Index, Bắc Kinh sở hữu rất nhiều máy bay, tàu ngầm, tàu khu trục.
Theo vietnamnet
EU để ngỏ khả năng kéo dài thời gian kiểm soát biên giới
Động thái này được cho là để đối phó với dòng người di cư ồ ạt tới châu Âu đang vượt quá tầm kiểm soát.
Tại hội nghị Bộ trưởng Tư pháp và Nội vụ Liên minh châu Âu diễn ra ở thành phố Amsterdam, Hà Lan diễn ra ngày 25/1, một số nước thành viên Liên minh châu Âu đã đề nghị người đứng đầu khối này chuẩn bị cho việc kéo dài thời gian kiểm soát biên giới thêm hai năm nữa.
Dòng người nhập cư quá đông khiến các nước châu Âu buộc phải kéo dài thời gian kiểm soát biên giới. Ảnh DPA
Phát biểu tại cuộc họp báo sau cuộc họp, Bộ trưởng Di cư Hà Lan Klaas Dijkhoff cho biết, việc kéo dài thời gian kiểm soát biên giới là cần thiết vì châu Âu đang phải nỗ lực để đối phó với dòng người di cư ồ ạt đang đổ về mọi ngả của châu Âu, đặc biệt là làn sóng người di cư đang hướng về khu vực Bắc Âu từ Hy Lạp.
"Hiện tại, các biện pháp kiểm soát biên giới tạm thời chỉ được áp dụng trong thời gian 6 tháng. Tuy nhiên, dòng người xin tị nạn ào ạt đổ về châu Âu thời gian qua đã buộc các nước thành viên phải áp dụng các biện pháp kiểm soát ở tầm quốc gia, song cũng không giảm được áp lực.
Vì vậy, một số các quốc gia thành viên đã đề nghị Ủy ban châu Âu chuẩn bị các cơ sở pháp lý và thực tế cho việc thực thi các biện pháp kiểm soát biên giới tạm thời theo điều 26 hiệp ước Schengen", ông Dijkhoff nói.
Theo quy định, lệnh kiểm soát biên giới hiện hành sẽ hết hiệu lực vào tháng 5/2016. Tuy nhiên, các Bộ trưởng Nội vụ Liên minh châu Âu có thể căn cứ vào các điều khoản trong Bộ quy tắc qua lại biên giới các nước tham gia Hiệp ước Schengen để kéo dài kiểm soát biên giới thêm 2 năm, tức là đến năm 2018, nếu xét thấy khu vực Schengen vẫn gặp nguy hiểm do thiếu sự đảm bảo ở khu vực biên giới vòng ngoài của Liên minh châu Âu.
Cho đến nay, chưa có quyết định chính thức nào được đưa ra sau cuộc họp của Bộ trưởng Tư pháp và Nội vụ Liên minh châu Âu diễn ra hôm qua song nhìn chung dư luận châu Âu dường như đồng tình với ý kiến kéo dài thời gian kiểm soát biên giới thêm hai năm nữa.
Cao ủy về người di cư châu Âu Dmitris Avramopoulos cho biết: "Nếu tình hình không thay đổi và những nguy cơ mà làn sóng di cư vẫn đặt ra đối với trật tự xã hội và an ninh quốc gia, một số các quốc gia thành viên mà tôi không tiện công bố ở đây sẽ vẫn cần tiếp tục biện pháp kiểm soát biên giới. Chúng tôi vẫn đang xem xét mọi khả năng theo đúng quy định của Liên minh châu Âu trước khi quyết định giải pháp được xem là khả thi nhất".
Liên minh châu Âu hiện đang phải đối mặt với cuộc khủng hoảng người di cư lớn nhất kể từ sau Chiến tranh Thế giới thứ 2, với hơn 1 triệu người tị nạn và di cư đến liên minh này chỉ trong năm ngoái, trong đó chủ yếu là những người chạy trốn chiến tranh và nạn đói tại Syria và những nước Trung Đông, Bắc Phi khác.
Để đối phó có không ít các nước thành viên Liên minh châu Âu đã phải áp dụng biện pháp thắt chặt biên giới. Đây được xem là giải pháp tạm thời nhằm đối phó với làn sóng người nhập cư ngày càng vượt tầm kiểm soát, dù được cho là đi ngược với quy định chung về tự do đi lại của hiệp ước Schengen, vốn được coi là "nguyên tắc quan trọng" và là một trong những "thành tựu" lớn nhất của Liên minh châu Âu.
Những thực tế này cho thấy hiệp định Schengen, vốn xóa nhòa biên giới cho người dân đi lại giữa 22 nước thành viên Liên minh châu Âu và 4 quốc gia ngoài Liên minh châu Âu, đang dần mất hiệu lực và có nguy cơ sụp đổ, nếu cuộc khủng hoảng người di cư hiện nay không được kiểm soát.
Khu vực Schengen gồm 26 quốc gia, trong đó đa phần là các quốc gia thành viên Liên minh châu Âu. Trong khi chờ đợi một quyết định chính thức, cho đến nay đã có 6 quốc gia thuộc không gian tự do đi lại Schengen gồm Áo, Pháp, Đan Mạch, Thụy Điển, Na Uy và Đức là đích đến hàng đầu của những người nhập cư vào châu Âu, đã quyết định khôi phục tạm thời các biện pháp kiểm soát biên giới./.
Hồng Nhung Tổng hợp
Theo_VOV
NATO tham chiến với IS bằng hệ thống vũ khí AWACS? Một quan chức NATO vừa tiết lộ rằng, hiện các quốc gia thành viên của tổ chức này đang thảo luận về đề nghị NATO sử dụng hệ thống máy bay giám sát AWACS tham gia vào cuộc chiến chống lại tổ chức tự xưng Nhà nước Hồi giáo (IS) Thông tin trên rất được quan tâm, bởi hiện nay NATO không hề...