Những “nữ tướng” tỷ phú vùng ven đô
Không chỉ làm giàu cho chính mình, những “nữ tướng” này còn phát động nông dân tham gia giảm nghèo bền vững, vươn lên làm giàu.
Không thẹn phận nữ
Khởi nghiệp trồng nấm, nhưng chính cái bánh tráng trắng ngà mỏng manh mới đưa chị Phạm Thị Minh Linh (xã Tân Hiệp, Hóc Môn) đứng vào hàng ngũ tỷ phú.
Chị Nguyễn Thị Kim Xuân (Trung Lập Thượng, Củ Chi) với trang trại ớt công nghệ cao. Ảnh: T.Đ
Trong góc phòng đóng gói bánh tráng xuất đi trời Tây, chị Minh Linh ngồi lẫn giữa những nữ nhân công. Chính chị phải kiểm tra sản phẩm trước khi đóng gói. Trên mỗi chiếc bánh tráng, dù còn hạt bụi dính vào cũng sẽ được nhân công dùng kim lấy ra trước khi đóng gói xuất khẩu. “Lúc mới vào nghề do kinh nghiệm non nớt, chưa biết cách pha chế bột, chưa biết cách cân chỉnh máy tráng… nên bánh loại A (bánh xuất khẩu) cho tỷ lệ rất thấp” – chị Linh nói.
Theo chị Linh, có lúc bánh hư mỗi ngày lên cả tấn. Tiếc của, chị xây chuồng nuôi hơn 100 con lợn để tận dụng bánh hư. “Thất bại là mẹ thành công”, cuối cùng chị Linh cũng thành thục với nghề làm bánh tráng. Những lô bánh tráng đầu tiên đã được xuất sang Pháp đúng theo mẫu bánh được đặt hàng. Lúc cao điểm, chị xuất sang Pháp 30 tấn bánh/tháng.
Thành công với thị trường Pháp, năm 1999, chị tìm hiểu thị trường Mỹ rồi xuất bánh tráng sang thị trường này. “Bánh tráng tôi xuất khẩu chưa bao giờ bị khách hàng phàn nàn chất lượng, mẫu mã; chưa bao giờ gặp trục trặc. Tôi tâm niệm, chất lượng là trên hết nên làm bánh rất kỹ, kiểm phẩm chặt trước khi xuất” – chị Linh thổ lộ.
Trong khi đó, đang thành công với công việc thiết kế thời trang công nghiệp, chị Nguyễn Thị Kim Xuân (Trung Lập Thượng, Củ Chi) quyết định chuyển sang làm nông nghiệp công nghệ cao để xuất khẩu.
Tại nông trại của chị Xuân, khách tham quan sẽ được tận dụng hết “5 giác quan” để thấy trái ớt có màu sắc đỏ bóng láng, cay nồng, thơm hắc; húng quế thơm lừng, tươi rói; mướp hương thơm thoang thoảng, vỏ dày, và sơ chế không ngả màu đen… Không ngẫu nhiên mà Công ty Đầu tư phát triển sản xuất nông nghiệp VinEco lại ngừng sản xuất mướp hương để bao tiêu mướp hương tại nông trang của chị Xuân.
Hiện mỗi ngày chị Xuân đang xuất bán cho VinEco hơn 150kg ớt/ngày. VinEco cũng đang yêu cầu chị Xuân mở rộng diện tích, tăng cường thêm các mặt hàng nông sản. “Sắp tới, tôi sẽ xuất sang châu Âu nông sản của trang trại” – chị cho biết.
Chia sẻ thành công
Trước nhu cầu của VinEco và thị trường châu Âu, chị Xuân cho biết, sẽ mở rộng diện tích nông trang, cũng như đang có kế hoạch phối hợp với các nông dân làm vệ tinh sản xuất nông sản sạch theo quy trình sản xuất công nghệ cao. Hiện, chị đã xin thành lập HTX nông nghiệp công nghệ cao Mặt Trời Mọc để thu mua nông sản các vệ tinh. “Tôi muốn giúp nông dân phát triển sản xuất, muốn họ tạo ra sự khác biệt nông sản nhằm phát triển kinh tế, giảm nghèo” – chị chia sẻ.
Video đang HOT
Cùng chia sẻ với nông dân những thành công, chị Đặng Lê Thị Thanh Huyền (Củ Chi) – một doanh nhân nổi tiếng trong giới trồng lan ở Sài thành, cũng quyết định thành lập HTX lan Huyền Thoại. Theo chị Huyền, HTX sẽ tổ chức sản xuất hoa lan cung cấp cho các thị trường tại TP.HCM, Hà Nội, Đà Nẵng và xuất sang thị trường Campuchia. Bên cạnh đó, HTX cũng sẽ nghiên cứu tổ chức các hoạt động tham quan, du lịch vườn lan kết nối các tour du lịch trên địa bàn huyện Củ Chi với những vườn lan có quy mô nhỏ để tạo thành vùng chuyên sản xuất, sơ chế, bảo quản, tiêu thụ sản phẩm lan với quy mô lớn.
Hiện, HTX Lan Huyền Thoại có 15 chủ trại lan với diện tích 25ha. Tổng sản lượng thu hoạch mỗi năm đạt 8 tỷ cành, trong đó 20% xuất sang Campuchia. “Các thành viên trong HTX đang quyết tâm mở rộng, phát triển mô hình trồng lan Mokara cắt cành theo hướng chuyên canh, cánh đồng lớn, có ứng dụng công nghệ cao. Chúng tôi đang tính hướng mở rộng thị trường tiêu thụ, theo hướng xuất khẩu sang một số thị trường tiềm năng, như: Lào, Campuchia, Ấn Độ…” – chị Huyền thổ lộ.
Theo Danviet
Nợ nông thôn mới chỉ còn 377 tỷ đồng
Tại Hội nghị toàn quốc Văn phòng điều phối chương trình nông thôn mới (NTM) các cấp năm 2019 tại Đồng Nai (ngày 8.3) cho thấy, nguồn vốn đầu tư cho Chương trình NTM của cả nước đang tăng khá mạnh và nợ đọng cũng gần giải quyết xong.
Văn phòng Điều phối NTM Trung ương đánh giá, kết quả huy động nguồn lực và sử dụng vốn ngân sách Trung ương để thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) ở các địa phương đang tăng khá mạnh.
Tăng mạnh vốn để nâng chất
Theo đó, tổng nguồn lực huy động thực hiện Chương trình năm 2018 của cả nước tăng khoảng 401.779 tỷ đồng (tăng khoảng 50% so với năm 2017) và bằng tổng nguồn lực huy động của cả giai đoạn 2011-2015).
Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường phát biểu chỉ đạo tại Hội nghị.
Trong đó, vốn ngân sách Nhà nước là 52.490 tỷ đồng (13,0%), bao gồm: vốn ngân sách Trung ương (NSTW) là 8.719 tỷ đồng (2,2%).
Tại hội nghị, Cục trưởng - Chánh văn phòng Điều phối nông thôn mới Trung ương Nguyễn Minh Tiến báo cáo, tính đến 31.12.2018, tổng giá trị khối lượng hoàn thành đạt khoảng 80-85%. Trong đó, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư phát triển thuộc vốn NSTW đạt trên 70% so với kế hoạch vốn được giao.
Vốn Ngân sách địa phương là 43.771 tỷ đồng, tăng khoảng 30% so với năm 2017. Chủ yếu được các địa phương ưu tiên bố trí nguồn vốn này để xử lý nợ đọng xây dựng cơ bản.
Văn phòng Điều phối NTM Trung ương cho biết, tính đến hết 31.12.2018, tổng số nợ đọng của cả nước còn hơn 377 tỷ đồng, giảm khoảng 4.326 tỷ đồng so với tháng 1.2018.
Tổng nguồn vốn tín dụng trực tiếp hỗ trợ các nội dung của Chương trình xây dựng nông thôn mới tính đến hết năm 2018 khoảng 267.634 tỷ đồng (66,6%). Nguồn vốn này chủ yếu do người dân vay vốn phát triển và mở rộng quy mô sản xuất nông nghiệp.
Tính đến hết tháng 12.2018, tổng nguồn vốn dư nợ tín dụng cho nông nghiệp, nông thôn đạt 1,7 triệu tỷ.
Trong khi đó, vốn huy động từ doanh nghiệp là 16.696 tỷ đồng (4,2%). Người dân đóng góp là 25.933 tỷ đồng (6,5%).
Theo ông Thái Quốc Dân - Phó Chánh văn phòng NTM TP.HCM, trong giai đoạn nâng chất NTM (2016 - 2018), TP đã huy động nguồn lực thực hiện Chương trình NTM hơn 34.000 tỷ đồng.
Phát triển nông nghiệp công nghệ cao để nâng chất tiêu chí thu nhập là mục tiêu của huyện Xuân Lộc (Đồng Nai) trong thời gian tới.
Theo đó, tổng vốn huy động, sử dụng các nguồn lực đầu tư cho nông nghiệp, nông dân, nông thôn trong 10 năm thực hiện là 106.600 tỷ đồng. Trong đó: Vốn ngân sách là 24.449 tỷ đồng; Vốn tín dụng là 72.687 tỷ đồng; Vốn dân - cộng đồng là 9.429 tỷ đồng.
"Vốn ngân sách nhà nước chỉ tăng nhà, nhưng vốn huy động từ doanh nghiệp, người dân tăng mạnh", ông Dân cho biết.
Trong khi đó, Phó Chánh văn phòng Điều phối NTM Đồng Nai Lê Văn Gọi cũng thông tin, mỗi năm nguồn vốn nhà nước dành cho phát triển nông thôn của tỉnh đều tăng 10%. Riêng những năm gần đây vốn huy động từ doang nghiệp, nhân dân tăng hơn 10%.
Quản lý chặt nguồn vốn
Tại hội nghị, Văn phòng Điều phối NTM Trung ương cũng cho biết, rút kinh nghiệm của giai đoạn trước, từ năm 2016 đến nay, công tác kiểm tra, chỉ đạo và giám sát tình hình thực hiện Chương trình ở các cấp đã được chú trọng.
Các địa phương coi đây là một nhiệm vụ trọng tâm của Chương trình, góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực huy động thực hiện ở cơ sở, giảm tình trạng đầu tư dàn trải, huy động quá sức dân... và đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ của Chương trình.
Trong giờ thể dục tại Trường Tiểu học Nguyễn Văn Tạo (Nhà Bè, TP.HCM)
Theo ông Thái Quốc Dân - Phó Chánh Văn phòng điều phối NTM TP.HCM, TP.HCM không có nợ đọng xây dựng cơ bản Chương trình NTM. Lý do xây dựng NTM là Chương trình trọng điểm của TP nên ưu tiên đảm bảo cân đối đủ nguồn vốn thực hiện.
Mặt khác, chủ trương của TP là thực hiện cơ chế phân bổ kế hoạch vốn đầu tư NTM theo tiến độ thực hiện dự án, công trình trên hệ thống TABMIS đối với từng xã trên địa bàn 5 huyện, nên việc quản lý nguồn vốn đầu tư NTM luôn được đảm bảo bám sát theo tiến độ thực hiện của từng dự án, công trình.
Văn phòng Điều phối NTM TP.HCM cũng cho biết, thời gian tới việc quản lý nguồn vốn từ ngân sách rất chặt chẽ. Việc sử dụng vốn phải đúng quy định. Cơ quan kiểm toán và thanh tra sẽ vào cuộc để giám sát.
Trong quá trình thực hiện nếu phát sinh vấn đề gì chưa biết cách xử lý thì cần hỏi ý kiến cấp trên hay sở ngành để được hỗ trợ, giải thích trước khi làm.
Việc quản lý nguồn vốn từ huy động người dân hiến đất, tiền mặt, vật liệu xây dựng hoặc ngày công lao động thời gian tới sẽ khác biệt, chặt chẽ hơn.
Phát biểu tại hội nghị, Bộ Trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường cho rằng, trong giai đoạn xây dựng NTM 2011-2015, vì chạy theo thành tích mà một số tỉnh xây dựng nông thôn có số nợ đọng lên tới 16.000 tỷ đồng.
"Sau thời gian chấn chỉnh nợ đọng nông thôn mới gần như đã giải quyết xong. Từ bây giờ, nếu để xảy ra nợ đọng thì địa phương không được công nhận hoàn thành NTM", ông Cường khẳng định.
Một con đường tự quản tại xã Xuân Bắc (Xuân Lộc, Đồng Nai)
Cũng theo Bộ trưởng Nguyễn Xân Cường, Hội nghị hôm nay chúng ta chuyển trọng tâm, cố gắng làm sao cuối năm nay sẽ tổng kết giai đoạn 2016 - 2020 sớm hơn 1 năm so với mục tiêu ban đầu quy định.
"Để làm được điều này hội nghị này tôi đề nghị các huyện, các tỉnh rà soát lại toàn bộ các chỉ tiêu của mình, chỉ tiêu nào chưa hoàn thành thì phải dồn lực vào. Tất cả mục tiêu đến năm 2020 ở cấp huyện, cấp tỉnh rà soát lại hết để hoàn thành kể cả chỉ tiêu về số lượng, chất lượng trên tinh thần cao nhất", ông Cường nói.
Văn phòng Điều phối NTM Trung ương cho biết, hiện cả nước có 4.144 xã (46,48%) đạt chuẩn nông thôn mới. Dự kiến, hết Quý II/2019, cả nước sẽ hoàn thành mục tiêu 5 năm của Chương trình đã được Quốc hội và Chính phủ giao là có ít nhất 50% số xã đạt chuẩn nông thôn mới. 3 tỉnh, thành sẽ hoàn thành Chương trình nông thôn mới trong năm 2019 là: Đồng Nai, Đà Nẵng và Nam Định.
Theo Danviet
Lạng Sơn: Phấn đấu thêm 12 xã đạt chuẩn NTM, nâng tổng số lên 60 xã Tại Hội nghị trực tuyến tổng kết thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới (NTM) năm 2018, triển khai nhiệm vụ năm 2019 vừa diễn ra, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn đã đưa ra đích phấn đấu đồng thời triển khai các nhiệm vụ, giải pháp trong xây dựng NTM trên...