Những nữ thần “Made in Việt Nam” trong quan niệm cổ nhân (Kỳ 2)
Trong quan niệm của cổ nhân xưa, có sự giao hòa giữa Phật pháp và tín ngưỡng bản địa. Điều đó thể hiện rõ nét qua kiến trúc độc đáo của một số chùa ở Bắc Ninh.
Chùa Dâu – Nơi Phật Mẫu Man Nương từng trụ trì
Khi nàng Man Nương sinh con gái, nhà sư đem gửi vào thân cây. Chi tiết này không chỉ gợi nhớ lại hình ảnh đức Phật ngồi giác ngộ dưới gốc Bồ đề, mà còn chứng tỏ tín ngưỡng “đa thần” của cổ nhân. Trong quan niệm đó, tất cả những sự vật, hiện tượng trong thiên nhiên đều có thể trở thành thần: Mây, mưa, sấm, chớp, cây cối, núi, sông… đều có những vị thần ngự trị. Gốc Dung thụ già cũng là thần, được nhà sư đặt đứa trẻ vào và dặn: “Ta gửi con Phật, người giữ lấy cũng thành Phật đạo“, ý rằng thần cây nếu khéo tu cũng sẽ thành Phật. Sau này, khi thân cây được tạc thành các vị nữ thần, lời dạn trên đã ứng nghiệm.
Tượng Phật Mẫu Man Nương
Sau khi gửi đứa trẻ, nhà sư trao cho Man Nương cây gậy phép rồi mới ra đi. Từ đó, Man Nương có khả năng cứu vớt chúng sinh. Thực chất, khi đã được Phật pháp cảm hóa, bà đã có quyền năng từ lúc đó. Nhưng nhà Phật đề cao chữ “duyên”, cái duyên chưa tới nên bà chưa thể thành Phật. Bà ở lại trụ trì chùa chính là để đợi cơ duyên, khi cây Dung thụ mang trả lại những đứa con cho mình.
Từ thân cây Dung thụ, 5 vị Phật đã đã được tạo tác gồm: Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện và Thạch Quang Phật. Như trên đã nói, các vị thần trong tín ngưỡng cũ đã được đẩy lên một tầm mới, trở thành những vị Phật dân gian để cứu độ chúng sinh.
Trong 5 người con Phật, chỉ có Thạch Quang là không rõ giới tính, không thành hình người. Tuy nhiên, ai cũng hiểu đó là linh khí của người con gái đầu tiên tạo thành. Thậm chí, Thạch Quang còn là đá, chắc chắn, bền vững hơn những người chị em được hình thành từ cây. Búa rìu có thể dụng vào được thân cây nhưng đụng vào Thạch Quang là mẻ. Trong truyền thuyết Tứ Pháp, không chỉ có triết lý Phật giáo hiện diện mà còn có các quan điểm triết học của cổ nhân. Điều này thấy rõ qua việc từ cha mẹ Phật tạo thành 5 con Phật. Đó chính là nguyên lý âm dương, ngũ hành, mà nếu xét đến cùng thì nguyên lý đó được cổ nhân quan niệm là bao trùm lên vạn vật.
Tìm hiểu khá kỹ về truyền thuyết Tứ Pháp để thấy rằng dù giao hòa với Phật giáo, tôn thờ các vị thần nhưng hệ thống tín ngưỡng vẫn không tách rời đời sống tâm linh người Việt, vẫn mang đậm màu sắc của nền văn minh lúa nước. Theo quan niệm trồng trọt của cổ nhân, trong bốn mùa yếu tố thiết yếu để vụ mùa tươi tốt là “nước, phân, cần, giống” thì nước là hàng đầu. Các vị Phật Tứ Pháp đươc thờ phụng, hợp lại sẽ làm ra mưa. Bởi theo quan sát của người xưa, khi mây tụ lại rồi sấm, chớp và sau đó là mưa xuống. Có thể thấy rằng tuy là các vị Phật nhưng tín ngưỡng thờ Tứ Pháp là để giải tỏa một nhu rất cầu thiết yếu của con người.
Kiến trúc độc đáo “tiền Mẫu hậu Phật”
Video đang HOT
Đầu tiên, Phật Tứ pháp chỉ được thờ trong các chùa ở một số vùng thuộc Bắc Ninh. Nhưng ngày nay, tín ngưỡng thờ Tứ Pháp phổ biến tại nhiều vùng thuộc đồng bằng Bắc Bộ như Hà Nội, Hưng Yên, Nam Định… Theo nhiều tài liệu ghi chép, những ngôi chùa thờ Tứ Pháp vào buổi sơ khai đều có kiến trúc khá độc đáo, chỉ có một ngọn tháp ở khu vực trung tâm. Sau đó, nhiều thế kỉ, đến thời phong kiến thịnh trị, các ngôi chùa Tứ Pháp mới được hoàn thiện như ngày nay. Một số chùa vẫn còn giữ được bậc cửa bằng đá chạm hình tượng rồng và sấm, một số bộ vì vì kèo chạm khắc gỗ với các đề tài rồng, nhạc công, vũ nữ, phỗng, hoa lá, mây, sóng… mang đậm phong cách kiến trúc thế kỷ 12, 13.
Các ngôi chùa Tứ pháp thường tọa lạc trên những địa thế đẹp, có diện tích rộng, thoáng đãng. Không gian chùa mở rộng để dễ dàng cho người dân chiêm bái và tổ chức các lễ hội. Giữa các khối nhà bố trí vườn hoa, cây cảnh. Các khu vực nhà phụ làm nơi sinh hoạt của Tăng, Ni và thờ Tổ thường được bố trí xung quanh ẩn nấp vào cây xanh tạo nên cảnh sắc thiên nhiên giữa đạo với đời.
Chùa Dâu – đặc trưng của kiến trúc thờ Phật Tứ Pháp
Tuy nhiên, có một điểm khác biệt quan trọng với các ngôi chùa thông thương. Kiến trúc Phật giáo thường tồn tại thao bố cục “tiền Phật hậu Mẫu” nghĩa là tượng Phật được thờ ở gian chính, phía trước, các thánh Mẫu được thờ ở phía sau. Riêng các ngôi chùa thờ Tứ Pháp thì lại bố cục “tiền Mẫu hậu Phật”.
Hệ thống tượng Tứ Pháp được đặt ở chính diện, tại vị trí trung tâm và được tạo tác với kích thước lớn. Một số chùa cũng thờ phụng các vị Phật khác nhưng có kích thước nhỏ hơn hoặc được thờ phụng ở các gian bên hoặc phía sau gian chính diện. Điều này cho thấy có những thời điểm, tại một số vùng miền, những vị Phật Tứ Pháp còn được coi trọng hơn các vị Phật nguyên mẫu. Có thể giải thích những khi mất mùa hay hạn hán, dân chúng tìm đến những hình tượng thánh có liên quan thiết thực đến lợi ích của mình. Đó là điều dễ hiểu. Ngày nay, hầu hết các công trình thờ Tứ Pháp đều được trùng tu lại, bố trí “tiền Phật hậu Mẫu”. Tứ Pháp vẫn được thờ trong chính diện nhưng các vị Phật tổ sẽ được thờ phụng ở phía trước.
Tượng Pháp Vũ – chùa Dâu
Tượng trong hệ thống kiến trúc Tứ Pháp đều rất cao lớn, tính ở tư thế ngồi thiền đã cao 1,5m, thường tạc ở tư thế thân thẳng, tay phải giơ lên, tay trái để trên đùi cầm chuỗi ngọc. Các pho tượng có tóc xoăn màu đen, tọa trên đài sen, gương mặt mang đường nét đẹp của những phụ nữ bình dị. Các pho tượng đều có thần thái hiền hòa, đức độ, tạo nên sự vững tâm hoan hỉ cho những chiêm hái. Theo một số ghi chép, các tượng Tứ Pháp thường sơn màu gụ bóng. Đây là màu phối hợp giữa màu đỏ và màu đen, tượng trưng cho máu là nguồn sống và sự huyền bí của các thế lực thần thánh. Trung tâm của hệ thống chùa Tứ Pháp là chùa Tổ, nơi thờ Phật Mẫu Man Nương. Ở hình tượng Man Nương, con người không chỉ tìm thấy tình thương, sự cứu giúp của bà đối với dân làng trong hoàn cảnh khó khăn hay có thể chỉ huy các hiện tượng tự nhiên, mà còn coi bà là Mẫu, một vị Phật với tư cách là mẹ, rất gần gũi với con người, luôn bao dung, độ lượng, che chở cho con người. Tục xưa, mỗi khi đến ngày kỵ của Phật Mẫu, trừ Thạch Quang Phật được ở cùng mẹ, thì các pho tượng Tứ Pháp đều được rước khỏi nơi thờ tự, để về chùa Tổ làm lễ chứng tỏ lòng hiếu thảo.
Nhưng chùa thờ Tứ Pháp trước kia thường được người dân tổ chức các lễ cầu đảo mỗi khi hạn hán. Theo truyền thuyết, mỗi khi cần cầu mưa, người ta rước tượng bà Pháp Vân ra khỏi chùa đầu tiên. Sau đó, rước đến tượng của các bà Pháp Lôi, Pháp Vũ, tập trung tại nơi thờ phụng bà Pháp Điện. Lúc đấy, nghi lễ cầu mưa mới được bắt đầu. Người dân tin rằng, những vùng miền nào rước chân nhang của Tứ Pháp về thờ thì nơi đó được mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.
Và như vậy, tín ngưỡng thờ Tứ Pháp với hệ thống các vị Phật: Phật Mẫu Man Nương và 5 vị con Phật, lần đầu tiên giáo lý nhà Phật đã trở nên gần gũi với cổ nhân. Tín ngưỡng thờ Tứ Pháp là niềm tin tâm linh của con người qua nhiều thời đại, bởi họ không chỉ là thần, là Phật, mà còn là người phụ nữ, người mẹ rất đỗi thân thương và thuần Việt.
Theo xahoi
Những nữ thần "Made in Việt Nam" trong quan niệm cổ nhân (Kỳ 1)
Những nữ thần trong quan niệm của cổ nhân xưa luôn có sự giao hòa giữa Phật pháp và tín ngưỡng bản địa.
Nguồn gốc Tứ Pháp
Từ ngàn năm xưa, trong quá trình chinh phục đồng bằng và phát triển nghề trồng lúa nước, cổ nhân người Việt đã dần hình thành một số tín ngưỡng dân gian. Thời ấy, khi mà các kỹ thuật trồng trọt còn thô sơ, đời sống nông nghiệp vẫn phải lệ thuộc hoàn toàn vào tự nhiên. Việc được mùa hay mất mùa, đói hay no, con người vẫn đổ tại "ông trời"làm ra thế. Xuất phát từ quan niệm tôn thờ các thế lực siêu linh như thế, những hiện tượng thiên nhiên như mây, mưa, sấm, chớp, hạn hán... trở thành những vị thần cần được thờ cúng để mong mưa thuận gió hòa, hạn chế thiên tai. Cùng với đó, trên cơ sở một chế độ mẫu hệ, đề cao vai trò người mẹ (Mẫu) với quyền năng sinh sản cũng như trực tiếp sản xuất của cải vật chất, các vị thần được hóa thân thành các nữ thần. Trong tín ngưỡng dân gian, những Mẹ Đất, Mẹ Nước, Mẹ Lúa, các nữ thần Mây, Mưa, Sấm, Chớp đã trở thành những hình tượng không thể thiếu trong đời sống tinh thần của người dân Việt.
Chùa Dâu - Nơi Phật Mẫu Man Nương từng trụ trì
Tuy nhiên, ở buổi ban đầu, hình tượng các nữ thần còn rất sơ khai. Họ là những phụ nữ có quyền năng vô hạn để cứu độ con người, xung quanh vẫn bao phủ một màn mờ ảo. Người ta thờ cúng các nữ thần giống như giải tỏa niềm tin về mặt tâm linh, chứ cũng không thực sự rõ hình dung về họ ra sao, từ đâu đến, vì sao họ lại được ban những phép thuật siêu linh... Cần nhớ rằng, thời điểm đó, có nhiều vị nhân thần như Tản Viên Sơn Thánh, Chử Đồng Tử đạo tổ đã được thờ phụng, còn các nữ thần vẫn chưa có được những nguồn gốc rõ ràng.
Phải đến những năm đầu Công nguyên, khi Phật giáo du nhập vào nước ta, cổ nhân mới tìm ra phương cách để giản dị và chân thực hóa các vị nữ thần. Điều này đến rất tự nhiên, không hề gượng ép. Bởi những tư tưởng từ bi, hỉ xả, tu tập để để cứu vớt chúng sinh.... trong giáo lí nhà Phật rất gần gũi với với tinh thần vị tha, bao dung, yêu thương, đùm bọc lẫn nhau trong đạo lí truyền thống của người Việt. Hơn thế nữa, hình tượng Phật cũng có những người mang giới nữ như một số vị Bồ tát, thỏa mãn quan niệm tôn thờ người mẹ tinh thần. Trên điều kiện đó,
Phật giáo cũng có sự dung hợp kì diệu với các vị thần bản địa, tạo nên một hệ thống tư tưởng giáo lý và thờ cúng mang yếu tố riêng biệt.Cổ nhận người Việt không chỉ thu nhân trọn vẹn tinh thần giáo lý nhà Phật, mà còn sáng tạo thêm những hình tượng mới, vừa mang tính Phật, vừa mang tính thần. Các vị nữ thần hóa thân thành những vị Phật bà có tính định hình, định hướng rõ ràng, cao sang quyền phép nhưng cũng rất mực gần gũi với đời sống người dân.
Tứ pháp gồm Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Vũ, Pháp Điện, theo thứ tự là các vị nữ thần: Mây, Mưa, Sấm, Sét. Người sinh ra bốn vị thần được tôn là Phật Mẫu Man Nương. Năm người phụ nữ đặc trưng cho hệ thống thờ Tứ pháp chính là những biểu tượng đầu tiên của sự giao hòa giữa đạo Phật thế giới và Phật giáo dân gian.
Tượng Tứ Pháp
Truyền thuyết về Phật Mẫu Nan Vương và những người con Tứ Pháp được lưu truyền chủ yếu ở đồng bằng Bắc Bộ thể hiện rõ nét điều này.Truyện kể rằng ở vùng Thuận Thành, Bắc Ninh, có cô gái trẻ mới 12 tuổi tên là Man Nương đến một ngôi chùa trong vùng xin học đạo. Một hôm, nhà sư vô tình bước qua người Man Nương lúc nàng nằm ngủ, sau đó nàng thụ thai một cách thần kỳ. Mười bốn tháng sau, nàng Man Nương hạ sinh một cô bé gái, đứa bé được sư Khâu Đà La dùng thần chú gửi vào cây Dung thụ (cây đa cổ thụ). Sau đó, trước khi ra đi, nhà sư trao cho Man Nương một cây gậy thần có thể làm mưa. Từ đó, mỗi khi trời làm hạn hán, nàng Man Nương lại dùng gậy thần để cứu dân làng.
Nhiều năm trôi qua, Man Nương giờ đã thành bà lão 80 tuổi, là sư trụ trì chính tại ngôi chùa cũ. Năm đó, bất ngờ trời làm mưa lũ, gió giật khiến cây Dung thụ bật gốc, trôi về trước bến sông ngay trước cửa chùa thì dừng lại. Vị quan cai trị trong vùng nằm mộng phải tạc tượng Phật từ thân cây nhưng dùng hàng trăm quân sĩ mà không lay chuyển được cây. Đến khi bà Man Nương xuất hiện, chỉ dùng chiếc dải yếm cũng kéo được cây lên bờ. Thân cây Dung thụ được tạc thành bốn pho tượng nữ thần, đặt tên là Pháp Vân (thần Mây), Pháp Vũ (thần Mưa). Pháp Lôi (thần Sấm), Pháp Điện (thần Sét) mang vào chùa thờ tự. Trong thân cây, đứa trẻ sơ sinh ngày trước đã biến thành hòn đá quanh năm phát sáng, mọi loại búa, rìu động vào đều bẻ gẫy, nên được thờ là Thạch Quang Phật. Vài nam sau, bà Man Nương cũng hóa, được dân gian xưng tụng là Phật Mẫu Man Nương. Từ khi Phật Mẫu và Tứ Pháp được thờ phụng, các vị thần linh thường hiển linh phù hộ cho người dân được mưa thuận gió hòa, mùa màng tốt tươi.
Tượng bà Man Nương
"Giải mã" truyền thuyết
Truyền thuyết trên cho thấy bản chất của hệ thống thờ Tứ pháp của cổ nhân. Đó là sự dung hòa giữa Phật giáo và tín ngưỡng dân gian là thờ thần tự nhiên (mây, mưa, sấm, sét) và thờ Mẫu (Man Nương). Cần phải phân biệt chữ "pháp" trong Tứ Pháp. "Pháp" ở đây không phải để chỉ "pháp thuật" ngĩa là các bốn vị thần nắm giữ các phép thuật. Chữ "pháp"được dân gian hiểu theo nghĩa là Phật pháp. Một cách chính xác, Tứ Pháp là chỉ bốn vị thần hoạt động theo sự điều khiển của Phật, mà đại diện là Phật Mẫu Man Nương. Chính vì thế mới nói Tứ Pháp vừa là Phật vừa là thần là như vậy.
Tiếp đó, nếu tìm hiểu sâu về ẩn ý của cổ nhân được khéo léo cài vào trong truyền thuyết, cũng có thể thấy được ý nghĩa của sự giao hòa giữa Phật giáo và tín ngưỡng bản địa. Câu chuyện bắt đầu và kết thúc với vị trí trung tâm là nàng Man Nương đặc trưng cho chế độ mẫu hệ, coi trọng vai trò người phụ nữ. Việc nàng Man Nương sinh con gái đầu lòng, việc tạc cây Dung thụ thành bốn pho tượng nữ cũng không nằm ngoài hệ tư tưởng này.
Khi sư La Đà vô tình bước qua, nàng Man Nương cảm ứng mà có thai. Chi tiết này mang hai ý nghĩa. Thứ nhất, chứng tỏ thiếu nữ trẻ tuổi đã được Phật giáo cảm hóa. Thứ hai, cũng giống khá nhiều truyền thuyết khác, khi người phụ nữ có thai theo cách thần bí thì đứa con sinh ra sẽ là thần nhân. Mô típ cũng giống như cách người mẹ hạ sinh ra đức Thánh Gióng, ướm chân vào một bàn chân lớn rồi về nhà mang thai vậy.... (Còn nữa)
Theo xahoi
Báo động trào lưu "chế ảnh" phản cảm chốn tôn nghiêm Thời gian gần đây, trào lưu xấu này không còn là một thú chơi âm thầm mà đã được nhiều người hưởng ứng trên các diễn đàn, các trang mạng xã hội. Thầy trò Đường Tăng đi thỉnh kinh được "thay hình đổi dạng" bằng những gương mặt người nổi tiếng, gây phản cảm cho người xem Hồn nhiên thể hiện... cái tôi...