Những nữ nghệ sĩ có vai diễn để đời với nhân vật văn học
Nhiều nhân vật văn học được xây dựng từ hình tượng có thực ngoài đời, sau đó được xuất hiện trên màn ảnh nhỏ – đã được các diễn viên thể hiện thành công.
1. Nhân vật chị Sứ (diễn viên Hiệp Định) – phim Hòn Đất
Trong bộ phim Hòn Đất của cố đạo diễn Hồng Sến (chuyển thể từ tiểu thuyết cùng tên của cố nhà văn Anh Đức), vai chị Sứ được giao cho Ngô Thị Hiệp Định (sinh năm 1954). Khi đó bà đang là giáo viên dạy sử của trường Trung học sư phạm TP.Hồ Chí Minh. Do sinh vào lúc hiệp định Geneva được ký nên bà có tên là Hiệp Định. Vai chị Sứ năm 1982 là lần đầu tiên Hiệp Định đóng phim.
Sau vai diễn để đời này, Hiệp Định quay lại với nghề dạy học dù nhận được không ít lời mời đóng phim khác. Suốt 30 năm qua, Hiệp Định vẫn giữ mái tóc dài mượt xõa kín bờ vai như thời đóng vai chị Sứ năm nào. Cô giáo dạy sử nay đã về hưu, hiện bà cùng chồng và con gái thứ hai sống trong một căn nhà ở phường Tân Phong, quận 7, Tp. Hồ Chí Minh.
2. Nhân vật chị Tư Hậu (NSND Trà Giang) – phim Chị Tư Hậu
Chị Tư Hậu là một trong những bộ phim đầu tay của Hãng phim truyện Việt Nam sản xuất năm 1962, được chuyển thể từ tác phẩm Một chuyện chép ở bệnh viện của nhà văn Bùi Đức Ái. NSND Trà Giang, người thủ vai chị Tư Hậu là lứa sinh viên đầu tiên của Trường Điện ảnh sân khấu Việt Nam. Đây là một trong những vai diễn được xem là kinh điển của nền điện ảnh Việt Nam, để lại nhiều ấn tượng trong lòng người xem, giúp NSND Trà Giang giành huy chương bạc Liên hoan Phim Quốc tế Moskva năm 1963.
Ngoài ra, NSND Trà Giang còn tham gia rất nhiều phim như Vĩ tuyến 17 ngày và đêm, Làng nổi, Người không biết nói, Ngày thánh lễ…, nhưng ấn tượng về vai diễn trong phim Chị Tư Hậu quá sâu sắc, khiến đến tận bây giờ nhiều người vẫn gọi bà bằng cái tên của nhân vật này. Sau bộ phim Dòng sông hoa trắng (1989-1990), NSND Trà Giang không còn tham gia điện ảnh mà chuyển sang làm kinh doanh, trở thành đại biểu Quốc hội khóa V, VI, VII và thử sức với lĩnh vực hội họa. Hiện NSND Trà Giang đang sống tại TP. Hồ Chí Minh. Con gái bà – Bích Trà – là một nghệ sĩ dương cầm nổi tiếng, từng giành nhiều giải thưởng cả trong và ngoài nước.
3. Nhân vật Mỵ (cố NSƯT Đức Hoàn) – phim Vợ chồng A Phủ
Cố NSƯT Đức Hoàn thuộc lớp nghệ sĩ đầu tiên của điện ảnh cách mạng Việt Nam. Bà sở hữu tài năng diễn xuất thiên phú và hàng loạt vai diễn ấn tượng. Một trong số đó là nhân vật Mỵ trong phim Vợ chồng A Phủ(1961). Năm ấy, khi vừa tốt nghiệp lớp diễn viên, Đức Hoàn lọt vào mắt xanh của đạo diễn Mai Lộc bởi vẻ đẹp của một thiếu nữ miền sơn cước và ngay lập tức được vào vai Mỵ. Đây là vai diễn đẹp và vinh quang nhất trong cuộc đời Đức Hoàn.
Là cô gái Hà Nội chính gốc nhưng Đức Hoàn đã thể hiện rất thành công vai diễn một thiếu nữ miền cao, gây ấn tượng mạnh mẽ cho khán giả, tạo ra sức sống lâu bền cho nhân vật dù đã hơn nửa thế kỉ trôi qua. Vai diễn xuất sắc này đem lại cho bà giải Bông sen Bạc tại LHP Việt Nam lần thứ hai năm 1973. Đức Hoàn cũng cho rằng các vai diễn về sau của mình như chị Hoan trong Đi bước nữa, vợ Đoàn trong Bình minh trên rẻo cao, Kiều Trinh trong Sao tháng Tám khó vượt nổi vai Mỵ. NSƯT Đức Hoàn mất vì bạo bệnh vào ngày 2/4/2003 tại Hà Nội, hưởng thọ 66 tuổi.
4. Nhân vật Thị Nở (diễn viên Đức Lưu) – phim Làng Vũ Đại ngày ấy
Thị Nở là một nhân vật kinh điển trong văn học Việt Nam và từng xuất hiện trong phim Làng Vũ Đại ngày ấy(1984), chuyển thể từ 3 tác phẩm văn học của nhà văn Nam Cao là Sống mòn, Chí Phèo và Lão Hạc. Vai diễn “người phụ nữ xấu nhất trên màn ảnh” được giao cho diễn viên Đức Lưu. Bà tham gia khá nhiều vai diễn, song được nhớ nhất là 2 vai chính trong phim Cô gái công trường và Làng Vũ Đại ngày ấy.
Sau vai Thị Nở, bà từ bỏ nghiệp diễn để về Thành ủy Hà Nội làm ở ban Đối ngoại, giữ chức thư ký thường trực của Ủy ban Đoàn kết với các nước. Thị Nở là vai diễn quá lớn trong cuộc đời làm nghệ thuật của Đức Lưu. Đã có lần bà ngỏ ý với đạo diễn Đặng Nhật Minh muốn đóng vai mẹ của Đặng Thùy Trâm trong phim Đừng đốt, nhưng đạo diễn sợ khi bà xuất hiện trên màn ảnh khán giả lại thốt lên: “Ô Thị Nở” thì hỏng. Năm 2012, nghệ sĩ Đức Lưu được phong tặng danh hiệu NSƯT khi đã ngoài 70 tuổi.
5. Nhân vật chị Dậu (diễn viên Lê Vân) – phim Tắt đèn
Nghệ sĩ Lê Vân, một cô gái Hà Nội quý phái đã vào vai chị Dậu trong bộ phim Tắt đèn (sản xuất năm 1981) của đạo diễn Phạm Văn Khoa một cách đầy thuyết phục. Nhân vật chị Dậu như được “tái sinh” qua diễn xuất đầy cảm xúc của Lê Vân. Vai diễn này đã đưa tên tuổi của diễn viên Lê Vân đến gần hơn với công chúng.
Sau nhân vật chị Dậu, Lê Vân còn đảm nhận một loạt vai diễn ấn tượng trong các bộ phim khác như Duyên trong Bao giờ cho đến tháng 10, Tuyên phi Đặng Thị Huệ trong Đêm hội Long Trì. Sau khi đóng phim Lời thề (1996), Lê Vân dừng lại ở nghiệp diễn (và nghiệp múa) khi mới 38 tuổi. Năm 2006, chị xuất hiện trở lại với cuốn tự truyện gây tranh cãi Lê Vân, yêu và sống.
6. Nhân vật Thị Mịch (diễn viên Yến Chi) – phim Giông tố
Một tác phẩm khác của nhà văn Ngô Tất Tố lại tiếp tục được các nhà làm phim xây dựng lại, đó là Giông tố. Bộ phim xoay quanh cuộc đời Thị Mịch, một cô gái quê mùa, sắp lấy chồng nhưng trớ trêu thay lại bị Nghị Hách hiếp dâm mà có thai. Từ đó, những biến cố trong cuộc đời ập đến. Trong phim, người ta vẫn nhắc đến NSND Trọng Khôi đầy ấn tượng qua vai diễn Nghị Hách và cũng không quên nhân vật Thị Mịch do Yến Chi thủ vai.
Video đang HOT
Yến Chi tốt nghiệp khoa diễn viên Trường Đại học Sân khấu Điện ảnh Hà Nội năm 1990 và được giữ lại trường giảng dạy, sau đó chuyển vào công tác tại TP.HCM. Hiện chị đang là Trưởng phòng đào tạo Trường Đại học Sân khấu Điện ảnh TP.HCM.
Dù không có nhiều vai diễn, nhưng nhắc đến Yến Chi, người ta nhớ ngay đến Thị Mịch trong phim Giông tố, Duyên trong Mảnh đất tình đời, và gần đây nhất là vai Nam Phương hoàng hậu trong Ngọn nến hoàng cung.
7. Nhân vật bác sĩ Đặng Thùy Trâm (diễn viên Minh Hương) – phim Đừng đốt
Năm 2009, hiện tượng văn học Nhật ký Đặng Thùy Trâm đã được tái hiện lại qua bộ phim Đừng đốt (ban đầu bộ phim mang tên Đừng đốt, trong đó có lửa). Nhân vật Đặng Thùy Trâm do diễn viên Minh Hương thể hiện.
Minh Hương sinh năm 1982, từng tốt nghiệp khoa tiếng Đức của Đại học Ngoại ngữ – Đại học Quốc gia Hà Nội. Hiện cô đang là Biên tập viên của một đài truyền hình. Mới đây, vai diễn bác sĩ Đặng Thùy Trâm đã mang về cho nữ diễn viên Minh Hương giải “Nữ diễn viên xuất sắc nhất” tại Liên hoan phim về lòng yêu nước thời chiến “Phòng tuyến Volokolamsk”, Nga.
Theo tamguong.vn
8 bà hoàng nổi bật trên màn ảnh Việt
Vào vai những người phụ nữ quyền lực nhất chỉ sau vua chúa, nhiều nữ diễn viên đã ghi dấu ấn trong lòng khán giả Việt.
Cho đến nay, phim cổ trang Việt chưa thực sự tạo được nhiều điểm nhấn trong lịch sử ngành điện ảnh nước nhà. Tuy nhiên, với những bộ phim riêng thì vẫn có những cá nhân gây ấn tượng tốt với tạo hình và diễn xuất. Đặc biệt, nói đến phim cổ trang, không thể không nhắc đến một tuyến nhân vật rất điển hình, đó là những "nữ nhân" của vua chúa - cũng là một phần không thể thiếu trong lịch sử. Cùng điểm lại một số diễn viên vào vai hoàng hậu, quý phi có nhiều dấu ấn trong các phim cổ trang Việt.
Lê Vân - Tuyên phi Đặng Thị Huệ trong "Đêm hội Long Trì"
Sau hang loat vai diên đê đơi tao nên hinh tương diu dang, chiu thương chiu kho, nghê sy Lê Vân đôt nhiên "lôt xac" đang kinh ngac vơi vai Tuyên phi Đăng Thi Huê trong Đêm hôi Long Tri. Đăng Thi Huê la nhân vât nôi tiêng trong lich sư, la giai nhân tuyêt săc va rât đươc chua Trinh Sâm yêu chiêu.
Lê Vân với vai diễn Tuyên phi Đặng Thị Huệ góp phần quan trọng vào thành công của Đêm hội Long Trì
Vôn la môt cô thôn nư ngheo khô, sau khi vao phu chua lam ty nư, ba lot đươc vao măt xanh cua chua Trinh va đươc chua rât sung ai. Đăng Thi Huê la môt ngươi phu nư nôi tiêng gây ra nhiêu tai ac trong phu chua Trinh va triêu đinh Hâu Lê, anh hương xâu đên tinh hinh chinh tri, xa hôi Viêt Nam luc bây giơ. Trong phim, Lê Vân co tao hinh kha sang trong va trau chuôt, diễn xuất của cô cũng lôt ta rât xuât săc môt Đăng Thi Huê xinh đep, biêt chiêu long chua va mưu tinh nhiêu cơ đô.
Thu Minh - Quý phi Lệ Liễu trong "Anh chàng vượt thời gian"
Lân đâu tiên ben duyên vơi điên anh, ca si Thu Minh đa đươc đao diên Minh Thuân ươm vao vai phan diên Quy phi Lê Liêu - môt ngươi phu nư co nhan săc khuynh thanh nhưng mưu mô, xao quyêt. Vơi ve đep quyên ru, săc lanh vôn co, Thu Minh rât dê dang hoa thân thanh công vao vai quy phi Lê Liêu nham hiêm, bât châp tât ca đê tra thu.
Trong phim, tao hinh cua Thu Minh thương đi theo gam mau chu đao hông va tim, thông nhât tư trang điêm, trang phuc đên trang sưc, phu kiên đi kem. Đăc biêt, cô ca si "Đương cong" con co dip khoe dang va body vơi nhưng canh tăm gơi cam.
Thu Minh vào vai một quý phi sắc sảo, mưu mô nhưng rất quyến rũ
Thụy Vân - Hoàng hậu Thanh Liên trong "Lý Công Uẩn - Đường tới thành Thăng Long"
Á hậu Thụy Vânla môt trong nhưng ngươi đep co bươc "chuyên nghê" kha thanh công vơi vai diên hoang hâu Thanh Liên trong Ly Công Uân - Đương tơi thanh Thăng Long. Trong phim, Thanh Liêm la môt cô gai con nha thương dân nhưng lai co ve đep phâm chât va tâm hôn vô cung cao quy, khiên vua Ly Công Uân say đăm va đưa vê lam hoang hâu.
Hoang hâu Thanh Liên la ngươi phu nư Viêt Nam đăc trưng vơi nhưng đưc tinh thuy chung, son săt, yêu chông, thương con va giau long vi tha. Hinh tương nhân vât nay vưa hay rât phu hơp vơi ve đep diu dang, thuc nư, mang đâm chât Á đông cua Á hâu Thuy Vân, vì thế cô không gặp quá nhiều khó khăn khi hóa thân vào nhân vật. Trong phim, tao hinh cua Thuy Vân kha gian di, hâu hêt cac canh cô măc quân ao thương dân do phai lưu lac bên ngoai cung. Gam mau chu đao xanh nươc biên cung khiên cho tao hinh cua cô nhe nhang, thanh thoat hơn.
Thụy Vân rất phù hợp vào vai Hoàng hậu Thanh Liên
Ngô Mỹ Uyên - Hoàng hậu Nghi Lan phim "Khát vọng Thăng Long"
Hoang hâu Nghi Lan - ngươi vơ thư 6 cua vua Lê Đai Hanh do Ngô My Uyên thu vai la nhân vât du không co nhiêu đât diên nhưng lai la nut thăt quan trong trong bô phim Khat vong Thăng Long. Ba chinh la ngươi ha sinh ra Lê Long Đinh - vi vua đa giêt anh trai minh đê soan ngôi.
Trong phim, Ngô My Uyên co tao hinh sang trong, quy phai, mang đâm khi chât vua chua. Đây cung la ân tương khiên khan gia luôn nhớ đến cô trong suôt ca bô phim.
Dù không có nhiều đất diễn nhưng tạo hình của Ngô Mỹ Uyên trong phim Khát vọng Thăng Long lại tạo ấn tượng sâu sắc
Lã Thanh Huyền - Nguyên Phi Trần Thị Dung trong "Trần Thủ Độ"
Nguyên phi Trân Thi Dung do La Thanh Huyên thu vai trong Trân Thu Đô la môt trong nhưng vương phi không thê không nhăc tơi. La bong hông sat canh bên Thai sư Trân Thu Đô trong suôt chiêu dai bô phim nên vai Trân Thi Dung co vi tri rât quan trong, đoi hoi diên viên phai co kha năng diên xuât va phong thai chuân mưc.
Tưng co kinh nghiêm diên xuât qua nhiêu bô phim nên La Thanh Huyên đa hoa thân rât thanh công vao vai Nguyên Phi này. Trong phim, cô co nhiêu tao hinh khac nhau, nhưng hâu như tao hinh nao cung đêu rât sang trong, quy phai, tôn lên ve đep rang rơ cua cô.
Tạo hình sang trọng của Lã Thanh Huyền trong vai Nguyên phi Trần Thị Dung
Giáng My - Phụng Càn Hoàng hậu trong "Huyền sử thiên đô"
Cung diên 1 vai la mâu thân cua vua Lê Long Đinh nhưng Phung Can Hoang hâu cua Giang My không hê giông vơi hoang hâu Nghi Lan trong Khat vong Thăng Long cua Ngô My Uyên. Do sư sach không ghi ro tên ba, chi ghi la "chi hâu diêu nư" nên dân đên rât nhiêu sư sang tao khác nhau vê nhân vât nay.
Vai Hoang hâu Phung Can cua Giang My được cho la môt ngươi phu nư tâp hơp đây đu nhưng đưc tinh tiêu biêu nhât cua phu nư Viêt Nam: tâm long nhân hâu, sư chiu đưng vô bơ bên nhưng rât khôn ngoan, kheo leo trươc nhưng biên cô. Tao hinh cua Giang My trong phim kha đơn gian nhưng vô cung trang nha, quy phai. Net đăm thăm cua "hoa hâu đên Hung" cang tôn lên ve đep cua nhân vât.
Diễm My rất xinh đẹp, quý phái nên việc tạo hình cho cô vào vai Hoàng hậu Phụng Càn không gặp quá nhiều khó khăn
Cao Thùy Dương - Hoàng hậu Ngọc Lâm trong "Về đất Thăng Long"
Vê đât Thăng Long tiêp tuc la môt bô phim noi vê Lê Long Đinh - vi vua cuôi cung cua nha Tiên Lê. Nhưng lân nay, cuôc sông xoay quanh Lê Long Đinh đươc khăc hoa ro net hơn, trong đo co vơ cua ông - Hoang hâu Ngoc Lâm do nư diên viên tre Cao Thuy Dương thu vai.
Ngoc Lâm la cô gai xinh đep, manh me va ham mê săc duc. Khi Long Đinh con la thai tư thi Ngoc Lâm la môt ngươi vơ mâu mưc cung gia đinh hanh phuc. Nhưng khi ông lên ngôi vua, xung quanh co qua nhiêu cung tân my nư, Ngoc Lâm trơ nên phong không chiêc bong, vi vây đa ngoai tinh vơi Minh Đê. Vơi vai diên co nôi tâm phưc tap va nhiêu biên chuyên như Ngoc Lâm, ngươi đep Cao Thùy Dương đa đươc đanh gia rât cao vê diên xuât khi hoan thanh vai diên rât xuât săc. Tao hinh cua cô trong phim kha đơn gian va trang nha vơi gam mau xanh chu đao.
Cao Thùy Dương được đánh giá là diễn tròn vai Hoàng hậu Ngọc Lâm. Tạo hình của cô không cầu kỳ nhưng vẫn tạo ấn tượng và phù hợp với hoàn cảnh
Vân Trang - Tuyên Từ Thái hậu trong "Thiên mệnh anh hùng"
Thiên mệnh anh hùng là bộ phim cổ trang Việt được đánh giá khá cao cả về nội dung, ngoại cảnh lẫn dàn diễn viên chất lượng. Phim kể về một giai đoạn lịch sử sau thảm họa Lệ Chi Viên nổi tiếng cùng với vụ án oan tru di tam tộc của gia tộc Nguyễn Trãi. Tuyên Từ Thái hậu Nguyễn Thị Anh được giao cho diễn viên trẻ Vân Trang đảm nhận.
Phim xoay quanh quá trình truy tìm bức huyết thư của một vị thái giám tiết lộ những uẩn khúc, nghi ngờ dẫn tới vụ án Lệ Chi Viên. Tất cả các phe phái trong triều đình đều lao vào cuộc tìm kiếm bức huyết thư ấy hòng có lợi thế trong cuộc đua giành ngôi báu. Thế lực mạnh nhất khi ấy là phe của Tuyên Từ Thái hậu (Vân Trang thủ vai) với những sát thủ võ nghệ cao cường do Trần tướng quân (Khương Ngọc đóng) chỉ huy, bất chấp cả những hành vi tàn ác nhất để bằng mọi giá có được bức huyết thư.
Vai Thái hậu Tuyên Từ của Vân Trang tuy không có nhiều đất diễn nhưng những trường đoạn của cô trong phim đều gây được ấn tượng bởi sự nhập tâm, sắc bén. Đây là một bước đột phá của nữ diễn viên sinh năm 1990 khi thể hiện khá "ngọt" vai diễn một nhân vật có tiếng trong lịch sử.
Theo Baodatviet.vn
Những vương phi xinh đẹp trong phim cổ trang Việt Lê Vân, Diễm My, Ngô Mỹ Uyên, Thụy Vân, Vân Trang... có có cơ hội hóa thân vào vai hoàng hậu, phi tần với xiêm y lộng lẫy, gâu ấn tượng khó phai trong lòng khán giả. Lê Vân vai Tuyên phi Đặng Thị Huệ Ngôi sao của nhiều vai diễn để đời như chị Dậu trong phim cùng tên, Duyên trong Bao...