Những nữ CSGT thân thiện
Từ đầu tháng 10.2013 đến nay, Công an TP.Hà Nội huy động nhiều nữ cảnh sát giao thông (CSGT) tham gia điều tiết giao thông trên các tuyến phố nội thành.
Nhân kỷ niệm 52 năm ngày truyền thống lực lượng Cảnh sát nhân dân (20.7.1962 – 20.7.2014), phóng viên Thanh Niên đã tiếp cận những hình ảnh mới của CSGT thủ đô, gây được nhiều thiện cảm cho người đi đường.
Nữ cảnh sát đứng phân làn như thường lệ. Cô cho biết, rất vinh dự được tham gia điều tiết
giao thông vào dịp thi đại học, góp phần nhỏ bé của mình nhằm giảm ùn tắc
Video đang HOT
Thiếu úy Nguyễn Mai Huyền, đội CSGT số 2 – thuộc phòng CSGT Công an Hà Nội điều tiết
giao thông tại ngã tư Liễu Giai-Kim Mã dưới mưa lạnh – Ảnh: Kiên Quyết
Nguyễn Phương Dung sinh năm 1994, hiện đang là chiến sĩ thực tập tại đội 3, Phòng CSGT
Công an Hà Nội. Hằng ngày cô có mặt tại đội từ 5 giờ sáng để nhận nhiệm vụ
Nhiệm vụ chính của Dung là làm việc tại tổ chỉ huy, tiếp dân, xử lý hành chính các vi phạm.
Buổi chiều cô hướng dẫn giao thông, phân làn đường tại ngã tư Ô Chợ Dừa – Xã Đàn
Ảnh: Hải Xuân
Theo TNO
Nữ CSGT cao tay trị... "ma men"
Mới vào nghề được 2 năm nhưng Thượng sĩ Cao Thị Ngọc Hiền - Đội CSGT TP Đồng Hới, một CSGT trẻ đã khiến nhiều người biết đến bởi cách xử lý vi phạm sáng tạo trong với đối tượng vi phạm Luật Giao thông say xỉn. "ma men".
Trong trang phục dân sự, nếu không được lãnh đạo Đội CSGT Đồng Hới giới thiệu thì chúng tôi không thể nhận ra nữ CSGT đã từng một mình đối mặt với các vi phạm về TTATGT mà nếu đo nồng độ cồn thì đều bỏ xa mức xử phạt hành chính ở khung cao nhất. "Nhiều trường hợp, nếu không mềm dẻo thì không thể nào xử phạt được anh ạ" - Thượng sĩ Hiền chia sẻ.
Thượng sĩ Cao Thị Ngọc Hiền
Được biết, mới đây, khi tham gia tổ công tác thực hiện chiến dịch xử lý người tham gia giao thông sử dụng rượu, bia, Thượng sĩ Hiền được giao nhiệm vụ lập biên bản xử lý các trường hợp vi phạm.
"Có trường hợp, do quá chén, nhất quyết cho rằng mình không đi xe ngược chiều mà chỉ... dắt bộ xe trên đường. Thế rồi, bác ấy vẫn nhất quyết không nhận lỗi, không khai tên, không xuất trình giấy tờ và đặc biệt là không chịu đo nồng độ cồn. Không cách nào khác, em quyết định chờ thêm một thời gian, để người vi phạm bình tĩnh lại.
Gần 1h sau, chờ bác đỡ căng thẳng, em mới hỏi chuyện thì bác nói hồi tối đi uống rượu với bạn về, đi ngược chiều, tới đây thấy CSGT liền dừng xe dắt bộ nhưng bị bắt. Em nói bác gọi điện về nhà cho vợ tới đón về. Một lúc sau, vợ bác tới xác nhận hành vi vi phạm của chồng mình, khai tên tuổi địa chỉ, rồi khuyên chồng ký vào biên bản vi phạm", Thượng sỹ Hiền cho biết.
Cũng theo nữ CSGT trẻ này thì đó chỉ là một trong số cả chục trường hợp "ma men" mà Thượng sĩ Hiền gặp phải trong các lần đi cùng tổ công tác xử lý vi phạm trên địa bàn.
Cách mà Thượng sĩ Hiền luôn vận dụng là với những người đã say rượu, bia cách tốt nhất là cứ xử lý những trường hợp khác trước và để họ ngồi nghỉ 1-2 tiếng, trong trường hợp đối tượng vi phạm cố tình bất hợp tác sẽ vận động người dân chứng kiến và làm chứng cho hành vi của đối tượng vi phạm để xử lý.
"Xử lý người vi phạm giao thông bình thường đã không đơn giản vì đối tượng vi phạm thường viện dẫn khá nhiều lý do bao biện. Với người say còn khó hơn gấp nhiều lần" - Thượng sĩ Hiền chia sẻ. Không ít lần Thượng sĩ Hiền bị người vi phạm giao thông say rượu bia la mắng, gây sự nhưng những lúc như thế chị vẫn hoàn thành tốt nhiệm vụ bằng sự nữ tính nhẹ nhàng thuyết phục người tỉnh làm chứng chứ không đôi co với người say.
Theo Giao thông Vận tải
Chiêu kiếm tiền tỷ của nữ trung úy CSGT Ngày 23/11/2013, công an tỉnh Khánh Hòa đã đề nghị truy tố nguyên Trung úy CSGT Lê Thị Minh Trang vì có hành vi tham ô hơn 2 tỷ đồng. Nguyên Trung úy CSGT Lê Thị Minh Trang Theo điều tra của cơ quan công an tỉnh Khánh Hòa, mức lệ phí đăng ký biển số xe theo quy định: Xe có giá...