Những nữ công nhân thành phố Cảng vinh dự được gặp Bác Hồ
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn dành sự quan tâm đặc biệt cho TP Hải Phòng với 9 lần về thăm, làm việc, chỉ đạo phong trào cách mạng của Đảng bộ, chính quyền, quân và dân TP Hải Phòng.
Ngày 29.4.1967, Chủ tịch Hồ Chí Minh ký lệnh thưởng Huân chương Độc lập hạng Nhất cho quân và dân Hải Phòng. Ngày 15.3.1968, Người viết thư khen quân và dân Hải Phòng bắn rơi 200 máy bay Mỹ. Người tặng TP Hải Phòng lá cờ mang dòng chữ vẻ vang “Trung dũng quyết thắng”. Những lời dạy của Người là di sản vô cùng quý giá, là kim chỉ nam cho mọi hành động của các cán bộ, đảng viên, quân và dân thành phố Cảng anh hùng. Những người con ưu tú của Hải Phòng may mắn được gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh đều nhớ những lời căn dặn của Người.
Bác Hồ thăm Cảng Hải Phòng
Trong những ngày tháng 5 lịch sử, những kỉ niệm với Bác Hồ vẫn còn vẹn nguyên trong kí ức bà Trương Thị Len (82 tuổi, trú tại phố Nguyễn Tường Loan, quận Lê Chân, TP Hải Phòng). Bà Len vinh dự từng 7 lần được gặp Bác Hồ. Bà Trương Thị Len sinh ra trong gia đình có bố mẹ đều là công nhân. Năm 1955, khi 17 tuổi, bà Len làm công nhân của Nhà máy Xi măng Hải Phòng. Nữ công nhân Trương Thị Len đạt thành tích 3 năm liền là chiến sỹ thi đua của nhà máy. Những sáng kiến của bà Len và đồng nghiệp giúp Nhà máy Xi măng Hải Phòng trở thành điểm sáng trong phong trào thi đua sản xuất.
Lần đầu tiên, bà Trương Thị Len vinh dự được gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh là ngày 30.5.1957. Khi ấy, cô công nhân phân xưởng máy đá, Nhà máy Ximăng Hải Phòng vừa tròn 19 tuổi. Tại Đại hội thi đua yêu nước lần thứ 2 năm 1958 diễn ra tại Hà Nội, bà Trương Thị Len vinh dự được gặp lại Bác. Năm 1959, trong đêm văn nghệ chào mừng Tổng thống Indonesia Xu-các-nô sang thăm Việt Nam, bà Trương Thị Len là đại diện của Đoàn Thanh niên Hải Phòng tham dự. Đây là lần thứ 3 bà Len được gặp Bác. Lần thứ 4, bà gặp Bác Hồ tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ 3 diễn ra tháng 10/1960. Bác Hồ chụp ảnh với đoàn đại biểu trẻ dự đại hội, bà Len là đại biểu nữ duy nhất.
Bác Hồ nói chuyện với công nhân Nhà máy cơ khí Duyên Hải
Kỷ niệm đáng nhớ và xúc động nhất là khi bà Len gặp Bác vào dịp sinh nhật 73 tuổi của Người. Tại kỳ họp Quốc hội khóa 2 vào tháng 5.1963, bà Len tham dự với vai trò đại biểu Quốc hội Hải Phòng. Trước kỳ họp, Trung ương Đoàn cử một đoàn đại biểu trẻ và đề nghị Trương Thị Len thay mặt tuổi trẻ cả nước chúc thọ Bác. Ấn tượng với lời chúc của nữ thanh niên Hải Phòng nhỏ bé: “Thưa Bác, hôm nay mừng thọ Bác, chúng cháu thay mặt thanh niên cả nước kính chúc Bác mạnh khỏe, sống lâu, sống mãi”, Bác Hồ đọc câu thơ: “Bảy mươi ba tuổi vẫn còn xuân/ Sức khỏe còn nhiều phục vụ dân”. Sau khi phát biểu, cô bé Trương Thị Len xin phép được ôm hôn Bác. Bác cười và nói “Đây là cô bé thứ hai xin được hôn Bác, cô bé thứ nhất là một cô trong đoàn văn công Liên Xô sang biểu diễn ở nước ta.
Video đang HOT
Tại kỳ họp Quốc hội khóa 2, bà Len trình bày tham luận tại kỳ họp: “Làm thế nào tạo điều kiện cho công nhân học tập, nâng cao trình độ, hiểu biết về chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, nhà nước”. Sau đó, Bác Hồ tóm tắt lại nội dung, trực tiếp chỉ đạo các bộ, ban, ngành có giải pháp tạo điều kiện cho công nhân có thời gian học tập, nâng cao trình độ.
Lần thứ 7 bà Trương Thị Len được gặp Bác Hồ là khi bà được cử đi học lớp đào tạo cán bộ công đoàn tại Hà Nội. Tại buổi gặp mặt nhân ngày Quốc khánh 2.9.1963, bà Len vinh dự chụp ảnh với Bác. Nghe tin cô công nhân được theo học lớp bồi dưỡng cán bộ, Bác Hồ nói: “Bác mừng cho cháu. Làm cán bộ thì tốt thôi, nhưng cháu nhớ là không được mất chất công nhân”. Lời căn dặn của Bác Hồ luôn theo bà Trương Thị Len trong suốt thời gian công tác vàtrong cuộc sống. Khắc ghi lời dạy của Bác Hồ, bà Trương Thị Len luôn luôn “giữ chất công nhân” vàgắn bó, gần gũi với người lao động…
Bà Trương Thị Len kể chuyện về những lần gặp Bác Hồ
Một trường hợp khác vinh dự được gặp và chụp ảnh lưu niệm với Bác Hồ là bà Trần Thanh Nhàn, 75 năm tuổi đời, 58 năm tuổi Đảng, trú tại Hoàng Quý, quận Lê Chân, TP Hải Phòng. Năm 1961, khi 16 tuổi, bà Nhàn tham gia Đoàn Thanh niên TP Hải Phòng dự Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ 3 (diễn ra từ 23-25.3.1961) tại Thủ đô Hà Nội. Trong ngày làm việc thứ 2, Đại hội nhận được thông tin Bác Hồ sẽ tới dự. Lúc này, cả hội trường hồi hộp chờ đợi được gặp Bác. Bác rất giản dị với chiếc áo ka ki cũ, râu bạc trắng, chân đi đôi dép cao su. Khi vừa thấy Bác xuất hiện, cả hội trường đồng loạt vỗ tay chào mừng và đồng thanh hô “Bác Hồ muôn năm”, “Hồ Chủ tịch muôn năm” vang vọng. Bác vẫy chào mọi người rồi đi đến vị trí danh dự. Tới dự Đại hội còn có Bác Tôn Đức Thắng, Thủ tướng Phạm Văn Đồng, Đại tướng Nguyễn Chí Thanh.
Khi đại hội giải lao, Bác vừa bước ra cửa, mọi người đến quây quần bên Bác và đề nghị được chụp ảnh cùng Người. Bà Nhàn với dáng người nhỏ nhắn nên được Bác ưu tiên cho đứng gần. Bác hỏi: Cháu tên gì, ở đơn vị nào. Lúc đứng gần Bác, với tâm trạng hồi hộp, bà Nhàn thưa: Cháu tên Nhàn, ở thành phố Hải Phòng. Nhiều đại biểu lần đầu được gặp Bác nên ai cũng đều muốn gần Bác nên không khí rất ồn ào. Thấy vậy, Bác liền vẫy tay ra hiệu bảo mọi người trật tự. Sauk hi chụp ảnh xong, Bác căn dặn các đoàn viên nhiều điều.
Bà Trần Thị Nhàn (đứng cạnh Bác Hồ) chụp lưu niệm với Bác Hồ.
Sau Đại hội, nữ Đoàn viên trẻ tiếp tục công việc tại Hợp tác xã Hồng Thắng (HTX may mặc đồ xuất khẩu sang Liên Xô và các nước Đông Âu) và luôn ghi nhớ và làm theo lời Bác dặn: phải cần cù lao động, tích cực trong học tập. Trẻ tuổi nhưng có nhiều giải pháp nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, năm 17 tuổi, công nhân Trần Thanh Nhàn vinh dự được kết nạp Đảng. Đến năm 1965, khi tuổi 20, bà Nhàn được cử đi học TrườngTrung cấp Dược Trung ương, được nhà trường giữ lại làm giảng viên nhưng bà xin về Hải Phòng giảng dạy tại Trường Trung cấp Y tế vHải Phòng (nay là Cao đẳng Y tế Hải Phòng. Bà Nhàn làm công tác giảng dạy đến khi nghỉ hưu năm 1993. Bà Nhànluôn tự hào về những năm tháng tuổi trẻ cống hiến, sôi nổi đặc biệt là kỷ niệm được gặp Bác Hồ. Gần 60 năm trôi qua nhưng bức ảnh chụp cùng Bác Hồ vẫn luôn được bà Nhàn trân trọng, lưu giữ cẩn thận như báu vật thiêng liêng.
Cảng Hải Phòng: Không thoái vốn nhà nước trong năm 2020
Nhiều nhà đầu tư trông chờ cơ hội kiếm lời từ hoạt động thoái vốn nhà nước tại Công ty cổ phần Cảng Hải Phòng. Tuy nhiên, theo kế hoạch, việc thoái vốn sẽ không diễn ra trong năm 2020.
Cảng Hải Phòng được cổ phần hóa hóa năm 2014 và có vốn điều lệ 3.269 tỷ đồng, phần vốn nhà nước do Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) nắm giữ chiếm 92,56% vốn điều lệ. Là cảng biển lớn nhất miền Bắc, Cảng Hải Phòng có nhiều tiềm năng tăng trưởng và thu hút sự chú ý của giới đầu tư.
Trong bối cảnh các đợt thoái vốn nhà nước vài năm đây thường tạo sóng cổ phiếu, lâu lâu các nhà đầu tư lại xôn xao đồn đoán về thông tin thoái vốn, giảm tỷ lệ sở hữu nhà nước tại Cảng Hải Phòng.
Thực tế, nhà đầu tư trên thị trường có cơ hội kiếm lời từ nhiều đợt thoái vốn của Nhà nước, do đó, việc mong đợi thông tin thoái vốn từ các doanh nghiệp có nhiều tiềm năng là điều dễ hiểu.
Trao đổi với phóng viên Báo ầu tư Chứng khoán, Cảng Hải Phòng cho biết, theo thông báo kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về kết quả tái cơ cấu và phương án cổ phần hóa Vinalines ngày 30/12/2016, Cảng Hải Phòng là doanh nghiệp do Vinalines nắm giữ từ 65% vốn điều lệ trở lên.
Cảng Hải Phòng đã thực hiện cổ phần hóa từ tháng 7/2014 và hiện nay, vốn góp của Nhà nước (thông qua Vinalines) là 92,56%. Chủ trương thoái vốn nhà nước tại công ty này là quyết định của các cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
Thông tin từ Vinalines, theo kế hoạch tái cơ cấu được phê duyệt, Công ty mẹ - Tổng công ty sẽ tiến hành thoái vốn tại 13 doanh nghiệp thành viên trong năm 2020.
Vinalines dự kiến sẽ giảm tỷ lệ sở hữu tại CTCP Vận tải biển Việt Nam (VOS) từ 51% xuống 49%, tại CTCP Vận tải biển Vinaship (VNA) từ 51% xuống 36%, tại CTCP ầu tư Cảng Cái Lân (CPI) từ 56,58% xuống 51%, tại Công ty TNHH Vận tải hàng công nghệ cao giảm từ 56% xuống 51%.
Tổng công ty sẽ thoái vốn toàn bộ tại 7 doanh nghiệp gồm CTCP Vận tải và thuê tàu biển Việt Nam (VST, 49%), CTCP Vận tải biển Hải Âu (SSG, 26,46%) CTCP Hợp tác lao động với nước ngoài (ILC, 24,9%), CTCP ầu tư và thương mại hàng hải (12,94%), CTCP Hàng hải ông ô (DDM, 48,97%), CTCP Vận tải biển và thương mại Phương ông (NOS, 49%) và CTCP Vinalines Nha Trang (98,34%).
Ngoài ra, Vinalines dự kiến thoái 300.000 cổ phần tại CTCP Phát triển khu công nghiệp Tín Nghĩa (TIP) và hơn 47.800 cổ phần tại Tổng công ty Thương mại kỹ thuật và đầu tư (PEG).
Hiện tại, trong kế hoạch năm 2020, không có nội dung thoái vốn nhà nước tại Cảng Hải Phòng.
Chia sẻ thêm về vấn đề thu hút nhà đầu tư chiến lược, Cảng Hải Phòng cho biết, mục đích lựa chọn nhà đầu tư chiến lược khi cổ phần hóa là mong muốn tìm kiếm nhà đầu tư có uy tín, có năng lực tài chính, có sự cam kết gắn bó lâu dài và có khả năng hỗ trợ Công ty trong hoạt động sản xuất - kinh doanh về phát triển thị trường khai thác cảng, nâng cao năng lực tài chính, quản trị doanh nghiệp; quản lý, đào tạo nguồn nhân lực; cung ứng nguyên nhiên vật liệu; chuyển giao công nghệ mới, hiện đại...
Tại thời điểm cổ phần hóa, VietinBank có đăng ký tham gia là nhà đầu tư chiến lược. Tuy nhiên, do còn vướng mắc những quy định từ phía ngân hàng về đầu tư ngoài ngành nên cuối cùng VietinBank không tham gia.
Hiện chưa có chủ trương thoái vốn nhà nước tại Cảng Hải Phòng, do vậy chưa lựa chọn các cổ đông chiến lược. Khi có chủ trương thoái vốn, Công ty sẽ công bố thông tin ra công chúng.
áng chú ý, Cảng Hải Phòng đang hạch toán, quản lý và khai thác hai cầu cảng số 4, số 5 thuộc bến cảng Chùa Vẽ.
ây là tài sản Nhà nước đầu tư bằng vốn vay ODA, sau đó bàn giao cho Công ty quản lý, khai thác. Tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp để cổ phần hóa, giá trị 2 cầu cảng chưa được kết toán.
ến nay, vấn đề xử lý giá trị 2 cầu cảng này chưa kết thúc, dẫn tới báo cáo tài chính năm 2019 của Cảng Hải Phòng có ý kiến ngoại trừ.
Theo đó, Cảng Hải Phòng ghi nhận giá trị tài sản này là 150 tỷ đồng. Công ty tạm ghi nhận giá trị các khoản vay liên quan đến các tài sản này và chi phí lãi vay phải trả ước tính tại 31/12/2019 lần lượt là 383 tỷ đồng và 204 tỷ đồng.
Công ty đang chờ phê duyệt chính thức của Bộ Tài chính về phương án vay, trả nợ và sẽ điều chỉnh báo cáo tài chính nếu cần thiết.
Hải quan hỏa tốc tìm chủ nhân siêu xe bị "bỏ rơi" ở cảng Hải Phòng Hải quan Hải Phòng cho biết, chỉ còn 2 ngày là hết thời hạn mà chủ hàng được phép đến tiếp nhận siêu xe Ferrari đang bị "bỏ rơi" tại cảng. Nhiều siêu xe hiệu Ferrari, Lamborghini... bị hải quan Hải Phòng tịch thu sung công. Ảnh minh họa Ngày 7/5/2020, một cán bộ thuộc Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Đình...